Biện pháp 2: Giảm lượng hàng tồn kho:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH MTV cao su Eah'Leo (Trang 118)

Công ty nên thực hiện chính sách giảm lượng hàng tồn kho xuống để giảm bớt chi phí trong khâu quản lý, bảo quản. Để giảm lượng hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo hiệu quả trong chính sách lợi nhuận thì công ty có thể làm như sau:

- Sau khi sản phẩm mủ thu về và qua chế biến thành thành phẩm để bán thì công ty nên cân đối xem xét bán sản phẩm với giá hiện tại trên thị trường với mức sản lượng là bao nhiêu để có doanh thu trả lương cho cán bộ công nhân viên, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng có sở hạ tầng,... Khi tính toán trang trãi mọi vấn đề hoạt động kinh doanh diễn ra ở công ty thì sẽ xem xét sản lượng còn lại là bao nhiêu, với sản lượng còn lại đó công ty nên giữ lại lưu kho để chờ thời cơ giá mủ tăng lên thì bán hay bán

ngay trong thời điểm đó, nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. Tuy nhiên để làm được điều này công ty nên có bộ phận chuyên phân tích tình hình giá mủ cao su trên thị trường, xem xét xu hướng biến động của giá mủ để có chính sách và đưa ra thời điểm bán sản phẩm đúng nhất.

- Để giảm thiểu rủi ro nếu xảy ra tình trạng lưu kho sản phẩm nhằm chờ giá mủ lên cao thì bán nhưng giá mủ không tăng mà thấp hơn mong đợi và khó bán ra thì trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty nên tự tìm cho mình thị trường tiêu thụ sản phẩm mủ ở bên ngoài càng nhiều càng tốt, chứ không chỉ mong đợi ở Tập Đoàn. Có càng nhiều thị trường thì sẽ tránh được tình trạng ép giá và nếu không bán được sản phẩm cho đơn vị này thì có thể bán được sản phẩm cho đơn vị khác và điều này sẽ giúp công ty tránh được tình trạng ứ đọng sản phẩm không mong muốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH MTV cao su Eah'Leo (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)