Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua Bảng cân đối kế toán:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH MTV cao su Eah'Leo (Trang 26)

a. Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản

Phân tích kết cấu tài sản cũng như đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành nên tổng tài sản để thấy được tính hợp lý của việc phân bố tài sản và trình độ sử dụng trong các giai đoạn của quá trình sản xuất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết cấu tài sản bao gồm : * Tài sản ngắn hạn (TSNH)

+ Vốn bằng tiền: Tùy theo đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp cần phải duy trì số dư quỹ hợp lý nhằm đảm bảo các nhu cầu giao dịch kinh doanh cũng như thanh toán các khoản nợ mà không mất đi những cơ hội kinh doanh khác. Xu hướng chung, vốn bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực vì để đảm bảo cơ hội kinh doanh không nên dự trữ lượng tiền mặt lớn mà đưa vào lưu thông nhằm tăng vòng quay vốn. Nhưng theo khía cạnh khả năng thanh toán thì gia tăng vốn bằng tiền đảm bảo an toàn cho khả năng thanh toán.

+ Đầu tư tài chính ngắn hạn: là giá trị của các khoản đầu tư có thời hạn không quá một năm như: chứng khoán ngắn hạn, vốn góp liên doanh ngắn hạn, cho vay ngắn hạn… Nếu giá trị khoản này tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng liên doanh và đầu tư vào lĩnh vực tài chính.

+ Các khoản phải thu: là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các doanh nghiệp khác, khách hàng, công nhân viên… nắm giữ. Tỷ trọng khoản này tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, tăng chi phí cơ hội.

+ Hàng tồn kho: là giá trị tài sản của doanh nghiệp nằm trong khâu dự trữ. Hàng tồn kho có thể là nguyên vật liệu, hàng hóa hay thành phẩm tồn kho. Việc dự trữ thường xuyên liên tục hợp lý đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, đảm bảo có cơ hội kinh doanh trong tương lai. Hàng tồn kho tăng lên do quy mô sản xuất mở rộng và thực hiện tốt các định mức dự trữ thì khả năng quản trị tài sản lưu kho được đánh giá là tốt. Ngược lại, việc dự trữ

hàng tồn kho quá nhiều hay quá ít sẽ không đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, thể hiện năng lực quản trị tài sản lưu kho của nhà quản trị không tốt. *Tài sản dài hạn (TSDH)

+ Các khoản phải thu dài hạn: phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn, và các khoản phải thu dài hạn khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm.

+ Tài sản cố định (TSCĐ): phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định tại thời điểm báo cáo. Theo xu hướng chung, TSCĐ phải tăng về số tương đối lẫn số tuyệt đối vì nó thể hiện tăng quy mô sản xuất, đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật.

+ Bất động sản đầu tư: phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo.

+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo như: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh đầu tư khác tại thời điểm báo cáo.

b. Phân tích sự biến động và kết cấu nguồn vốn

Phân tích sự biến động và kết cấu nguồn vốn nhằm xem xét tỷ trọng từng bộ phận chiếm trong tổng nguồn vốn cũng như sự biến động của chúng, từ đó thấy được tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

Kết cấu nguồn vốn bao gồm : * Nợ phải trả

+ Nguồn vốn tín dụng: là giá trị các khoản vay, nợ ngắn hạn và dài hạn. Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì nguồn vốn tín dụng tăng lên được xem là tốt. Ngược lại, doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả thì việc tăng nguồn vốn tín dụng có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

+ Các khoản vốn chiếm dụng: là giá trị các khoản mà doanh nghiệp nợ trong thời gian nhất định của khách hàng, công nhân viên… Các khoản này nhiều hay

ít, tăng hay giảm không thể đánh giá tốt hay xấu mà phải xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

* Nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH)

Là giá trị VCSH trong tổng nguồn vốn. NVCSH chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập đối với các chủ nợ cao. Ngược lại, tỷ trọng này thấp thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính không tốt.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH MTV cao su Eah'Leo (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)