3.2.1. Cơ sở của biện pháp
Trong sản xuất kinh doanh thường mua trả trước và thanh toán chậm cho các doanh nghiệp khác. Việc làm này phát sinh các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải trả trước cho người bán. Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường nhưng cũng mang đến rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp phải có chính sách quản lý các khoản phải thu của mình một cách hợp lý.
Thực tế cho thấy công tác quản lý các khoản phải thu của công ty chưa được chặt chẽ. Các khoản phải thu cứ tiếp tục tăng lên cao qua các năm.
3.2.2. Mục đích của biện pháp
+ Thu hồi vốn bị chiếm dụng, tăng vòng vay vốn, trả lãi vay.
+ Tăng vòng quay vốn lưu động và giảm số ngày doanh thu thực hiện
+ Tăng nguồn vốn tự tài trợ cho đầu tư dài hạn của công ty.
3.2.3. Nội dụng của biện pháp
Qua bảng cân đối kế toán ta thấy các khoản phải thu nợ ngắn hạn của công ty đều tăng lên cao qua các năm. Khoản phải thu của khách hàng và trả trước cho người bán tăng lên làm cho tổng các khoản phải thu ngắn hạn tăng theo. Do đó công ty cần phải tìm ra giải pháp để thu hồi nợ tốt.
ĐVT: đồng
Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền % Số tiền %
Các khoản phải thu 24,082,957,169 29,718,397,864 132,317,562,272 5,635,440,695 23.40 102,599,164,408 345.24
1.Phải thu khách hàng 3,591,057,334 13,710,385,494 68,744,317,892 10,119,328,160 281.79 55,033,932,398 401.40 2.Trả trước cho người bán 9,151,163,908 9,583,251,752 24,435,511,087 432,087,844 4.72 14,852,259,335 154.98 3.Các khoản phải thu khác 1,991,735,927 6,424,760,618 39,137,733,293 4,433,024,691 222.57 32,712,972,675 509.17 Nhận xét:
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy các khoản phải thu khách hàng tăng lên đáng kể, năm 2011 chỉ tăng lên so với năm 2010 là 23.4% thì sang năm 2012 đã tăng lên 345.24%. Khoản trả trước cho người bán còn tăng cao hơn nữa, so với năm 2010 thì năm 2011 tăng 281.79% thì sang năm 2012 tăng lên đến 401.4%. Đồng thời các khoản phải thu khác cũng tăng vượt bậc, so với năm 2010 thì năm 2011 tăng 222.57%, đến năm 2012 thì tăng lên đến 509.17%. Qua đây ta thấy hiện công ty đang bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều, và nếu cứ để tình trạng này tiếp tục thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó công ty cần có biện pháp để giảm các khoản phải thu xuống.
Các biện pháp thực hiện:
- Đối với khoản phải thu của khách hàng:
Khoản phải thu này chủ yếu là từ các đơn vị mua sản phẩm mủ cao su ở bên ngoài không thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam. Để giảm khoản phải thu này xuống xông ty cần đưa ra thời gian thanh toán cụ thể, rõ ràng, nên rút ngắn thời gian thanh toán xuống vì hiện tại thì công ty đang thực hiện chính sách bán sản phẩm mủ cao su cho các đơn vị bên ngoài và thường cuối năm mới nhận tiền thanh toán. Ngoài ra nếu có các đơn vị mua mà không thanh toán đúng thời hạn thì nên đưa ra chính sách lãi suất để kích thích họ nhanh chóng trả tiền.
- Đối với khoản phải trả trước cho người bán:
Công ty cần cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng việc trả trước cho người bán. Nếu bắt buộc phải ứng tiền trước cho người bán thì công ty nên thương lượng với bên bán và trả trước một khoản nhất định chứ không nên thanh toán hết một lần.
- Đối với các khoản phải thu khác:
Ba năm vừa qua công ty đang đầu tư dự án trồng cây cao su ở Campuchia, đây là giai đoạn ban đầu nên khoản chi dự án, chi đầu tư xây dựng cơ bản chưa thể thu hồi về được. Tuy nhiên sang những năm tới dự án đã đi vào hoạt động bình thường và mang lại lợi nhuận thì công ty cũng nên nhanh chóng thu hồi về các khoản chi này góp nhần làm giảm khoản phải thu của công ty xuống.