Vai trò của du lịch làng quê trong bảo tồn các giá trị văn hóa

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống (Trang 34)

6. Bố cục của luận văn

1.2.3.Vai trò của du lịch làng quê trong bảo tồn các giá trị văn hóa

truyền thống

Du lịch nông nghiệp - làng quê trên thế giới rất được coi trọng vì đã chứng minh được sự đóng góp to lớn không những về mặt kinh tế mà còn về các mặt xã hội, góp phần bảo vệ các giá trị môi trường tự nhiên, văn hóa và lịch sử. Trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa các nước đều dùng giải pháp này để giảm thiểu khoảng cách bất công giàu nghèo về khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn khi chỉ chú trọng thái quá đến sự phát triển bất động sản đô thị và xây dựng các khu công nghiệp .Thực chất đây là một hình thức phát triển mối giao hòa về mặt tự nhiên, văn hóa và con người giữa các đô thị và nông thôn thông qua việc đến ở (homestay) hoặc tham quan có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương tại từng nông hộ gia đình hoặc trang trại. Bên cạnh đó còn được thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh và tham gia văn hóa đồng quê nên du lịch làng quê đã được khẳng định là một hình thức du lịch mang tính cộng đồng bình đẳng và bền vững. Do tầm quan trọng về mặt xã hội và kinh tế nên họat động du lịch nông nghiệp bắt đầu từ Châu Âu đã được mở rộng khắp trên toàn thế giới với sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ về chính sách vĩ mô như Quy hoạch, tài chính, luật pháp, thương mại và quảng cáo. Các chính phủ của các nước đã hướng sự quan tâm của cộng đồng toàn xã hội vào phát triển du lịch

nông nghiệp – Agritourism.danh từ này có thể dùng khác nhau. Ở Ý là “Agri- tourismo (du lịch nông nghiệp), ở Mỹ là “Homestead”(du lịch trang trại), ở Nhật là “Green-tourism”(du lịch xanh) “vì các sản phẩm (sản vật) dùng cho du khách bắt buộc phải được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ mang tính bản địa.

Yếu tố hàng đầu của một sản phẩm du lịch là sức hấp dẫn khách du lịch .Đối với du lịch nông nghiệp làng quê, lịch sử và văn hóa hình thành sản vật giữ một vai trò chính yếu. Đế tạo ra các sản vật mang tính hàng hóa nên mỗi sản vật đều có lịch sữ về nguồn gốc và lịch sử văn hóa canh tác, nuôi trồng , sơ chế , chế biến và quá trình thương mại hóa sản phẩm. Nói cách khác các sản vật mang tính văn hóa địa phương đã được các cộng đồng dân cư nông nghiệp của các làng quê sản sinh ra theo dòng lịch sử tồn tại của mình và rất gắn kết sâu sắc với thiên nhiên bản địa . Đó chính là nguồn tài nguyên vô tận để tạo ra các sản phẩm rất hấp dẫn cho du khách nếu biết tổ chức và khai thác vì ngòai yếu tố thiên nhiên còn là sản phẩm của trí tuệ và kinh nghiệm của cả một cộng đồng nông nghiệp làng xóm đã tạo ra các làng nông nghiệp truyền thống với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của mình .Với cách hiểu như trên thì làng nghề nông nghiệp truyền thống không chỉ bao gồm các sản phẩm từ các nghề thủ công mỹ nghệ mà còn từ các nghề trồng trọt chăn nuôi đánh bắt trong nông lâm ngư nghiệp. Làm thế nào để phát triển du lịch nông nghiệp gắn kết được với các làng nghề sản xuất nông lâm ngư nghiệp truyển thống mang tính đặc thù của địa phưong và vùng miền ở nước ta là cả một vấn đề mang tính lý luận cũng như thực tiễn cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống (Trang 34)