6. Bố cục của luận văn
1.3.2. Kinh nghiệm của Anh
Qua nghiên cứu tổng hợp trên cơ sở thực tế quá trình phát triển của du lịch làng quê,c ác nhà nghiên cứu cho rằng đây là loại hình được hình thành và phát triển từ Châu Âu, và được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ II. Thời gian đầu, du lịch làng quê chỉ được một số ít những người dân thành thị thực hiện để giải toả những mệt nhọc, đồng thời bắt nguồn từ việc những người có quê hương tại các vùng nông thôn về nghỉ nhân những ngàylễ tết tại quê nhà. Những hoạt động này sau này đã phát triển trở thành trào lưu trong những người dân thành thị.
Tuy nhiên, phải đến những năm 70 của thế kỷ trước thì du lịch làng quê mới thực sự phát triển ở Châu Âu với một số đại diện như Anh, Pháp, Đức, Ý. Đồng thời, theo Inoue, Nakamura và Yamazawa (1996), cho đến sau những năm 80 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế của các nước phương Tây phát triển mạnh mẽ, cùng với quá trình đô thị hoá diễn ra một cách nhanh chóng, tỉ lệ cư dân sống trong các vùng thành thị tăng lên, sức ép về công việc ngày càng gay gắt đã tạo ra sự phát triển và phổ biến rộng rãi của du lịch làng quê.
Vào nhữngnăm 90 của thế kỷ trước, du lịch làng quê mới được quan tâm và phát triển tại các nước ở Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và sau này cho đến thời gian gần đây, nhiều nước trong khu vực cũng quan tâm đến phát triển loại hình du lịch này.
Anh là một quốc gia phát triển loại hình du lịch nông thôn sớm ở Châu Âu và trên thế giới. Theo Inoue, Nakamura và Yamazawa (1996), Anh còn được coi là một nước tiên tiến, đi trước các nước khác trong việc phát triển loại hình du lịch nông thôn nói chung và du lịch làng quê nói riêng.
Với cảnh quan nông thôn đẹp, hấp dẫn đã được nhiều khách du lich đánh giá cao, người Anh rất tự hào về cảnh quan nông thôn của mình và phát triển rất mạnh loại hình du lịch làng quê trên cơ sở khai thác vốn tài nguyên quý giá.
Để trở thành một quốc gia có loại hình du lịch làng quê phát triển, Anh đã có những điều kiện rất thuận lợi. Điều kiện thứ nhất được đưa ra ở đây là sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước mà đại diện là quy chế sử dụng đất đai của Anh. Từ những năm 1920 của thế kỉ trước, do sự phát triển mạnh của các ngành sản xuất công nghiệp và tốc độ đô thị hoá nhanh, cảnh quan nông thôn tại nhiều khu vực của Anh có xu hướng bị phá vỡ trên phạm vi rộng lớn. Điều này được nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quản lý cảnh báo. Chính từ những cảnh báo có tính trách nhiệm đó, chính phủ đã thành lập một uỷ ban điều tra về những thiệt hại về cảnh quan do quá trình phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hoá gây ra. Sau đại chiến thế giới thứ hai, Luật về quy hoạch thành thị và nông thôn được gọi là Luật vành đai xanh cũng ra đời. Theo Luật này, việc mua bán đất nông nghiệp hoặc việc chuyển đổi hình thức sử dụng đất đai nông nghiệp có nhiều điều kiện ràng buộc, và không dễ dàng như trước đây. Mục tiêu của Luật này là đảm bảo duy trì được sản xuất nông nghiệp và cảnh quan nông thôn rất quý giá và được người Anh quan tâm để bảo vệ.
Bên cạnh Luật vành đai xanh, ở Anh còn một cuộc vận động mang tính xã hội hoá rất cao trong quá trình bảo vệ cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên ở đây. Hiệp hội bảo tồn môi trường thiên nhiên Anh được thành lập bởi những cá nhân có quan tâm đến bảo vệ môi trường. Cho đến nay, tổ chức này đã có số lượng hội viên lên tới 2 triệu người. Tổ chức này đã hỗ trợ cho chủ trương và pháp luật của Nhà nước trong vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cả tài nguyên nhân văn, đặc biệt là tại các vùng nông thôn. Mục đích của tổ chức này là bảo vệ, mua lại những khu vực đất đai hoặc các di sản văn hoá do các thế hệ trước để lại, bảo tồn và tạo những cơ hội cho thế hệ sau đến tham quan tìm hiểu, hoặc đơn giản là tránh sự phá hoại cảnh quan thiên nhiên do sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất, và quá trình đô thị hoá.
Cho đến nay, Hiệp hội bảo tồn môi trường thiên nhiên Anh đã nắm trong tay gần 300 nông trường ở Anh, đồng thời khoảng 857 km bờ biển của Anh cũng nằm trong sự quản lý của tổ chức này. Theo nguyên tắc của Hiệp hội, việc canh tác ở các nông trường hoặc khu vực đất đai do họ quản lý không được dùng những phương thức canh tác có hại cho môi trường và phá hại cảnh quan. Hiệp hội này luôn ủng hộ các trường học trong việc tổ chức cho các học sinh đến tham quan thực tế tại các nông trường, đồng thời cũng tổ chức thành lập bộ phận chuyên trách cung cấp các thông tin liên quan đến du lịch cho khách du lịch. Như vậy, việc phát triển du lịch nông thôn ở Anh đã có sự hỗ trợ đặc biệt của Hiệp hội bảo tồn môi trường thiên nhiên Anh.
Hiện nay, theo thống kê, ở Anh có khoảng 14000 trang trại đang tham gia vào tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn, chiếm khoảng 7% tổng số trang trại nông nghiệp ở Anh. Có hai loại hình kinh doanh du lịch nông thôn là phục vụ cho việc nghỉ dài ngày bao gồm các hộ kinh doanh nhà nghỉ hoặc căn hộ có bếp nấu hoặc kinh doanh theo hình thức cho thuê chỗ cắm trại trong nông trang.
Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch làng quê, dưới sự hỗ trợ của chính phủ Anh, Hiệp hội toàn quốc những người kinh doanh loại hình nhà nghỉ gia đình tại các vùng nông thôn được thành lập vào năm 1987 (Inoue, Nakamura, và Yamazawa (1996)). Hội viên của hiệp hội theo nguyên tắc phải là những người am hiểu về canh tác nông nghiệp hoặc chăn nuôi trồng trọt, đồng thời hội viên này phải có nguồn thu nào đó liên quan đến nông nghiệp. Những người khác nếu mua nhà của nông dân hoặc không biết canh tác hoặc không có thu nhập từ các hoạt động liên quan mà chỉ với mục đích kinh doanh nhà nghỉ sẽ không được tham gia hiệp hội. Điều kiện thứ ba là hội viên nhất thiết phải là thành viên của tổ chức liên kết tại địa phương như xã viên của hợp tác xã.
Số lượng các nhà nghỉ gia đình nông thôn của Anh có khoang 1000. Hiệp hội cũng tổ chức xuất bản sách hướng dẫn, tổ chức quảng cáo, đồng thời tổ chức các khoá huấn luyện nghiệp vụ cho các hội viên. Mô hình nhà nghỉ gia đình ở
Anh có quy mô nhỏ với sốlượng phòng khoảng 7 phòng. Người phục vụ chủ yếu là những người chủ gia đình, thường là các bà vợ.