Cácloại hình sản phẩm du lịch làng quê

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống (Trang 83)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2.Cácloại hình sản phẩm du lịch làng quê

3.1.2.1. Du lịch ở tại nhà dân (homestay)

Ở loại hình này đối tượng tham gia chủ yếu là các gia đình, những người cung cấp dịch vụ như ăn uống, lưu trú thường là những hộ nông dân. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thường là nghỉ gia đình sẵn có. Mối quan hệ giữa hoạt

động du lịch làng quê nông thôn theo họình thức này gắn với hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp của khu vực

3.1.2.2. Du lịch tham quan nghiên cứu

Loại hình này có đặc điểm là sử dụng các hoạt động sản xuất và các đặc điểm giá trị văn hóa truyền thống tại các vùng làng quê như những nội dung kiến thức để trang bị cho một đối tượng nào đó, thông qua việc khách du lịch trực tiếp trải nghiệm những hoạt động, nếp sinh hoạt và các hoạt động khác. Trong loại hình này, người tham gia thường là tập thể các em học sinh, sinh viên các trường, thực hiện chuyến du lịch mang tính chất ngoại khóa, dã ngoại theo tên gọi “study tour”. Những chương trình du lịch này được thực hiện bởi các doanh nghiệp đã chuyên môn hóa và có trụ sở tại vùng thành thị và có mối liên hệ không chặt chẽ với khu vực làng quê nông thôn được khai thác. Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thông thường được xây dựng mới, và các chủ thể cung cấp các dịch vụ chủ yếu là các doanh nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao

3.1.2.3. Du lịch điền trang

Hình thức nông nghiệp này đặc biệt hấp dẫn đối với các đối tượn khách du lịch có mong muốn đến với những vùng quê để nghỉ ngơi , thích khám phá những hoạt động sản xuất ở làng quê nông thôn, hay những du khách nước ngoài muốn tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán tại mỗi vùng Là loại hình du lịch tìm đến những khu nông trang để được cung cấp các sản phẩm du lịch có tính chất khám phá cuộc sống nơi làng quê nông thôn, nghề làm nông nghiệp. Đến với hình thức du lịch này du khách được cung người dân địa phương trải nghiệm cuộc sống nông thôn với các hoạt động như cấy lúa, cầy bừa, xay lúa, giã gạo, thu hoạch hoa trái, chăn nuôi, bắt cá đồng ... hay nói cách khác, du khách tự tay làm gia các sản phẩm nông nghiệp. Hoặc tham gia vào các công đoạn sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, tham gia hình thức du lịch này, họ cảm nhận được không khí, sự bình yên của thông quê, điều này mang lại cho họ những cảm giác mới mẻ và thú vị

3.1.2.4. Du lịch làng nghề truyền thống

Là hình thức mà ở đó mục tiêu của du khách là muốn tìm về các làng nghề có lịch sử lâu đời. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, đồ gốm, đồ dệt, chạm khắc, đồ da, trang sức, nhạc cụ, giấy, quần áo ... tạo ra sức hút rất lớn với du khách. Do dó du khách đến với làng nghề với mong muốn tìm hiểu về các sản phẩm này, quy trình làm ra chúng và được tự tay làm ra một sản phẩm của riêng mình. Thực tế này tạo ra cơ hội cho du lịch dựa vào cộng đồng làng quê phát triển. Du khách sẽ được hướng dẫn làm sản phẩm và trải nghiệm cuộc sống cùng người dân lang nghề nơi đây. Hình thức này giúp du khách có thể tiếp cận với những sản phẩm truyền thống, đặc trưng của địa phương. Qua đó tìm hiểu cách thức sản xuất và đời sống sinh hoạt của những người tạo ra sản phẩm đó. Không những vậy, hình thức du lịch này còn giúp quảng bá cho hình ảnh của các sản phẩm truyền thống tại địa phương đến với du khách. Hơn nữa, nó cũng giúp đem lại thu nhập cho làng nghề từ hoạt động khai thác du lịch.

3.1.2.5. Du lịch Sinh thái

Khác với hình thức du lịch văn hóa, môi trường tự nhiên là chủ đề chính cho những hoạt động của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng địa phương. Mỗi một địa phương đều sử dụng cảnh quan thiên nhiên như một nhân tố thiết yếu để thu hút khách du lịch, và du khách, bên cạnh việc thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên còn muốn được trải nghiệm cuộc sống của con người với tự nhiên nơi đó.

Sự ghé thăm của du khách du lịch đã thực sự có những tác động tích cực trong việc bảo vệ môi trường và bảo tốt nét văn hóa. Cộng đồng địa phương nhận ra rằng việc quản lý không chặt chẽ và những giảm sút về môi trường sé làm giảm lượng khách du lịch, điều đó đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận. Do đó, du lịch sinh thái là một hình thức du lịch xuất hiện ở những khu vực tự nhiên hoang sơ (đặc biệt là các khu bảo tồn và vùng lân cận) và nó là sự kết hợp của môi trường tự nhiên với các bản sắc văn hóa – xã hội địa phương. Bên cạnh đó, nó giúp thúc đẩy hệ sinh thái bền vững thông qua sự tham gia quản lý môi trường

của tất cả các thành phần cộng đồng, những người được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống (Trang 83)