Nhóm giải pháp về phối hợp liên ngành, địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống (Trang 96)

6. Bố cục của luận văn

3.4.4. Nhóm giải pháp về phối hợp liên ngành, địa phương

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan với chính quyền địa phương trong hoạt động du lịch, đặc biệt là trong quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch; đảm bảo môi trường xã hội nhân văn ở các khu du lịch; trong quản lý và đảm bảo an ninh, an toàn, tạo điều kiện thuận lợi đi lại cho khách du lịch và trong phối hợp xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù… Đây là nhiệm vụ thường xuyên, cần quan tâm thực hiện nhằm tập hợp sức mạnh liên ngành phục vụ cho phát triển du lịch như:

Phối hợp với các ngành chức năng xây dựng những sản phẩm du lịch liên ngành có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu du lịch kết hợp với nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao, tìm hiểu văn hóa, tập quán canh tác địa phương…

Đẩy mạnh phối hợp với các ngành liên quan như hàng không, giao thông,y tế, thể thao, văn hóa… xây dựng các chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch làng quê trên cơ sở liên kết các sản phẩm du lịch dịch vụ du lịch giữa các ngành nhằm tăng cường thu hút nguồn khách du lịch đến với các làng quê

Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng những chính sách khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch làng quê

Tiểu kết chƣơng 3:

Trong chương 3, đề tài tập trung tìm hướng giải pháp phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng vùng giáp Hà Nội với các nhóm giải pháp như: duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển sản phẩm trên cơ sở nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật gắn với lợi ích của cộng đồng địa phương gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Đề tài cũng nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý du lịch làng quê tại 2 làng Bát Tràng và Đường Lâm, trong đó xác định các tiêu chí và nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng tham gia, bên cạnh

đó để hoạt động du lịch làng quê phát triển cần có những sản phẩm đặc trưng và chính sách quảng bá phù hợp. Nếu làm được những việc trên, thì du lịch làng quê khu vực đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội nói chung và hai làng Bát Tràng và Đường Lâm nói riêng không chỉ ở tiềm năng hay phát triển manh mún.

KẾT LUẬN

Du lịch làng quê được quan tâm phát triển vảo những năm 1980, đặc biệt là được phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia châu Âu

Trong bối cảnh của xu hướng đô thị hóa, quy mô sản xuất của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, các vùng và khu vực làng quê đang bị thu hẹp. Xu hướng di dân đến các vùng thành thị kiếm sống đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Cảnh quan môi trường có giá trị ở vùng nông thôn không được khai thác cho phát triển du lịch.Các giá trị văn hóa, các phương thức canh tác truyền thống đang bị mai một, xói mòn

Du lịch làng quê đang trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển làng quê chính là cơ sở để gìn giữ bản sắc văn hóa, chấn hưng và phát triển kinh tế-xã hội tại các khu vực này. Vì vậy, phát triển du lịch làng quê trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam khi bước vào thế kỷ 21, đảm bảo đưa “du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định

Tuy nhiên phát triển du lịch làng quê là vấn đề còn mới mẻ về lý luận không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu: “Phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống” là một vấn đề nghiên cứu quan trọng và cần thiết

Đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận về du lịch làng quê: Đưa ra khái niệm, bản chất và vai trò của du lịch làng quê trong việc phát triển du lịch bền vững. Đưa ra những bài học kinh nghiệm thành công về việc phát triển du lịch làng quê nông thôn ở một số nước trên thế giới và một số địa phượng trong nước

Đề tài đã tập trung đánh giá khái quát tiềm năng về tài nguyên du lịch làng quê và các điều kiện có liên quan trên địa bàn đồng bằng Sông Hồng. Xác định nguyên nhân của thực trạng phát triển du lịch làng quê thời gian qua và rút ra kết luận khẳng định làng quê vùng đồng bằng Sông Hồng có rất nhiểu tiềm năng và điều kiện tốt để phát triển du lịch làng quê. Sự phát triển này góp phần tích cực

phát triển du lịch, kinh tế - xã hội và bảo tồn các gí trị văn hóa truyền thống, gắn du lịch với xóa đói giảm nghèo ở các làng quê trên địa bàn Sông Hồng

Bằng số liệu thu thập được qua điều tra khảo sát thực tế hoạt động du lịch của nông dân vùng làng quê nông nghiệp thuộc các làng xã (tiêu biểu là Đường Lâm, Bát Tràng), về nhu cầu của khách du lịch đối với các làng quê nông thôn, về hoạt động của doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch làng quê, về vai trò của chính quyền các cấp đối với việc quản lý và phát triển du lịch bền vững cho thấy việc phát triển du lịch lảng quê của đồng bằng sông Hồng còn nhiều bất cập. Đề tài đã nêu được một số giải pháp ban đầu nhằm phát triển du lịch bền vững tại những làng quê có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn hấp dẫn

Những kết quả nghiên cứu bước đầu về phát triển du làng quê cho thấy: mô hình phát triển du lịch nếu được phát triển tốt, sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước:

- Góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương làng quê nông nghiệp, nhất là nơi tỷ lệ nghèo còn cao. Đây sẽ là yếu tố góp phần làm giảm tác động của cộng đồng đến các giá trị cảnh quan tự nhiên và qua đó sẽ góp phần bảo tồn tài nguyên, môi trường đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững

- Góp phần để mọi người dân nông thôn, đặc biệt là những người nông dân chưa có điều kiện trực tiếp tham gia vào các dịch vụ du lịch, được hưởng lợi từ việc phát triển hạ tầng du lịch(giao thông, điện nước, bưu chính viễn thông …) đây cũng sẽ là những yếu tố tích cực để đảm bảo sự công bằng trong phát triển du lịch, một trong những nội dung quan trọng để phát triển du lịch bền vững

- Góp phần tạo cơ hội việc làm cho mọi người nông nghiệp nông thôn và qua đó góp phần làm thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ lao động trong khu vực này. Đây sẽ là yếu tố quan trọng góp phần hạn chế dược dòng di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị, ổn định xã hội, đảm bảo cho phát triển bền vững chung, trong đó có du lịch

- Phát triển du lịch làng quê sẽ góp phần tích cực trong việc phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khôi phục các kỹ thuật canh tác, kỹ

thuật chế biến truyền thống, các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, các sản phẩm thủ công truyền thống, các nghề thủ công truyền thống …

- Phát triền du lịch làng quê sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu văn hóa và kế đến là giao lưu kinh tế giữa các vùng miền, giữa Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời tạo cơ hội để phát triển kinh tế nông thôn, đảm bảo sự phát triển bền vững nói chung và du lịch nói riêng

Tóm lại, phát triển mô hình du lịch làng quê vừa có ý nghĩa kinh tế đồng thời mang tính xã hội sâu sắc, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của các làng quê Việt. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành cao, vì vậy, để xây dựng thành công trên diện rộng du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng vùng giáp Hà Nội, đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ngành cùng với sự đồng thuận cao của cộng đồng dân cư địa phương.

Với những tác động tích cực trên, việc đẩy mạnh phát triển du lịch làng quê sẽ có vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ người dân nông thôn chiếm tới hơn 70% dân số cả nước, trong đó tỷ lệ đói nghèo còn cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, NXB Chính trị

2. Lã Đăng Bật (2007), Di tích danh thắng Hoa Lư, NXB Văn hóa dân tộc 3. Đặng Bằng – Liêm Lê (2009), Di sản văn hóa ở Đường Lâm, NXB Văn

hóa – Thông tin Hà Nội

4. Phan Kế Bính (2001), Việt Nam phong tục, NXB Hà Nội 5. Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường

6. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hóa, NXB Văn hóa – Thông tin

7. Nguyễn Quang Điển, Lê Hồng Liêm (1999), Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, NXB TP.HCM

8. Nguyễn Văn Đính, Chủ biên (2008), Kinh tế du lịch, NXB Đại học KTQD 9. Bùi Thị Lan Hương (2010), Nội san, trường cán bộ quản lý nông nghiệp

và phát triển nông thôn 2

10. Lê Thanh Hương, Chùa Mía – Mia pagoda, NXB Mỹ Thuật

11. PGS. TS Trần Thị Minh Hòa – TS. Trần Thúy Anh, Khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch, Tạp chí du lịch Việt Nam số 12/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch

12. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tằng (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, NXB Khoa học xã hội

13. Luật Du lịch (20050, NXB Chính trị Quốc gia

14. Phạm Trung Lương (chủ biên) “ Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận& thực tiễn phát triển ở Viêt Nam”, NXB Giáo Dục

15. Bùi Xuân Nhàn (số 3, 4/2009), Du lịch với vấn đề phát triển nông thôn hiện nay ở nước ta, Báo Du lịch Việt Nam, tr18-19

16. Trần Nhoãn (2005), Tổng quan Du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội

17. Lê Anh Tuấn (2008), Du lịch nông thôn định hướng phát triển ở Việt Nam, Báo Du lịch Việt Nam, số 2, tr 32, 33, 71

19. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Viêt Nam, NXB TPHCM

20. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng, NXB Khoa học và Kỹ thuật 21. Bùi Thị Hải Yến (2000), Tuyến điểm Du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục 22. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tài nguyên Du lịch, NXB Giáo dục

23. Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay, Tạp chí cộng sản số 16, 17, 18 năm 2009

24. Phát triển làng nghề, giải quyết việc làm ở nông thôn, Tạp chí Thương mại, số 44, 2005, tr 5-6

25. Trường Cao đẳng nghề du lịch Hải Phòng, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2007. Tên đề tài: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn ven biển ở Việt Nam – Ví dụ ở Hải Phòng

Tài liệu từ Internet

26. http://www.ruraltourisminternational.org.Taiwan 27. http://www.ucdavis.edu/Argritourism/definition.html

28. www.dungog.nsw.gov.au/files/1175/file/farmtourisminfor.pdf 29. http://www.itdr.org.vn (muc thống kê)

30. www.hoian-village.com./vn/news/khudulichlangque 31. www.tourdulich.com

32. www.nongthon.net/apm/

33. Inoue Kazue, Nakamura Okimu, Yamazaki Mitsuhiro (1996): Mô hình Du lịch xanh ở Nhật Bản, NXB Toshibunkasha, Tokyo, page 252

34. Nichakan Tanjaruvechgul, Yamda Kosei (2003): Introductory and Current Situation of Agrotourism in Thailand – Case study of Buddhamonton City – Proceedings for the 18th JITR Anual Conference, Japan Institute of Tourism Research, pages 305 – 308

35. Best practices in Sustainable Tourism Management innitiatives for APEC economies – APEC Working Group (TW G02/2005)

PHỤ LỤC 1: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu vẫn còn duy trì hoạt động

STT Tên làng nghề truyền

thống Sản phẩm chính Quận/Huyện Tỉnh/Thành

1 Làng Lâm Xuân chiếu cói Gio Linh Quảng Trị 2 Làng Thổ Hà gốm mỹ nghệ Việt Yên Bắc Giang 3 Làng Ninh Vân đá mỹ nghệ Hoa Lư Ninh Bình 4 Làng Kiêu Kỵ dát vàng quỳ Gia Lâm Hà Nội 5 Làng Phù Lãng gốm mỹ nghệ Quế Võ Bắc Ninh 6 Làng Phước Tích gốm mỹ nghệ Hương Điền Thừa Thiên Huế 7 Làng hoa Ninh Phúc trồng hoa TP. Ninh Bình Ninh Bình 8 Làng Đồng Kỵ gỗm mỹ nghệ Từ Sơn Bắc Ninh 9 Làng Đông Hồ tranh dân gian Thuận Thành Bắc Ninh 10 Làng cói Kim Sơn Làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình 11 Làng Non Nước đá mỹ nghệ Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng 12 Làng Châu Khê trang sức Bình Giang Hải Dương 13 Làng Đồng Xâm chạm bạc Kiến Xương Thái Bình 14 Làng Vạn Phúc lụa Hà Đông Hà Nội 15 Làng Sơn Đồng gỗ mỹ nghệ Hoài Đức Hà Nội 16 Làng Kiên Lao sản phẩm cơ khí Xuân Trường Nam Định 17 Làng Diệc gỗ mỹ nghệ Hưng Hà Thái Bình 18 Làng Văn Lâm thêu ren Hoa Lư, Ninh Bình Ninh Bình 19 Làng La Xuyên chạm khảm gỗ Ý Yên Nam Định 20 Làng Đại Nghiệp mộc mỹ nghệ Phú Xuyên Hà Nội 21 Làng Cao Thôn hương trầm TP. Hưng Yên Hưng Yên 22 Làng Đông Giao chạm khắc gỗ Cẩm Giàng Hải Dương 23 Làng Xuân Lai tre trúc Gia Bình Bắc Ninh 24 Làng đào Đông Sơn nghề trồng hoa đào Thị xã Tam Điệp Ninh Bình 25 Làng Hồi Quan dệt Từ Sơn Bắc Ninh

STT Tên làng nghề truyền

thống Sản phẩm chính Quận/Huyện Tỉnh/Thành

26 Làng Đại Bái đúc đồng Gia Bình Bắc Ninh 27 Làng Hương Mạc chạm khảm gỗ Từ Sơn Bắc Ninh 28 Làng Tam Tảo dệt Tiên Du Bắc Ninh 29 Làng Phúc Lộc Nghề mộc TP. Ninh Bình Ninh Bình 30 Làng Mai Động gỗ mỹ nghệ Từ Sơn Bắc Ninh 31 Làng Phù Khê chạm khắc gỗ Từ Sơn Bắc Ninh 32 Làng Vọng Nguyệt dệt tơ tằm Yên Phong Bắc Ninh 33 Bản Đỉnh Sơn mây tre đan lát Kỳ Sơn Nghệ An 34 Làng Tân Châu lụa lãnh Tân Châu An Giang 35 Làng Tăng Tiến mây tre Việt Yên Bắc Giang 36 Làng An Hội đúc đồng Gò Vấp TP.Hồ Chí Minh 37 Làng Bảy Hiền dệt vải Tân Bình TP.Hồ Chí Minh 38 Làng nem Thủ Đức chế biến nem chả Thủ Đức TP.Hồ Chí Minh 39 Làng Bát Tràng gốm mỹ nghệ Gia Lâm Hà Nội

40 Làng Nga Sơn chiếu cói Nga Sơn Thanh Hóa 41 Làng Cót vàng mã Cầu Giấy Hà Nội 42 Làng Phong Khê giấy đống cao TP. Bắc Ninh Bắc Ninh 43 Làng Trường Yên nghề xây dựng Hoa Lư Ninh Bình 44 Làng Đa Hội kim khí Từ Sơn Bắc Ninh 45 Làng Nội Duệ lụa Tiên Du Bắc Ninh 46 Làng nấu rượu Kim Sơn Nghề nấu rượu Kim Sơn Ninh Bình 47 Làng Bạch Liên Nghề gốm Yên Mô Ninh Bình 48 Cự Khê Nghề làm miến Thanh Oai Hà Nội 49 Làng gốm Gia Thủy Nghề gốm Nho Quan Ninh Bình

PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỐI VỚI CÁC HỘ DÂN

Du lịch làng quê là một loại hình du lịch mà ở đó du khách sẽ được tham gia vào hoạt động sản xuất với người dân địa phương, đồng thời khám phá các giá trị văn hóa và cảnh quan làng xã. Đôi khi du khách cùng ăn – cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân bản địa.

Phiếu điều tra nhằm nghiên cứu khả năng phát triển của loại hình du lịch này tại các làng quê. Rất mong sự hợp tác và giúp đỡ của ông/bà.

Xin trân trọng cảm ơn!

Xin ông/bà vui lòng cho cung cấp một số thông tin cá nhân:

Họ và tên:………. Tuổi: ………. Nam/Nữ ……… Nghề nghiệp: ……… Địa chỉ (xóm/làng/huyện): ………. Câu 1: Theo ông/bà các hoạt động du lịch ở địa phương , giúp cải thiện cuộc sống của mọi người như thế nào?

 Không có gì

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)