Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống (Trang 40)

6. Bố cục của luận văn

1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là quốc gia ở Đông Nam Á, có ngành du lịch phát triển khá nhanh, đặc biệt sau những năm 80 của thế kỷ trước.Hiện nay, hàng năm Thái Lan đón được khoảng hơn 10 triệu khách du lịch quốc tế. Tương đồng với các nước Châu Á khác, Thái Lan cũng là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển mạnh, với nhiều tiềm năng tài nguyên gắn với sản xuất nông nghiệp có thể phát triển loại hình du lịch làng quê. Quan niệm của Thái Lan về du lịch làng quê là hoạt động gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp, với tên gọi tiếng anh là Agrotourism (Nichakan và Yamada (2003)).

Mặc dù loại hình du lịch làng quê đã được quan tâm phát triển, hai tổ chức: Cơ quan du lịch quốc gia Thái Lan và Trung tâm phát triển nông nghiệp quốc gia Thái Lan rất quan tâm đến việc phát triển loại hình du lịch này. Nhưng cho đến năm 2000, loại hình du lịch làng quê mới thực sự bước vào giai đoạn phát triển mạnh.

Theo Nichakan và Yamada (2003), ở Thái Lan có 3 chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch nông thôn, bao gồm: Cơ sở trang trại của hộ kinh doanh nông nghiệp, các nông trang và cá nhân khác. Đặc biệt các cơ sở trang trại của hộ kinh doanh nông nghiệp tham gia vào quá trình phát triển du lịch nông thôn có phạm vi rộng lớn. Theo thống kê, năm 2000, ở Thái Lan có 551cơ sở, từ năm 2001 đến 2003, có 118 cơ sở nữa tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ cho loại hình du lịch làng quê. Thái Lan cũng có cuộc vận động mỗi làng một sản phẩm với mục đích làm đa dạng và phong phú cho các sản phẩm du lịch làng quê, tạo ra sức hút đối với khách du lịch.

Chủ thể cung cấp các dịch vụ cho hoạt động du lịch làng quê là chủ các nông trại, các hội người làm vườn, hội những người phụ nữ làm công tác chế biến và thu hoạch nông sản. Tuy nhiên, vấn đề cung cấp dịch vụ ăn uống, lưu trú cho khách du lịch ở Thái Lan chưa phát triển, chỉ giới hạn trong phạm vi tổ chức và tạo không gian cho khách du lịch vãn cảnh, tổ chức sản xuất sản phẩm và tạo không gian tham quan, và thưởng thức các sản phẩm là nông sản tại các địa phương.

Khách du lịch đến khu vực nông thôn ở Thái Lan chủ yếu là khách du lịch nội địa, bên cạnh đó thời gian gần đây khách du lịch quốc tế đến từ các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc…cũng đến các khu vực nông thôn ở Thái Lan để tham gia các hoạt động du lịch. Khách du lịch tham gia hoạt động du lịch này với các hoạt động canh tác, thu hái các sản phẩm nông nghiệp…Cụ thể, hoạt động của khách du lịch tại đây thường là việc tham quan vãn cảnh các nông trại trồng rau, hoa quả, chăn nuôi, trồng cây cảnh, đồng thời thưởng thức những sản vật ở địa phương và trực tiếp mua những sản phẩm tại cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, hoạt động tham quan tìm hiểu các giá trị văn hoá truyền thống chưa được đề cao mà chỉ tập trung vào tham quan các cảnh quan trồng trọt, chăn nuôi và thưởng thức sản phẩm.

Khách du lịch tham gia các hoạt động du lịch nông thôn thông thường được hình thành theo nhóm nhỏ như gia đình, nhóm bạn bè hoặc các đoàn khách lớn. Khách chủ yếu đi theo các chương trình du lịch được xây dựng và bán bởi các doanh nghiệp du lịch hoặc khách tự tổ chức trên cơ sở đã được tham quan một lần, sau đó dẫn bạn bè và gia đình đi tham quan tại các vùng nông thôn.

Để đảm bảo cho hoạt động du lịch làng quê được thực hiện có hiệu quả trên cơ sở đem lại nguồn thu thứ hai cho các hộ nông dân, đồng thời với việc giữ gìn và bảo vệ môi trường tại các khu vực nông thôn bằng những hoạt động và phong trào không vứt rác bảo vệ môi trường xanh sạch để phát triển du lịch. Những phong trào này được phổ biến rộng rãi trong công chúng, khách du lịch và các trường đại học.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng cho thấy, phát triển hoạt động du lịch làng quê cần phải gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Hoạt động du lịch làng quê, không chỉ đơn thuần là các hoạt động tham quan cảnh quan thiên nhiên, trải nghiệm các hoạt động sản xuất, thu hái các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Trong quá trình tham gia các hoạt động du lịch làng quê, rất cần thiết kết nối các sản phẩm du lịch làng quê với các hoạt động xã hội mang đậm nét văn hoá truyền thống, đặc sắc, đặc thù của địa phương để khách du lịch không thể nào quên

trong quá trình du lịch tại địa phương. Ngoài việc thân thiện, cởi mở, cách cư xử của người dân, của chủ nhà nghỉ, được ăn nghỉ thuận tiện, khách du lịch còn có những nhu cầu giao tiếp, tìm hiểu những nếp sống truyền thống, các phong tục tập quán, tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hoá truyền thống và thiên nhiên như đình làng, cổng làng, các ngôi nhà cổ, phong cảnh cây đa, giếng nước, rừng, hồ, sông…, lễ hội, được tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực, được xem kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt hải sản, kỹ thuật chế biến các món ăn truyền thống, làm hàng thủ công mỹ nghệ và mua sắm các sản phẩm của địa phương…Chính những hoạt động này của khách du lịch vừa giúp gìn giữ những đặc trưng của địa phương, tămg thêm thu nhập cho người dân địa phương, vừa làm tiền đề cho những đơn vị cung ứng như các doanh nghiệp du lịch, các địa phương, các hộ gia đình có định hướng phát triển sản phẩm trên cơ sở bảo tồn những giá trị quý giá và theo hướng bền vững.

Trong thực tế, các nước phát triển loại hình này đã có những quy định trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm du lịch theo tiêu chuẩn cao nhất để phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng và khuyến khích khách quay trở lại. Đồng thời, trong quá trình tham gia hoạt động du lịch làng quê, khách du lịch sẽ sử dụng các cơ sở vật chất ngay tại các gia đình, trực tiếp tiếp xúc giao lưu và tìm hiểu được những nếp sống truyền thống , đây là điều kiện để các hộ gia đình nói riêng và khu vực làng quê nói chung bảo tồn được những nét văn hoá truyền thống. Như vậy, phát triển du lịch làng quê phải gắn với việc bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hoá truyền thống.

Tiểu kết chƣơng 1:

Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu tổng quan một số vấn đề lý luận, đặc biệt là khái niệm về du lịch, du lịch nông thôn, du lịch làng quê; các tiêu chí và nguyên tắc phát triển của du lịch làng quê. Bên cạnh đó kinh nghiệm về phát triển du lịch làng quê trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã được đề cập với mục đích rút ra bài học và giải pháp cho phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.

CHƢƠNG 2:TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG QUÊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)