6. Bố cục của luận văn
3.1.1. Quan điểm phát triển
3.1.1.1. Phát triển du lịch làng quê gắn liền với phát triển cộng đồng địa phương
Du lịch làng quê ngày càng được quan tâm phát triển ở nhiểu nước trên thế giới. Mục tiêu của phát triển du lịch làng quê nông thôn là thỏa mãn nhu cầu trong xã hội về các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu phong tục tập quán và trải nghiệm những phương thức sản xuất tại vùng nông thôn. Những chủ thể cung cấp dịch vụ cho hoạt động du lịch làng quê và là những đối tác của các doanh nghiệp du lịch trong vấn đề cung cấp các dịch vụ tại các vùng nông thôn phải là những hộ gia đình đang sinh sống tại các làng quê nông thôn. Như vậy du lịch làng quê nông thôn đòi hỏi chủ thể tham gia cung cấp các dịch vụ tại các vùng nông thôn chủ yếu là các hộ nông dan, những người cung cấp các sản phẩm nông sản, lâm sản và thủy hải sản thông qua quá trình tổ chức lao động sản xuât,
Thu nhập từ hoạt động du lịch làng quê là nguồn thu phụ, đóng góp cho thu nhập của các gia đình khu vực nông thôn.Thông qua việc tham gia vào các hoạt động làng quê như vậy, các hộ gia đình có thể sử dụng được các lao động dư thừa, sử dụng phát huy được giá trị sử dụng của các cơ sở vật chất hiện có, bán và tiêu dùng được nông sản phẩm và sản phẩm, gìn giữ bảo tồn phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn khai thác hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan từ đó người dân có thêm thu nhập, nâng cao được mức sống.
Kinh nghiệm của các nghiệm của các nước phát triển loại hình du lịch làng quê nông thôn cho thấy, phát triển hoạt động du lịch nông thôn thường gắn liền với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho các vùng nông thôn, làm đòn bẩy để khôi phục và phát triển các hoạt động sản xuất tại các vùng làng quê nông thôn và từ đó phát triển cộng đồng
3.1.1.2. Phát triển du lịch làng quê nông thôn gắn với việc bảo tồn và phát huy các gia trị văn hóa truyền thống
Trước hết, chúng ta phải phân loại các di tích lịch sử văn hóa, để có những bước bảo tồn chi tiết và tổng thể
Thứ hai, chúng ta phải quy hoạch cụ thể (dựa vào các tour du lịch) để đầu tư có trọng điểm những nơi cần được bảo tồn và ưu tiên bảo tồn
Thứ ba, chúng ta nên xây dựng những sản phẩm du lịch làng quê đặc thù trong đó lấy việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống làm trọng tâm, để hướng du khách và cộng đồng địa phương có ý thức hơn trong việc bảo tồn
Thứ tư, các cơ quan chức năng quản lý nên có những chính sách để hỗ trợ những sản phẩm du lịch đặc thù này
Hoạt động du lịch làng quê, không chỉ đơn thuần là các hoạt động tham quan cảnh quan thiên nhiên, trải nghiệm các hoạt động sản xuất, thu hái các sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Trong quá trình tham gia các hoạt động du lịch làng quê, rất cần thiết kết nối các sản phẩm du lịch làng quê với các hoạt động xã hội mang đậm nét văn hóa truyền thống, đặc sắc, đặc thù của các địa phương để khách du lịch không thể nào quên được trong quá trình du lịch tại địa phương. Ngoài việc thân thiện, cởi mở, cách ứng xử của người dân, của chủ nhà, được ăn nghỉ thuận tiện, khách du lịch còn có nhu cầu giao tiếp, tìm hiểu những nếp sống truyền thống các phong tục tập quán, tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa truyền thống và thiên nhiên như đình làng, chùa làng, tam quan, cổng làng, chợ làng, các ngôi nhà cổ, phong cảnh cây đa, giếng nước, rừng, hồ, sông,… lễ hội truyền thống của mỗi làng quê, tham gia các trò chơi dân gian, ẩm thực, được xem ký thuật trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt hải sản, kỹ thuật chế biến món ăn truyền thống, làm hàng thủ công mỹ nghệ và mua sắm các sản phẩm địa phương … Chính những hoạt động này của khách du lịch vùa giúp gìn giữ những đặc trưng của địa phương, tang thêm thu nhập cho người dân địa phương, vừa làm tiền đề cho những đơn vị cung ứng như các doanh nghiệp du lịch, các địa phương, các hộ gia đình có định
hướng phát triển sản phẩm trên cơ sở bảo tồn những giá trị quý giá và theo hướng bền vững.
Trong thực tế, các nước phát triển loại hình du lịch này đã có những quy định trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm du lịch theo tiêu chuẩn cao nhất để phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng và khuyến khích khách quay trở lại. Đồng thời, trong quá trình tham gia hoạt động du lịch làng quê, khách du lịch sẽ sử dụng các cơ sở vật chất ngay tại các gia đình, trực tiếp tiếp xúc giao lưu và tìm hiểu được những nếp sống truyền thống, đây là điều kiện để các hộ gia đình nói riêng và khu vực làng quê nông thôn nói chung bảo tồn được những nét văn hóa truyền thống. Như vậy, phát triển du lịch làng quê phải gắn bó và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống
3.1.1.3. Phát triển du lịch làng quê nông thôn gắn với việc bảo tồn môi trường tự nhiên
Phát triển du lịch làng quê còn gắn với bảo tồn môi trường thiên nhiên và cảnh quan nông thôn.Môi trường làng quê nông thôn có đặc điểm bao hàm cảnh quan sản xuất nông nghiệp với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, thoáng đãng với nhiều diện tích mặt nước và cây xanh. Để bảo vệ những giá trị đó, chính sự phát triển của du lịch làng quê nông thôn đã tạo cở sở cho những người nông dân cũng phải chú ý đến bảo vệ môi trường để thu hút khách du lịch. Hoạt động du lịch làng quê ở các nước phát triển đã có những biện pháp duy trì cảnh quan và môi trương khu vực làng quê nông thôn, bằng các hình thức tuyên truyền giáo dục về việc tránh xả rác bừa bãi, trân trọng các giá trị tài nguyên môi trường, bảo vệ gìn giữ môi trường và cảnh quan làng quê nông thôn xanh, sạch và đẹp.
3.1.1.4. Khách du lịch được trực tiếp trải nghiệm các hoạt động sản xuất tại nông thôn
Hoạt động du lịch làng quê không giống những loại hình du lịch khác, mang tính chất tham quan, được sự thuyết minh hướng dẫn từ các hướng dẫn viên, bởi các doanh nghiệp du lịch. Hoạt động du lịch làng quê đòi hỏi những khách du lịch tham gia vào quá trình sẽ có những hoạt động giao lưu trực tiếp với người dân địa phương, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, trải nghiệm
các phương thức sản xuất trồng tỉa, khai thác và đánh bắt thủy hải sản của chính những người dân địa phương. Đây là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động của du lịch làng quê. Như vậy, việc xây dựng chương trình, việc tổ chức thực hiện chương trình phải quan tâm đến với những yếu tố trải nghiệm của khách du lịch
3.1.1.5. Phát triển theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”
Du lịch làng quê được phát triển trên cơ sở phát huy những tài nguyên vốn có của địa phương. Để du lịch làng quê nông thôn phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch làng quê, việc mỗi địa phương phát triển một sản phẩm đặc thù, có thể là nông sản phẩm, có thể là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề, các hoạt động trải nghiệm đặc sắc, các lễ hội truyền thống hoặc cách thức canh tác đặc biệt. Những yếu tố này sẽ là những yếu tố thu hút khách và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát triển được hệ thống sản phẩm đa dạng và phát triển được các hoạt động du lịch làng quê
3.1.1.6. Cơ quan quản lý Nhà nước phải có những quy định và chính sách hỗ trợ
Các cơ quan Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ cho phát triển du lịch làng quê nông thôn, như hỗ trợ về thuế, hỗ trợ về cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các hộ nông dân trong quá trình tổ chức cung ứng các dịch vụ du lịch làng quê. Đồng thời Nhà nước có những chính sách và các quy định lien quan đến hoạt động du lịch làng quê nông thôn để có thể điều chỉnh và tạo những hành lang pháp lý cho các hoạt động du lịch làng quê. Các địa phương cũng có những chủ trương chính sách hỗ trợ taọ điều kiện để hoạt động du lịch làng quê phát triển