Các điểm du lịch làng quê

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống (Trang 88)

6. Bố cục của luận văn

3.3.2. Các điểm du lịch làng quê

Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn minh lúa nước với lịch sử hàng nghìn năm. Ở đó, các làng quê thuần Việt còn chứa đựng các di tích, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc nhất của Việt Nam, như ca trù, quan họ, những lễ hội quanh năm với nhiều di sản đã được UNESCO công nhận. Những vườn cây xanh mát, những ngôi nhà cổ lợp ngói đỏ, những cái cổng rêu phong, rồi cây đa, bến nước, sân đình thấp thoáng đâu đây, tất cả tạo nên hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt thanh bình có sức hút rất lớn đối với khách du lịch.

Có thể kể ra đây một vài ngôi làng cổ được du khách rất yêu thích như làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) là ngôi làng cổ duy nhất của phố Hiến còn tồn tại cho đến nay. Làng Nôm đang là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa bởi nơi đây còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ, cảnh quan thiên nhiên và phong tục tập quán mang đậm dấu ấn của một làng Việt cổ.Làng Nôm là quần thể di tích bao gồm những ngôi nhà cổ, chợ Nôm, cầu Nôm, và nhiều từ đường cổ của các dòng họ trong làng. Chùa Nôm, có tên hiệu là “Linh Thông cổ tự”, xây dựng từ năm 1680, dưới thời Hậu Lê. Đây là ngôi chùa cổ còn bảo tồn gần như nguyên vẹn hơn 100 pho tượng cổ. Đến Đình Tam Giang, nơi thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng, phải đi qua cây cầu đá gồm chín nhịp đầu rồng nối đôi bờ sông Nguyệt Đức đã tồn tại trên 200 năm.

Làng Cự Đà nằm uốn mình bên dòng sông Nhuệ, thuộc địa phận xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội.Nơi đây còn lưu giữ được khá nhiều nét đặc trưng của một làng Việt cổ.Cự Đà phất lên nhanh chóng từ những năm 20 - 40 thế kỷ trước chính là nhờ vào địa thế thuận lợi này. Người các nơi khác buôn bán thóc gạo, vải vóc, thuyền bè qua lại tấp nập khiến nơi đây trở thành trung tâm giao thương, chuyên cung cấp hàng hóa cho cả vùng đất rộng lớn Thăng Long - Hà Nội. Làng Cự Đà còn gìn giữ được hàng trăm ngôi nhà cổ thuần Việt. Cự Đà còn nức tiếng với hai nghề truyền thống là nghề làm miến và nghề làm tương.Đến đây, mọi người được chứng kiến khung cảnh sản xuất nhộn nhịp và hương vị đặc trưng của miến dong và tương nếp. Với thế mạnh về di tích, lại là một làng nghề truyền thống, Cự Đà dần trở thành một địa điểm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước.

Trải qua bao thăng trầm, Đường Lâm vẫn lưu giữ hình ảnh của một ngôi làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, giếng nước, ao sen... Qua hai cánh cổng làng đã bạc màu sương gió, nằm dưới bóng một cây đa khổng lồ đã 300 năm tuổi, là những ngõ xóm, đường làng, mái ngói, tường đá ong và các công trình kiến trúc cổ xưa trong một không gian sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc của một làng thuần nông và dấu ấn của một nền văn minh lúa nước. Người phương xa đến đây dễ nhận ra nét đặc sắc của làng cổ Đường Lâm, đó chính là những ngôi nhà gỗ với tường xây bằng đá ong, nằm trong các khuôn viên có tường bao cũng bằng đá ong và đường làng lát gạch nghiêng chạy giữa những bức tường ấy.

Nằm ở hữu ngạn sông Cầu, nơi phong cảnh hữu tình của đất Kinh Bắc, Phù Lãng là một làng nghề gốm Phù Lãng có một sắc thái riêng, một diện mạo độc đáo ở chất men màu tự nhiên, bền và lạ, dáng gốm mộc mạc, thô phác, nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất và đậm nét điêu khắc. Hiện nay, đồ gốm dùng trong tín ngưỡng dân gian Phù Lãng vẫn còn hiện diện trong một số di tích lịch sử ở châu thổ sông Hồng như các đình, đền, chùa... Với đội

ngũ nghệ nhân tài hoa, Phù Lãng đã tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường gốm trong nước và ngoài nước.

Các làng nghề ở Hà Nội như: làng rắn Lệ Mật, làng gốm Bát Tràng, làng chạm khắc gỗ Đồng Kỵ, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Yên Thái, làng vải Ninh Hiệp, làng lụa Vạn Phúc Hà Nội… Trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc "Hà Nội 36 phố phường". Theo thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những con phố nơi đây vẫn giữ nguyên những cái tên thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh những mặt hàng truyền thống cũ.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)