0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Tiềm năng tài nguyên du lịch làng quê

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG QUÊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIÁP HÀ NỘI GÓP PHẦN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG (Trang 48 -48 )

6. Bố cục của luận văn

2.1.2. Tiềm năng tài nguyên du lịch làng quê

“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” (Luật Du lịch).

Mặc dù không không trực tiếp thể hiện trong nội dung của Luật Du lịch, một điều rõ ràng không thể phủ nhận là tài nguyên du lịch có vai trò quan trọng cốt lõi trong việc xây dựng/hình thành các sản phẩm du lịch. Chính vì vậy khi nghiên cứu phát triển loại hình hoặc sản phẩm du lịch thì yếu tố đầu tiên cần được đề cập là tài nguyên du lịch sẽ được khai thác cho mục đích này. Việc nghiên cứu phát triển du lịch làng quê nói chung, du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng và phụ cận Hà Nội nói riêng cũng không nằm ngoài ý nghĩa trên.

Như đã đề cập ở Chương 1, du lịch làng quê - một hình thái đặc trưng của du lịch nông thôn, được phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm, nghiên cứu những giá trị về văn hoá truyền thống, cảnh quan làng quê Việt. Như vậy, khác với một số loại hình du lịch khác có thể phát triển ở vùng nông thôn như du lịch sinh thái, du lịch biển, v.v. bản chất của du lịch làng quê là du lịch tham quan trải nghiệm mà đối tượng tài nguyên chính là các làng quê Việt nơi còn lưu giữ được những giá trị cảnh quan, văn hóa (vật thể và phi vật thể) và sinh hoạt truyền thống (nếp sống, nghề truyền thống) của cộng đồng sống ở những làng đó. Như vậy khi đề cập đến tiềm năng tài nguyên du lịch làng quê, đối tượng cần được nghiên cứu chính là “làng” - một đơn vị cư trú, một hình thức tổ chức xã hội quan trọng của nông thôn các nước châu Á, mà ở đó đối tượng chính sẽ là “làng nghề” và “làng Việt cổ”

2.1.2.1. Các làng nghề truyền thống

Suốt nhiều thế kỷ, làng là đơn vị tụ cư cổ truyền lâu đời nhất của người Việt ở vùng nông thôn và là nhân tố cơ sở của hệ thống nhà nước quân chủ ở Việt Nam. Từ thời Hùng Vương, làng được gọi là “chạ”, tương đương với “sóc” của người Khơme, với “bản, mường” của nhiều dân tộc thiểu số sống ở miền núi phía Bắc; với “buôn” của nhiều dân tộc thiểu số sống ở Tây Nguyên - Trường Sơn. Làng của những cộng đồng sống bằng nghề chài lưới được gọi là “vạn” (hay “vạn chài”).

Làng truyền thống điển hình thời trung và cận đại là đơn vị cư trú của những người có cùng huyết thống, cùng phương kế sinh nhai. Làng được xem có tính tự trị, khép kín, là một vương quốc nhỏ trong một vương quốc lớn nên mới có câu “Hương đảng, tiểu triều đình” hay “Phép vua còn thua lệ làng”

Một trong những dạng làng truyền thống là “Làng nghề” là đơn vị cư trú của cộng đồng dân cư sống ở vùng ngoại thành và nông thôn có chung truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại. Làng nghề thường mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang cả tính văn hóa và vì vậy được xem là một dạng tài nguyên du lịch quan trọng được khai thác để phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch mang tính văn hóa.

Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các nghề thủ công truyền thống được lựa chọn và dễ phát triển quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy mô gia đình. Dần dà các nghề thủ công được truyền bá giữa các giai đình, trước hết là các giai đình trong cùng dòng tộc rồi đến các gia đình sống trong cùng làng và sau đó lan rộng và phát triển trong cả làng hay một số làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công khác nhau đem lại, mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại nhiều lợi ích sẽ phát triển ngày một mạnh, ngược lại những nghề có hiệu quả thấp hay không phù hợp thì dần sẽ bị mai một. Từ đó hình thành nên các làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó như làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng chạm/khảm đồng, v.v.

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên phạm vi cả nước có khoảng 2.000 làng nghề với 12 nhóm nghề tương ứng với các nhóm sản phẩm truyền thống bao gồm: mây tre đan, gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài, thêu ren, điêu khắc đá, dệt thủ công, giấy thủ công, tranh nghệ thuật, kim khí, sản phẩm từ cói và lục bình và những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác.

Phần lớn các làng nghề truyền thống tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, v.v.

Ở vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội (mở rộng) là địa phương có nhiều làng nghề nhất: từ 439 làng nghề năm 1995 tăng lên 731 làng năm 1998, bằng 50% số làng nghề của cả nước tại thời điểm này (khoảng 1.450 làng).

Tại vùng ngoại thành Hà Nội, theo số liệu điều tra nghề và làng nghề Hà Nội cuối năm 2003 của nhóm chuyên gia Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội thì hầu hết 30 xã đều có nghề thủ công nghiệp, trong đó 10 làng nghề có lịch sử hình thành trên 100 năm, 14 làng nghề từ 30 - 100 năm và 6 làng nghề mới hình thành. Những làng nghề tiêu biểu có thể kể đến bao gồm: làng nghề may ở Kiêu Kỵ, ở Phù Đổng, Sài Đồng (Gia Lâm), Cổ Nhuế (Từ Liêm); làng nghề kim hoàn: dát vàng ở Kiêu Kỵ (Gia Lâm); kim hoàn ở Định Công (Thanh Trì); làng nghề chế biến dược liệu ở Ninh Hiệp (Gia Lâm); làm giò, chả ở Yên Viên (Gia Lâm); làng nghề đan lát: chổi tre, chổi đót, đan lát ở Dương Quang; làm nón ở Đại Áng (Thanh Trì); đan lồng bàn ở Liên Ninh (Thanh Trì); đan rổ, rá ở Kim Lũ (Sóc Sơn); làm bàn tre, trúc ở Xuân thu (Sóc Sơn); Xe đay, dây đay, dây thừng, dây nhựa ở Long Biên (Gia Lâm), Trung Văn (Từ Liêm); làng nghề làm đồ da Kiêu Kỵ (Gia Lâm); làng nghề điêu khắc gỗ, khảm trai ở Vân Hà (Đông Anh); làng nghề sơn mài, đồ gỗ phun sơn ở Liên Hà (Đông Anh); Đông Mỹ (thanh Trì); làng nghề kim khí, cán thép ở Dục Tú (Đông Anh); làng nghề mây, tre đan ở Đông Hội (Đông Anh), Đông Ngạc (Từ Liêm) ; làng nghề điêu khắc đá ở Mai Lâm (Đông Anh); làng nghề tranh tre ở Mai Lâm (Đông Anh); làng nghề làm đậu phụ ở Vừng La (Đông Anh), Mỹ Đình (quận Cầu Giấy), Liên Mạc (Từ Liêm); làng nghề dệt thảm ở Cổ Loa, Uy Nỗ (Đông Anh); làng

nghề chế biến lương thực, thực phẩm: làm bún ở Mễ Trì (Từ Liêm), Hoàng Liệt (Thanh Trì); làm cốm ở làng Vòng (quận Cầu Giấy), làng Mễ Trì (Từ Liêm); làm bánh cuốn (Thanh Trì), bánh khúc ở Duyên Hà (Thanh Trì), làm bánh đa, miến ở Hữu Hoà (Thanh Trì); làm bánh kẹo ở Xuân Đỉnh (quận Tây Hồ); Đại Kim (Thanh Trì); làng nghề rèn ở Xuân Phương (Từ Liêm); gò, hàn ở Tây Mỗ (Từ Liêm); dệt ở Đại Mỗ (Từ Liêm); dệt lông vũ, ăng ten ở Tân Triều (Triều Khúc, Thanh Trì); làng làm vàng mã ở làng Ngũ Hiệp, làng Thịnh Liệt (Thanh Trì), phường Yên Hoà, (Quận Cầu Giấy), và làng nghề gốm, sứ Bát Tràng.

Với số lượng các làng nghề trên, Hà Nội được xem là địa phương có tiềm năng về du lịch làng quê rất phong phú và đa dạng. Trong số những làng nghề truyền thống còn duy trì hoạt động (Phụ lục 1), còn có một số làng, ngoài những giá trị tự thân về nghề truyền thống, còn lưu giữ được những giá trị về kiến trúc làng và cảnh quan mang đậm bản sắc “quê” bởi lợi thế về vị trí địa lý và chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi quá trình đô thị hóa của Thủ đô.

Trong số những làng nghề truyền thống - một trong hai dạng tiềm năng du lịch làng quê chủ yếu của Hà Nội và phụ cận thì làng gốm Bát Tràng có thể được xem là đại diện. Việc phân tích những giá trị chủ yếu du lịch của làng gốm Bát Tràng sẽ tổng quan được phần nào “bức tranh” về tiềm năng du lịch làng quê ở khu vực Hà Nội.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tên xã Bát tức Bát Tràng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1352. Nhưng theo dã sử thì vào thời nhà Lý (1010- 1225) dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình đến lập nghiệp tại vùng đất này và đặt tên là xã Bát Tràng. Sở dĩ người dân Bồ Bát chọn vùng đất này để lập nghiệp vì ở đây có đất sét trắng- một nguồn nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm có chất lượng cao. Hơn nữa, vùng đất này nằm cạnh bờ sông Nhị tức sông Hồng sẽ thuận lợi cho việc giao thông, chuyên chở và trao đổi hàng hoá.

Làng nằm bên hữu ngạn sông Hồng, theo truyền thuyết lập làng thì vị trí này vốn thuận lợi cho chuyên trở nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo đường sông. Nhưng hiện nay ngoài bến sông, thì giao thông đường bộ cũng rất thuận tiện, có thể nói đường bộ là con đường giao thông chính của làng.

Từ trung tâm Hà Nội, chỉ với 30 phút đi ô tô là du khách đã tới được Bát Tràng bằng đường đê Long Biên - Xuân Quan hay từ các tỉnh ở phía Đông Bắc có thể tới Bát Tràng bằng con đường qua xã Đa Tốn, tới chân đê sông Hồng, đi qua đê là tới được Bát Tràng chính vì vậy nó rất thuận lợi cho việc tổ chức các tour du lịch đến từ Hà Nội hay các tỉnh khác.

Nằm bên bờ sông Hồng, làng nghề Bát Tràng có bến sông rất tiện cho tàu cập bến để du khách có thể ghé thăm làng và các lò gốm. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng đã được mọi tầng lớp xã hội từ các bậc vương giả quyền quý ở kinh thành Thăng Long cho đến người nông phu chân lấm tay bùn ở thôn quê ưa chuộng. Không những thế, nhiều đồ gia dụng thường ngày ở Bát Tràng còn vượt ra biên giới đất Việt. Từ thế kỷ XV, đồ gốm Bát Tràng có mặt trong lễ vật triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa- nơi có truyền thống làm gốm sứ từ hàng ngàn năm trước và nổi tiếng khắp thế giới. Từ đó về sau, thời đại nào, dù suy hay thịnh, thì làng gốm Bát Tràng vẫn khẳng định giá trị hàng hoá của mình, nghề gốm vẫn trụ vững và vượt qua mọi thử thách.

Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam.

Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux- Bỉ, Guimet- Pháp.

Ông John S. Guy làm việc tại Viện Bảo tàng Victoria and Albert - London đã đánh giá cao về “giá trị nghề truyền thống” chứa đựng trong sản phẩm gốm Bát Tràng thời nhà Lý- Trần và cho rằng đồ gốm Việt Nam đã nói lên được tính độc lập của dân tộc Việt Nam. Ông còn nói, gốm cổ Bát Tràng là niềm tự hào của người Việt Nam và hình ảnh người dân Bát Tràng làm việc miệt mài sẽ là những kỷ niệm trong ký ức của ông.

Đây chính là một trong những hấp dẫn du lịch của làng nghề truyền thống cần được khai thác để xây dựng các sản phẩm du lịch làng quê ở Việt nam nói chung và ở vùng Hà Nội và phụ cận nói riêng.

Bên cạnh những giá trị nghề truyền thống, giá trị về “kiến trúc làng” nói chung và “kiến trúc làng nghề” nói riêng sẽ là yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với làng quê Việt. Đứng ở góc độ này làng gốm Bát Tràng nói riêng và các làng nghề truyền thống ở vùng Hà Nội và phụ cận nói chung còn lưu giữ những giá trị nhất định.

Làng gốm Bát Tràng có lịch sử khoảng 500 năm và hiện nay trong làng còn có những ngôi nhà cổ có tuổi từ 100 - 200 năm. Các ngôi nhà này có kiến trúc đẹp được bao quanh bởi những bức tường cao gắn nhiều mảnh gốm. Những ngôi nhà này được xây bằng loại gạch làng Bát Tràng nổi tiếng bền chắc và không bị mọc rêu. Những ngôi nhà cổ này hiện nay thường có nền nhà thấp hơn mặt đường, thậm trí có nơi mặt đường cao ngang tường hay tới tận nóc nhà.

Theo truyền thống làng xã Việt Nam, các công trình chung của làng như: đình làng, đền làng (đền Thánh Mẫu) và nhà thờ họ, thờ tổ cũng được xây dựng từ rất sớm. Những công trình này được xây dựng kiên cố với khung cột, xà và cửa bằng gỗ lim vì vậy vẫn tồn tại theo thời gian và trở thành những di sản có giá trị về kiến trúc và thẩm mỹ góp phần tạo nên sức hấp dẫn của làng quê Việt nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng.

Bên cạnh những giá trị vật thể thì những giá trị văn hóa phi vật thể cũng góp phần tạo nên hấp dẫn du lịch của các làng nghề. Những giá trị đó bao gồm các hoạt động lễ hội, nếp sống truyền thống của cộng đồng.

Đình làng Bát Tràng với kiến trúc cổ là nơi hàng năm vào ngày rằm tháng 2 âm lịch, dân làng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn các bậc tổ tiên, tổ nghề đã có công chọn đất mở làng và truyền lại nghề quý cho con cháu. Đây cũng là sự kiện để thu hút sự quan tâm của du khách về với du lịch làng quê ở Hà Nội.

Là một làng nghề cổ truyền có lịch sử hàng trăm năm nên nếp sống người dân làng Bát Tràng mang dấu ấn nghề nghiệp đậm nét. Nằm ở ngoài đê, ngay bên

mé nước sông Hồng, Bát Tràng đã trải qua nhiều phen thay đổi. Mỗi lần con nước dâng to thì phù sa lại bồi đắp cho Bát Tràng một lớp đất màu mỡ. Thế nhưng mỗi khi dòng thay đổi thì nó lại cuốntheo biếtbao nhiêu doi bãi, nhà cửa. Vì đất đai chật hẹp nên người dân Bát Tràng phải tận dụng từng tấc đất để vừa làm nhà ở, vừa dựng lò sản xuất. Năm 1958, khi tiến hành xây dựng công trình Bắc- Hưng - Hải, người ta đã phát hiện được dấu tích của bể nước, sân gạch, lò gốm chìm sâu dưới lòng đất tới 1213 m. Vì đất đai chật hẹp như thế nên người Bát Tràng có câu "Sống ở chật, chết chôn nhờ" (Đến nay xã Bát Tràng vẫn còn một nghĩa trang chôn nhờ trên đất Thuận Tốn, xã Đa Tốn).

Mở đầu hương ước của làng, người dân làng Bát đã nêu cao tình làng nghĩa xóm, đạo lý sống ở đời:

Lấy nhân đức khuyên bảo nhau chớ kể giàu nghèo Lấy điều phải làm lẽ sống, phải luôn tự sửa mình Đối xử với nhau theo lẽ tục không nên lấn lướt

Hoạn nạn giúp nhau không được manh tâm chiếm đoạt .

Dẫu rằng những người thợ gốm chỉ được xếp vào hạng thứ hai trong làng (sau các quan văn võ và những người giàu có), nhưng hàng năm vào tháng hai âm lịch, ngày đầu tiên vào đám, làng biện lễ ra đình một con trâu tơ thật béo, thui vàng, đặt trên chiếc bàn lớn, kèm theo là sáu mâm cỗ và bốn mâm xôi. Khi lễ xong cỗ được hạ xuống chia đều cho các vách (hạng) cùng nhau ăn uống vui vẻ.

Đối với việc ma chay, làng lập ra “Hội nghĩa” không phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp, tuổi tác. Hàng tháng, hội quy định mỗi người đóng góp vài đồng kẽm làm quỹ để lo việc đèn hương, phúng viếng người quá cố. Gia đình nào có việc hiếu nếu cần, đến mời sẽ có người đến khênh giúp. Làng lại có quy định mỗi đám tang đều phải vác hai tấm biển đi trước, nếu là đàn ông thì viết hai chữ Nho “Trung tín” bằng vôi trắng, còn đàn bà thì viết hai chữ “Trinh thuận”. Người nào khi sống mắc phải những lỗi lầm thì hai tấm biển để trắng. Đây là hình thức giáo dục tế nhị đối với mọi người trong trong làng xóm, cộng đồng. Riêng đối với người thợ gốm, họ có tập tục thể hiện tính nghề nghiệp và cảm

động. Con dao mây là vật tuỳ thân rất gần gũi với đàn ông làng gốm Bát Tràng. Khi sống họ luôn mang bên mình, khi qua đời thì hầu như người thợ gốm nào cũng dặn con cháu hãy chôn theo mình con dao thân thiết ấy.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG QUÊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIÁP HÀ NỘI GÓP PHẦN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG (Trang 48 -48 )

×