0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Những thuận lợi, khó khăn; cơ hội và thách thức cơ bản trong phát

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG QUÊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIÁP HÀ NỘI GÓP PHẦN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG (Trang 71 -71 )

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Những thuận lợi, khó khăn; cơ hội và thách thức cơ bản trong phát

triển du lịch làng quê

2.2.2.1. Những thuận lợi

Những thuận lợi của du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng được xác định trên cơ sở phân tích những đặc điểm lợi thế so sánh về các yếu tố chủ yếu có tác động đến hoạt động du lịch làng quê, đó là

- Hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế khu vực, cùng với sự ổn định về an ninh, chính trị đã khiến nhu cầu du lịch ngày một tăng

Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở Châu Âu, nhiều người mong muốn được sống những ngày tháng yên bình ở các vùng nông thôn, xa rời những thành phố và các trung tâm dân cư đông đúc. Xu hướng phát triển đó đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch làng quê Việt Nam nói chung và du lịch làng quê ở vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội nói riêng. Khách đến du lịch tại các vùng nông thôn, không chỉ được hưởng các dịch vụ lưu trú và đồ ăn đặc sắc của làng quê mà còn có được những hiểu biết và kinh nghiệm cuộc sống của người dân bản địa.

Đối với Việt Nam, chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo làn sóng mới cho việc giao lưu kinh doanh, đầu tư nước ngoài vào du lịch, trong đó có du lịch làng quê.

Do tình hình an ninh chính trị ổn định, Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế khi quyết định lựa chọn điểm đến du lịch cho ky nghỉ của mình.

Trong mấy năm gần đây, các loại hình du lịch làng quê, nhất là du lịch nghỉ tại nhà dân đang có xu hướng phát triển mạnh tại khu vực Châu á Thái Bình Dương do khu vực này có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, chưa bị ô nhiễm, nền văn hoá bản địa đặc sắc, lâu đời, lối sống người dân thân thiện, cởi mở, mến khách…Đặc biệt, các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia đã và đang phát triển các loại hình du lịch làng quê rất thành công. Trong đó Thái Lan phát triển du lịch gắn với làng nghề và các nghề thủ công truyền thống; Malaysia phát triển du lịch gắn với văn hoá bản địa, địa phương và sự thân thiện, mến khách của người dân.

Với tiềm năng du lịch tự nhiên và văn hoá phong phú, với tình hình an ninh chính trị ổn định, cộng với kinh nghiêm phát triển các loại hình du lịch làng quê của các nước có điều kiện tương đồng, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển tốt các loại hình du lịch làng quê.

- Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến phát triển du lịch

Trong những năm trở lại đây, Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến phát triển du lịch cả nước nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội nói riêng thông qua các Nghị quyết, Luật, Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội như:

 Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995- 2010 đã xác định “ Đa dạng hoá các loại hình sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển” và “ chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc Việt Nam, co sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề; du lịch đồng quê, miệt vườn; du lịch sinh thái ở những khu vực có các hệ sinh thái đặc trưng…”

 Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X năm 2006 đã xác định “ Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”:

 Luật Du lịch năm 2005 đã dành riêng điều7 quy định về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch, trong đó Nhà nước cam kết khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia vào phát triển du lịch.

 Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30 tháng 12 năm 2011

Như vậy, tuy chưa có quy định, điều khoản riêng về phát triển du lịch làng quê, nhưng các văn bản pháp lý cao nhất về quản lý phát triển du lịch đã có những quy định về các loại hình du lịch có liên quan mật thiết với du lịch làng quê như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.

- Tài nguyên du lịch làng quê rất đa dạng, phong phú, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Hồng

- Trong thời gian gần đây, hạ tầng du lịch đã có những cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách đến các điểm có hấp dẫn về du lịch làng quê

- Hình ảnh về du lịch Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng đã khá rõ nét ở nhiều thị trường du lịch trong và ngoài nước

- Những điểm tiềm năng du lịch làng quê thương phân bố gần các đô thị lớn, đặc biệt đối với vùng đồng bằng sông Hồng thì những điểm tiềm năng này gần với thủ đô Hà Nội – thị trường phân phối khách lớn nhất ở khu vực phía Bắc. - Nguồn nhân lực cho phát triển du lịch nói chung, du lịch làng quê nói riêng là khá dồi dào; người dân vùng làng quê rất mến khách, thân thiện, đôn hậu, cởi mở

Người dân Việt Nam nói chung, người dân vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội nói riêng là lực lượng chính tham gia các dịch vụ du lịch làng quê. Họ có truyền thống mến khách, đôn hậu, cởi mở, đặc biệt là những người dân tại các vùng nông thôn vẫn giữ nguyên phong tục tập quán cũng như bản tính chất phác, chân thành, thân thiện. Đây là yếu tố quan trọng góp phần thu hút du khách đến với nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.

Tóm lại, vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội có nhiều thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch làng quê. Tuy nhiên, những điểm mạnh này chưa thực sự được khai thác, chỉ là những tiềm năng nên rất cần được quan tâm đầu tư để thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch làng quê trong thời gian tới

2.2.2.2. Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, du lịch vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội nói chùng và du lịch làng quê nói riêng cũng có những khó khăn cần được xác định nhằm đưa ra được những giải pháp và chiến lược khắc phục phù hợp. Những khó khăn chủ yếu của vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nôị là: -Thiếu chính sách và khuôn khổ pháp lý cho phát triển du lịch làng quê

Du lịch làng quê được hình thành và phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước, bắt đầu xuất hiện ở các nước Châu Âu, sau lan sang Châu Á. Nhiều nước ở Châu Á đã có chiến lược phát triển du lịch làng quê như Malaysia có chiến lược phát triển du lịch ở nhà dân; Thái Lan có chính sách hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch làng quê gắn với làng nghề truyền thống. ..Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa có chiến lược, chính sách riêng về phát triển du lịch làng quê hoặc có quy định riêng về vấn đề này trong các chính sách, chiến lược phát triển du lịch ở cấp quốc gia và địa phương. Chính vì vậy, hoạt động du lịch làng quê còn ở dạng tự phát, theo phong trào, chưa phát triển theo quy hoạch. Do vậy, việc tổ chức, quản lý hoạt động còn lỏng lẻo, chưa có bộ phận quản lý chuyên trách phát triển du lịch làng quê ở cấp trung ương và địa phương. Việc liên kết, hợp tác giữa các chủ thể phát triển du lịch làng quê, đặc biệt là giữa doanh nghiệp và chủ hộ kinh doanh, giữa chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương còn chưa chặt chẽ.

- Hạn chế về trình độ chuyên môn chuyên ngành du lịch của đội ngũ lao động ( quản lý và tác nghiệp) tham gia hoạt động du lịch

Trong những năm gần đây, du lịch trong vùng đồng bằng sông Hồng phát triển tương đối nhanh, hệ thống các cơ sở dịch vụ, đặc biệt là các cơ sở lưu trú của khối doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này đã có những đóng góp tích cực vào việc cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của các tỉnh trong vùng.Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ lao động còn thấp cũng đã tạo thêm gánh nặng cho ngành du lịch. Phần lớn các chủ doanh nghiệp hoạt động du lịch và các nhân viên phục vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch chưa qua đào tạo cơ bản về quản lý và nghiệp vụ du lịch. Tình trạng này khá phổ biến

ở các khu, điểm du lịch, thậm chí đối với cả những trọng điểm du lịch nổi tiếng như Hạ Long, Đồ Sơn…Đặc biệt là lao động trực tiếp tham gia các hoạt động dịch vụ cho các loại hình du lịch làng quê. Bởi vì, những người tham gia cung cấp các dịch vụ cho các loại hinh du lịch làng quê chủ yếu do cộng đồng dân cư tiến hành. Họ là những nông dân, những lao động phổ thông, chưa được đào tạo nghiệp vụ chăm sóc khách hang- mà về bản chất là hoàn toàn khác biệt so với ngành nông nghiệp, nên còn yếu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ du lịch, giao tiếp và ngoại ngữ. Trong các trường, các cơ sở đào tạo về du lịch, cũng chưa có chương trình đào tạo, bồi dưỡng lao động phục vụ phát triển du lịch làng quê. Điểm yếu này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch, mà còn ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm du lịch làng quê nói riêng.

- Hạn chế về quản lý, thu hút đầu tư để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vùng làng quê

Du lịch làng quê chủ yếu phát triển trên địa bàn nông thôn các vùng đồng bằng, vùng núi cao, vùng sâu vùng xa trong khi cơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng này còn lạc hậu, yếu kém cần được đầu tư nâng cấp. Trong khi đó, đầu tư của nhà nước cho cơ sở hạ tầng du lịch nói chung, hạ tầng du lịch làng quê nói riêng còn nhỏ giọt và rất hạn chế. Đầu tư của xã hội vào loại hìnhdu lịch làng quê còn ở phạm vi nhỏ hẹp, đơn lẻ ở một số địa phương. Sự quan tâm của các công ty lữ hành vào đầu tư loại hình du lịch này còn ít, chưa phổ biến.

Có thể nói rằng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phục vụ các loại hình du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng còn rất ít ỏi, ngay cả ở các trung tâm du lịch lớn trong vùng cũng chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn mà du khách đòi hỏi, nhất là khách quốc tế.

Kinh nghiệm ở các nước như Thái Lan, Malaysia, Chính phủ thường hỗ trợ người dân xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng, quảng bá, xúc tiến du lịch làng quê, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân đầu tư phát triển du lịch làng quê, nhất là đầu tư vào du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch ở nhà dân…, cải tạo nâng cấp cơ sở lưu trú và các hoạt động bổ trợ. Ở Việt Nam nói chung, vùng đồng bằng

sông Hồng nói riêng đến nay vẫn chưa có cơ chế phù hợp, thực sự khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển các loại hình du lịch làng quê hay nghiên cứu triển khai mô hình “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong phát triển các loại hình du lịch làng quê.

Hiện nay du lịch của các tỉnh trong vùng đang phải đối mặt với thực tế là việc thực hiện quy hoạch và đặc biệt là quản lý quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập. Nhiều địa phương trong vùng gặp khó khăn về vốn, về mặt bằng trong xây dựng phát triển hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nói chung, hệ thống các khu du lịch nói riêng và các khu vui chơi giải trí tầm cỡ khu vực và quốc tế. Tình trạng này càng trở nên khó khăn đối với việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật các loại hình du lịch làng quê trong vùng.

- Hạn chế về xây dựng sản phẩm và xúc tiến quảng bá du lịch làng quê

Hiện nay, các loại hình du lịch làng quê ở nước ta mới chỉ phát triển tự phát, chưa có định hướng. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, manh mún, nhỏ lẻ, chưa xây dựng thành thương hiệu sản phẩm và chưa có tính hệ thống. Các hoạt động bổ trợ cho du lịch làng quê như tham quan phong cảnh, tập quán canh tác, dã ngoại tìm hiểu lối sống, văn hoá địa phương, làng nghề, thể thao, ẩm thực…chưa thật sự phong phú.

Hoạt động trong cơ chế thị trường, công tác xúc tiến, quảng bá đối với các loại hình du lịch làng quê, đặc biệt là việc xây dựng các ấn phẩm quảng bá riêng về các loại hình du lịch này là rất quan trọng để thu hút khách du lịch. Nhưng cho đến nay, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch đến các thị trường du lịch trọng điểm thực hiện còn yếu và chưa chuyên nghiệp, chưa có ấn phẩm quảng bá riêng về du lịch làng quê- một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của kinh doanh du lịch- để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập so với yêu cầu phát triển.

Theo số liệu ghi trong Quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, trong giai đoạn 2001- 2005 số vốn đầu tư để phát triển các khu du

lịch là khá lớn- hàng chục ngàn tỷ đồng. Nhưng kết quả thực hiện thì không được nhiều. Trên thực tế, chỉ có Quảng Ninh huy động được một số vốn để xây dựng khu du lịch Tuần Châu, Hải Phòng xây dựng được đường xuyên đảo ( Hải Phòng- Cát Bà) và cải tạo một vài bãi tắm, Ninh Bình triển khai được dự án xây dựng khu du lịch vùng đất ngập nước Vân Long, khu hang động Tràng An..đáp ứng được phần nào nhu cầu vui chơi giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch và nhân dân địa phương.

Việc đầu tư xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng cho mỗi địa phương trong vùng đều được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của từng địa phương, nhưng vẫn chưa có được sự quan tâm đầu tư thoả đáng như: du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng và tắm biển; du lịch làng quê; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái với việc khai thác các giá trị của hệ sinh thái rừng quốc gia Cát Bà, rừng mưa nhiệt đới Cúc Phương; hệ sinh thái rừng ngập mặn Nam Định và hệ sinh thái đất ngập nước Vân Long với việc quan sát Voọc quần đùi trắng; du lịch làng nghề, tham quan các di tích lịch sử văn hoá; du lịch mạo hiểm, thể thao tại bãi biển Hạ Long, rừng quốc gia Cát Bà và Cúc Phươngv.v..

Hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch cho đến nay vẫn chưa địa phương nào trong vùng có được một chiến lược cụ thể. Các “ trung tâm thông tin du lịch” hoặc “ trung tâm hỗ trợ sản phẩm làng nghề và quảng bá du lịch” đều có ghi trong quy hoạch, nhưng trên thực tế đến nay vẫn chưa địa phương nào thực hiện. Vì vậy chưa huy động được nhiều vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và nước ngoài vào phát triển du lịch. Các hoạt động du lịch trong thời gian qua chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách vốn rất hạn hẹp của các địa phương cũng như từ sự hỗ trợ của Chương trình hành động Quốc gia về du lịch.

- Tính liên kết của các địa phương trong vùng với Hà Nội và các địa phương phụ cận trong hoạt động du lịch chưa chặt chẽ

Hoạt động du lịch là hoạt động không có ranh giới hành chính, vì vậy sự liên kết giữa các địa phương trong vùng, đặc biệt là các địa phương phụ cận trong

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG QUÊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIÁP HÀ NỘI GÓP PHẦN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG (Trang 71 -71 )

×