6. Bố cục của luận văn
2.2.1. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch làng quê
Phát triển du lịch làng quê ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện đang thu hút được sự quan tâm của các địa phương trong vùng. Trong “Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4597/QĐ-UBND ngày 16/10/2012, đã xác định một trong những định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội là du lịch làng quê. Điều này khẳng định phát triển du lịch làng quê là một trong những lợi thế nổi trội của vùng đồng bằng sông Hồng nói chung và Hà Nội nói riêng.
Mặc dù có tiềm năng phát triển du lịch làng quê, tuy nhiên xét về tổng thể, thời gian qua du lịch làng quê ở vùng đồng bằng sông Hồng mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển và hoạt động này mới chỉ tập trung ở một số làng nghề, làng Việt cổ mà điển hình là làng gốm Bát Tràng và làng cổ Đường Lâm. Chính vì vậy, bên cạnh nghiên cứu những vấn đề chung liên quan đến du lịch làng quê, việc nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở 2 làng này cũng sẽ khái quát được bức tranh chung về du lịch làng quê ở vùng đồng bằng sông Hồng.
2.2.1.1. Các chính sách phát triển du lịch làng quê
Chính sách luôn là yếu tố quan trọng cho mọi sự phát triển. Phát triển du lịch nói chung và du lịch làng quê nói riêng cũng không nằm ngoài ý nghĩa này.
Như đã đề cập ở trên, phát triển du lịch làng quê không chỉ có ý nghĩa tạo ra những sản phẩm du lịch mới đáp ứng được “cầu” ngày một tăng của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế qua đó tăng hiệu quả kinh doanh du lịch, tạo thêm nhiều việc làm cho cộng đồng địa phương mà còn có ý nghĩa quan trọng góp phần tích cực phục hồi và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống rất thuần Việt ở vùng nông thôn. Đối với vùng đồng bằng sông Hồng, phát triển du lịch làng quê được xem như một lợi thế rất đặc thù, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của cả vùng nói chung và của từng địa phương trong vùng nói riêng, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Mặc dù ý thức được vài trò và ý nghĩa của phát triển du lịch làng quê, tuy nhiên cho đến nay hệ thống chính sách tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch nông thôn và du lịch làng quê nói riêng còn nhiều bất cập. Cụ thể:
- Chưa có chính sách cụ thể khuyến khích phát triển du lịch làng quê với tư cách là một loại sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng cạnh tranh cao và có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển nông thôn mới, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.
- Chưa có chính sách cụ thể khuyến khích cộng đồng nông thôn tham gia vào hoạt động phát triển du lịch làng quê với tư cách là chủ thể của làng, chủ thể quản lý/sở hữu các giá trị tài nguyên du lịch làng quê;
- Chưa có chính sách khuyến khích phát triển du lịch làng quê trên cơ sở khai thác có hiệu quả các giá trị cảnh quan, văn hóa lịch sử, nghề truyền thống và nếp sống của cộng đồng gắn với việc phục hồi và bảo tồn các giá trị văn hóa làng. Đây là yếu tố gây ra những xung đột trong quá trình phát triển du lịch làng quê giữa các thành viên trong cộng đồng làng; giữa cộng đồng với chính quyền và giữa cộng đồng với các doanh nghiệp du lịch.
Bài học về việc nhiều người dân làng cổ Đường Lâm xin đươc rút làng cổ ra khỏi danh sách di tích cấp quốc gia (Phụ lục) là sự cảnh tỉnh về những bất cập hiện nay đối với những bất cập về chính sách phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch làng quê nói riêng ở Việt Nam.
Bất cập đối với chính sách phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng và trên địa bàn Hà Nội và phụ cận cũng không nằm ngoài bối cảnh chung này.
2.2.1.2. Thực trạng khai thác các giá trị văn hóa làng quê để phát triển du lịch
Trong số các yếu tố hấp dẫn du lịch của làng quê Việt thì có lẽ các giá trị văn hóa truyền thống là yếu tố nổi trội, tạo được sự khác biệt trong sản phẩm du lịch và qua đó tạo được khả năng cạnh tranh với những loại hình du lịch khác trên cùng lãnh thổ.
Các giá trị văn hóa làng quê chủ yếu ở đây bao gồm:
- Không gian văn hóa làng (cảnh quan, môi trường sống của làng);
- Các công trình kiến trúc làng truyền thống (đình, đền, cổng làng, bến nước/giếng làng, đường làng, nhà dân, v.v.);
- Các lễ hội làng (thờ thần hoàng làng, thờ các tổ nghề, thờ những vị có công khai khẩn lập làng, v.v.);
- Nghề truyền thống của làng (chứa đựng các triết lý văn hóa trong sản phẩm nghề, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm nghề)
- Nếp sống truyền thống của cộng đồng trong làng (các nghi lễ/tục lệ, mối quan hệ, sự gắn kết truyền thống giữa các thành viên trong cộng đồng làng)
- Văn hóa ẩm thực của làng
Kết quả điều tra về mức độ khai thác các giá trị văn hóa cho phát triển sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm du lịch làng quê nói riêng ở làng gốm Bát Tràng và làng cổ Đường Lâm được thể hiện ở Bảng 1 và Bảng 2
Bảng 1: Mức độ khai thác các giá trị văn hóa cho phát triển du lịch làng quê ở Bát Tràng
Đơn vị: Tỷ lệ đồng ý (%)
Mức độ khai thác
Các giá trị văn hóa Mạnh Trung bình Yếu
Không gian văn hóa làng 05 70 25
Các công trình kiến trúc 24 20 56 Các lễ hội làng 30 40 30 Nghề truyền thống của làng 80 20 - Nếp sống truyền thống làng cộng đồng 36 25 39 Văn hóa ẩm thực làng 27 42 31 Nguồn: Tác giả
Bảng 2: Mức độ khai thác các giá trị văn hóa cho phát triển du lịch làng quê ở Đường Lâm
Đơn vị: Tỷ lệ đồng ý (%)
Mức độ khai thác
Các giá trị văn hóa Mạnh Trung bình Yếu
Không gian văn hóa làng 52 24 24
Các công trình kiến trúc 85 15 - Các lễ hội làng 38 46 16 Nghề truyền thống của làng 61 38 01 Nếp sống truyền thống làng cộng đồng 26 45 29 Văn hóa ẩm thực làng 56 31 13 Nguồn: Tác giả
Kết quả khảo sát trên đây cho thấy mức độ khai thác các giá trị văn hóa cho phát triển du lịch làng quê ở các điểm đến tiềm năng khác nhau có sự khác nhau đáng kể phụ thuộc vào mức độ giá trị của các yếu tố văn hóa làng để phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài ra sự khác biệt này còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư của các doanh nghiệp dựa trên định hướng phát triển và năng lực đầu tư của bản thân doanh nghiệp.
Mức độ đầu tư để khai thác các giá trị văn hóa làng cho phát triển du lịch làng quê còn phụ thuộc khá lớn vào các chính sách khuyến khích vốn còn thiếu như đã đề cập ở trên.
Ngoài ra một yếu tố cũng ảnh hưởng đến mức độ đầu tư và qua đó là mức độ khai thác các giá trị văn hóa cho phát triển du lịch làng quê là khả năng tiếp cận từ các trung tâm du lịch (trung tâm phân phối khách) đến các điểm đến du lịch làng quê. Trong trường hợp của vùng đồng bằng sông Hồng thì trung tâm du lịch chính là trung tâm Hà Nội và khả năng tiếp cận phụ thuộc vào tình trạng hệ thống đường giao thông và khoảng cách từ trung tâm Hà Nội đến các điểm du lịch làng quê (trong trường hợp nghiên cứu điển hình này đó là làng gốm Bát Tràng và làng cổ Đường Lâm)
Như vậy có thể thấy từ tiềm năng, đặc biệt là các giá trị văn hóa làng đến đầu tư khai thác để phát triển sản phẩm du lịch làng quê trong thực tế hiện còn là một khoảng cách và đây sẽ là khó khăn trong việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch làng quê.
2.2.1.3. Nhu cầu và thực trạng về các sản phẩm du lịch làng quê
Du lịch là một ngành kinh tế, chính vì vậy mọi kế hoạch phát triển du lịch phải tuân thủ quy luật “cung - cầu”. Phát triển du lịch làng quê cũng không nằm ngoài quy luật trên.
Việc đánh giá mức độ “cầu” của thị trường đối với các sản phẩm du lịch làng quê được thực hiện đối với cả 2 thị trường khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế bằng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp.
Đối với thị trường khách du lịch nội địa thì các phân khúc chính được điều tra là: - Cán bộ công chức nhà nước làm trong các cơ quan quản lý
- Cán bộ viên chức làm trong các cơ quan nghiên cứu, cơ sở đào tạo - Sinh viên
- Người lao động tự do
Đối với thị trường khách quốc tế thì các phân khúc thị trường chủ yếu được điều tra là:
- Khách ở độ tuổi trung niên trở lên (đi theo đoàn) - Khách ở độ tuổi thanh niên (đi tự do)
Kết quả điều tra được thể hiện trên trên các Bảng 3 và Bảng 4
Bảng 3: Nhu cầu của khách du lịch nội địa đối với du lịch làng quê
Đơn vị: Tỷ lệ đồng ý (%) Mức độ nhu cầu Phân khúc thị trƣờng Rất có nhu cầu Có nhu cầu Chƣa có nhu cầu
Công chức NN trong các cơ quan QL 62 31 07
Viên chức NN trong các viện NC, cơ sở đào tạo 78 17 05
Sinh viên 67 24 09
Người lao động tự do 12 26 62
Bảng 4: Nhu cầu của khách du lịch quốc tế đối với du lịch làng quê Đơn vị: Tỷ lệ đồng ý (%) Mức độ nhu cầu Phân khúc thị trƣờng Rất có nhu cầu Có nhu cầu Chƣa có nhu cầu
Khách ở độ tuổi trung niên trở lên (đi theo đoàn) 84 16 - Khách ở độ tuổi thanh niên (đi tự do) 72 23 05
Nguồn: Tác giả
Kết quả điều tra sơ bộ trên đây cho thấy một “bức tranh”, cho dù chưa thật hoàn chỉnh song thể hiện nhu cầu đối với du lịch làng quê là rất lớn, đặc biệt đối với khách du lịch quốc tế.
Đối với thị trường khách du lịch nội địa, phân khúc khách du lịch là cán bộ viên chức hiện đang làm việc trong các viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo (những đối tượng có học vấn tương đối cao so với các đối tượng thuộc các phân khúc thị trường khác) cũng có nhu cầu khá cao đối với du lịch làng quê. Tiếp sau đó là các phân khúc thị trường khách du lịch là các cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý. Những người lao động tự do thường có nhu cầu đi du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm, v.v. nhiều hơn là du lịch làng quê
Kết quả nghiên cứu trên đây trong khuôn khổ luận văn này cũng phù hợp với những nhận định trong quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam cũng như quy hoạch tổng thể phát triển du lịch một số địa phương ở vùng đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, v.v.
Mặc dù “cầu” về du lịch làng quê là khá cao, tuy nhiên có thể nói du lịch làng quê mới chỉ được quan tâm phát triển trong thời gian gần đây, trước hết là ở một số làng nghề và gần đây là ở một số làng cổ như Đường Lâm. Cũng chính vì mới trong giai đoạn đầu phát triển, các sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên việc khai thác các giá trị cảnh quan, văn hóa của làng truyền thống vẫn còn đơn điệu và chưa đáp ứng được kỳ vọng của khách du lịch. Tình trạng này là khá phổ biết tại hầu hết các điểm đến du lịch làng quê hiện có ở Việt Nam nói chung và ở vùng đồng bằng sông Hồng, trên địa bàn Hà Nội và phụ cận nói riêng.
Tại làng gốm Bát Tràng, sản phẩm du lịch chủ yếu là đi bộ tham quan làng, vào một số gia đình làm nghề để trải nghiệm quy trình sản xuất đồ gốm; rồi sau đó tham quan và mua sắm một số đồ lưu niệm bằng gốm được sản xuất tại làng.
Gần đây, để hấp dẫn của sản phẩm du lịch tham quan, xe trâu đã được sử dụng để khách đi tham quan quanh làng; khách du lịch được tự tay vẽ, nặn, tạo ra sản phẩm rất thú vị tại các lò gốm. Tuy nhiên những sản phẩm du lịch này chỉ dành cho những đoàn khách có yêu cầu chứ chưa phải là sản phẩm được cung cấp thường xuyên.
Trong cơ cấu sản phẩm du lịch làng quê ở Bát Tràng các dịch vụ lưu trú, ăn uống tại làng cũng rất hạn chế. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch làng quê, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch ở làng nghề Bát Tràng Khó tìm được một nhà nghỉ hay một quán ăn giữa bạt ngàn các gian hàng trưng bày sản phẩm. Việc phát triển dịch vụ thương mại ở đây chủ yếu là các dịch vụ phục vụ cho sản xuất chứ chưa đầu tư cho dịch vụ du lịch nhiều nên chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu cho khách du lịch.
Tại làng cổ Đường Lâm, sản phẩm du lịch chủ yếu hiện bao gồm:
- Tham quan các ngôi nhà cổ kết hợp với tham quan cảnh quan và nếp sống của người dân;
- Lưu trú tại nhà dân để trải nghiệm cuộc sống của cộng đồng.
Việc khai thác các giá trị văn hóa khác của làng, đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể để xây dựng sản phẩm du lịch còn rất hạn chế nếu nói là chưa được thực hiện.
Tình trạng sản phẩm du lịch còn đơn điệu được thể hiện khá rõ trong các chương trình du lịch đến Đường Lâm hiện nay.
Theo thông kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Đường Lâm hiện có hơn 15 đơn vị đang khai thác du lịch, trong đó công ty du lịch Đường Lâm Tourist là đơn vị lớn nhất kinh doanh du lịch ở đây. Một số chương trình du (tour) du lịch phổ biến hiện nay là:
+ Làng cổ Đường Lâm (chiều+ tối)
+ Hà Nội - Ba Vì - làng cổ Đường Lâm (homestay 2 ngày/1đêm) + Làng cổ Đường Lâm (homestay 2 ngày/1đêm)
+ Hà Nội - Đền Và - làng cổ Đường Lâm (1ngày)
Do chương trình du lịch Đường Lâm thường chỉ kéo dài một ngày nên các cơ sở lưu trú trong làng và vùng ngoại vi hầu như không phát triển. Khi đi du lịch tại Đường Lâm, du khách sẽ không thấy những nhà nghỉ, khách sạn. Thay vào đó, trong làng có dịch vụ khách nghỉ trưa do các chủ nhà cổ kinh doanh. Bên cạnh đó, những dịch vụ cần thiết với du khách như Internet, cột ATM... cũng chưa thấy xuất hiện ở Đường Lâm
Mặc dù sản phẩm du lịch Đường Lâm còn khá đơn điệu, tuy nhiên việc phát triển sản phẩm du lịch ở đây là khá thuận lợi do làng cổ Đường Lâm được xác định là điểm đến có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Hà Nội và vì vậy làng cổ Đường Lâm được quy hoạch như một giá trị cốt lõi của cụm du lịch Sơn Tây và phụ cận. Chính vì vậy các sản phẩm hiện có tại làng cổ Đường Lâm luôn được các công ty lữ hành kết hợp với các sản phẩm du lịch tham quan các di tích lịch sử như đền Và, thành cổ Sơn Tây, v.v. đưa vào chương trình du lịch trọn gói khi du khách lựa chọn làng cổ Đường Lâm là điểm đến như đã đề cập ở trên.
Qua phân tích thực trạng về “cầu” và sản phẩm có thể thấy nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm du lịch làng quê nói chung và ở vùng đồng bằng sông