0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Kinh nghiệm của Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG QUÊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIÁP HÀ NỘI GÓP PHẦN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG (Trang 35 -35 )

6. Bố cục của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm của Việt Nam

Ở Việt Nam cho đến nay, khái niệm du lịch làng quê vẫn chưa được nhắc tới trong các văn bản pháp lý, mặc dù nước ta có tiềm năng lớn để phát triển du lịch làng quê. Với phong cảnh thiên nhiên đẹp, những làng quê cổ nơi còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và văn hoá truyền thống, những cánh đồng bát ngát, những trang trại phì nhiêu, v.v. là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch làng quê ở Việt Nam. Hơn thế nữa, người Việt Nam nói chung và người dân quê

nói riêng rất nhân hậu, giàu lòng mến khách cùng với sự mộc mạc, chân thành trong giao tiếp là yếu tố tạo nên nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế

Những tiềm năng du lịch to lớn của du lịch nông thôn nói chung và du lịch làng quê nói riêng bước đầu đã được khai thác và phát triển ở nhiều vùng quê trên cả nước mà tiêu biểu có thể kể đến là du lịch thăm làng bản, du lịch ở lại nhà dân (Home stay) ở Mai Châu (Hòa Bình), Sa Pa (Lào Cai); du khảo đồng quê (Tiên Lãng – Hải Phòng); du lịch “một ngày làm nông dân” ở Trà Quế (Hội An – Quảng Nam), ở Thới Sơn (Tiền Giang); v.v

Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã tập trung phát triển đa dạng các loại hình du lịch, nhưng du lịch làng quê chưa thực sự phát triển bởi các lí do sau:

- Một là, chưa có được khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch làng quê; chưa có quy hoạch chuyên đề cụ thể ở từng địa phương để phát triển du lịch làng quê.

- Hai là, sự phát triển của du lịch nói chung và du lịch làng quê nói riêng đã tác động đến đời sống con người, thiên nhiên và môi trường ở nông thôn về cả hai hướng tích cực lẫn tiêu cực, tuy nhiên sự phát triển này chưa thực sự mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, vì vậy chưa có được sự tham gia tích cực của người dân vùng nông thôn và vì vậy chưa phát huy có hiệu quả những giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch làng quê.

- Ba là, phát triển du lịch ở vùng nông thôn chưa thực sự gắn kết với địa phương nên các giá trị tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác có hiệu quả và bền vững. Trong khi đó, phần lớn người nông dân ở nông thôn vẫn đứng bên lề du lịch, hoạt động du lịch còn ít mang lại lợi ích cho người dân

- Bốn là, chưa có sự chuẩn bị tốt về nhận thức cho cấp uỷ, chính quyền các cấp, và người dân địa phương nơi có tiềm năng tài nguyên và điều kiện để phát triển du lịch nông thôn để họ sẵn sàng tham gia hoạt động này, từ đó giảm bớt được những tệ nạn thường gặp như chèo kéo khách, cung ứng sản phẩm, và dịch vụ kém chất lượng, dần làm mất đi bản sắc văn hoá địa phương.

Như vậy có thể thấy có nhiều bài học cần được suy ngẫm từ những hoạt động du lịch làng quê ở Việt Nam cho dù, du lịch làng quê đã bắt đầu có những kết quả đáng ghi nhận trên bình diện cả nước.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG QUÊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIÁP HÀ NỘI GÓP PHẦN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG (Trang 35 -35 )

×