Nhiệm vụ phát triển của du lịch Bình Thuận:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của Bình Thuận (Trang 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.3 Nhiệm vụ phát triển của du lịch Bình Thuận:

Để duy trì tốc độ phát triển bền vững mục tiêu của ngành du lịch thì bên cạnh thành phố Phan Thiết sẽ trở thành một đô thị du lịch tất cả các vùng lân cận có điều kiện và tiềm năng đều đƣợc quy hoạch phát triền du lịch nhƣ khu vực Hòn Rơm nối với Hòa Thắng (huyện Bắc Bình), khu vực xã Tiến Thành gắn liền Hàm Thuận Nam. Hƣớng đến tƣơng lai, thành phố du lịch Phan Thiết sẽ tiếp tục phát triển đa dạng về loại hình du lịch, nâng cao chất lƣợng sản phẩm

90

du lịch, nhất là khu vực Hàm Tiến - Mũi Né chuyên phục vụ khách du lịch hạng sang và có thu nhập cao, khu Hòn Rơm sẽ là các trung tâm du lịch dã ngoại, du lịch cộng đồng, khu Tiến Lợi – Tiến Thành sẽ trở thành trung tâm vui chơi, giải trí kết hợp du lịch thám hiểm, chữa bệnh và du lịch MICE. Góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành “công nghiệp không khói” những năm qua còn phải kể đến các kế hoạch khảo sát và kêu gọi thu hút đầu tƣ khai thác các tuyến du lịch Phan Thiết - Hàm Thuận - Đa Mi, Phan Thiết - Đại Ninh, Phan Thiết - Biển Lạc - Thác Bà, Phan Thiết - Tân Thành - La Gi. Gắn với sự phát triển của vùng, khu vực, du lịch Bình Thuận cũng đã ký kết và triển khai chƣơng trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Bình Thuận – TP.HCM, tam giác phát triển du lịch Bình Thuận – Bình Thuận– TP.HCM và sắp đến liên kết phát triển với các trung tâm du lịch lớn khác của cả nƣớc nhƣ Hà Nội, Đà Đẵng, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu. Tiếp tục hoàn hiện quy hoạch tổng thể và cụ thể phát triển du lịch nhƣ khu đô thị Long Sơn - Suối Nƣớc, quy hoạch chung thành phố Phan Thiết đến năm 2025, khu đô thị mới Tân Thành có gắn kết với xã Tiến Thành...

3.2. Một số nhóm giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến Bình Thuận.

3.2.1. Nhóm giải pháp tận dụng ưu điểm

3.2.1.1 Giải pháp phát triển thị trường

- Thực hiện nghiên cứu thị trƣờng mục tiêu của du lịch Bình Thuận nhằm định hƣớng xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp, phát huy đƣợc tài nguyên du lịch, Năng lực của Bình Thuận.

- Tổ chức điều tra, thu thập thông tin về thị trƣờng khách du lịch quốc tế và nội địa, xu hƣớng du lịch trong tƣơng lai phục vụ việc xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách, kéo dài thời gian lƣu trú, tăng mức chi tiêu của khách.

91

- Xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án đầu tƣ xây dựng Mũi Né thành Khu du lịch quốc gia, đảo Phú Quý thành Điểm du lịch quốc gia và thành phố Phan Thiết là đô thị du lịch theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đƣợc Chính phủ phê duyệt.

.- Du lịch Bình Thuận không thể dừng lại ở thị trƣờng hiện tại, thị trƣờng truyền thống đang khai thác. Cần lƣợng hóa thị phần của du lịch vùng, miền đối với từng thị trƣờng khác nhau để tiến hành biện pháp thích hợp nhất mở rộng thị phần. Tăng cƣờng lƣợng khách đối với thị trƣờng đã khai thác. Thông qua các kênh thông tin khác nhau để định hƣớng, mở rộng thị trƣờng cũng nhƣ dự báo, lƣờng đƣợc sự thay đổi, xu hƣớng thị trƣờng mới. Bối cảnh hiện tại, cần kích thích thị trƣờng gần (Trung Quốc, ASEAN) với chi phí vận chuyển thấp trong cấu thành giá tour; Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm khoảng 20% lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam với chi tiêu lớn, cần đƣợc coi trọng. Cần có chiến lƣợc cụ thể để thu hút thị trƣờng xa với độ dài tour cao nhƣ Bắc Âu, Tây Âu, Úc, Nga.

3.2.1.2. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với chất lƣợng cao, ngoài đầu tƣ cơ sở vật chất, đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, tôn tạo các thắng cảnh, di tích văn hóa, tạo các điểm vui chơi giải trí hấp dẫn du khách, khinh khí cầu, thủy cung, khu vui chơi giải trí, đƣờng motoray và khu vƣờn thú… tạo các khu vực ẩm thực theo nét văn hóa địa phƣơng, cần phát triển thêm các loại hình du lịch văn hóa miệt vƣờn trên cơ sở những đặc sản sẵn có của địa phƣơng nhƣ tơ tằm, trà, cà phê, hoa quả, rau, trang trại… Phát triển loại hình du lịch sinh thái, hoàn thành cơ bản việc đầu tƣ đƣa vào kinh doanh (Casino ở Phan Thiết, Phú Quý), thể thao cao cấp (du thuyền, sân golf

Phát triển đa dạng sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tốt tài nguyên du lịch, phát huy Năng lực của tỉnh trong giai đoạn đến 2020, phát triển các sản phẩm du lịch:

92

Du lịch nghỉ dƣỡng :

- Phát triển các khu du lịch điều dƣỡng chữa bệnh suối khoáng nóng kết hợp dịch vụ spa cao cấp, mua sắm mỹ phẩm chiết xuất từ thảo mộc, bùn khoáng, nƣớc khoáng, tạo nét đặc trƣng riêng (Bƣng Thị, Vĩnh Hảo).

• Phát triển du lịch sinh thái rừng - biển - đảo:

+ Phát triển du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên (Núi Ông, Tà Cú), khu bảo tồn biển, đa dạng sinh học (Phú Quý, Cù Lao Câu); du lịch khám phá những hồ, thác đẹp nổi tiếng của Bình Thuận (Thác Bà, Hàm Thuận Đa My).

+ Dịch vụ lặn biển, khám phá đại dƣơng.

- Phát triển du lịch thể thao: khai thác thế mạnh thể thao biển - núi; thể thao trên cát, trên hồ; thể thao mạo hiểm, săn bắn.

Xây dựng Bình Thuận thành trung tâm thể thao biển mang tầm quốc gia và quốc tế. Mũi Né trở thành trung tâm kinh doanh giải trí thuyền buồm nổi tiếng trong và ngoài nƣớc đồng thời nằm trong hệ thống các địa điểm thi đấu hàng năm của Hiệp hội Lƣớt ván buồm thế giới PWA.

- Phát triển du lịch văn hóa: phát triển mạnh du lịch cộng đồng, khai thác giá trị văn hóa của các lễ hội, làng nghề truyền thống.

Dịch vụ để thu hút các hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế tổ chức tại Bình Thuận, đặc biệt là phục vụ tổ chức các sự kiện hàng năm của các doanh nghiệp nƣớc ngoài ở khu vực phía Nam, thống nhất khai thác các đặc trƣng văn hóa dân tộc Chăm và các dân tộc ít ngƣời khác (Chơro, Cơho, Raglai,…) mang đậm bản sắc riêng của Bình Thuận.

- Phát triển mạnh du lịch MICE kết hợp mua sắm, ẩm thực: + Khuyến khích đầu tƣ cơ sở vật chất, nâng cao chất lƣợng

+ Khai thác văn hóa ẩm thực địa phƣơng gắn với những đặc sản nổi tiếng của Bình Thuận nhƣ: mực một nắng, bánh hỏi, bánh xèo, gỏi cá mai, dông,

93

thanh long… tạo ra nhiều món ăn độc đáo và khác biệt. Xây dựng các tour hƣớng dẫn nghệ thuật chế biến món ăn đậm nét văn hóa truyền thống, tạo sự mới lạ cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

+ Phát triển các trung tâm thƣơng mại, mua sắm quy mô lớn gắn với hệ thống các cửa hàng bán hàng đặc sản của địa phƣơng nhƣ thanh long, tảo, nƣớc mắm Phan Thiết 3.2.1.3 Giải pháp thu hút vốn đầu tư.

- Tranh thủ huy động các nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách trung ƣơng nhƣ nguồn vốn hạ tầng du lịch, nguồn vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, nguồn vốn ODA cùng với nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông, thiết chế văn hóa, thể thao, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử phục vụ du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, vốn tín dụng nhà nƣớc để đầu tƣ nâng cấp, mở rộng dự án du lịch, đầu tƣ hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch. Khuyến khích góp vốn đầu tƣ phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các mô hình du lịch cộng đồng, home-stay, khai thác giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống…

3.2.2. Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu.

3.2.2.1 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.

- Xây dựng và triển khai Đề án về đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2013-2020 theo hƣớng tăng cƣờng xã hội hóa và thực hiện bằng nhiều hình thức đào tạo, bồi dƣỡng, đảm bảo đƣợc yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch ở tỉnh nhất là ở khu vực phía Nam, phía Bắc Phan Thiết; coi trọng chất lƣợng đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và kỹ năng mềm.

- Xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ ở các cơ sở du lịch có tay nghề, có trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ tốt, làm việc chuyên nghiệp; phát triển đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch đủ số lƣợng, vững về tay nghề và

94

ngoại ngữ; hình thành đội ngũ nhân viên có trình độ theo chuẩn quốc tế chuyên phục vụ các hội nghị, hội thảo quốc tế.

- Trang bị và nâng cao kiến thức về du lịch cộng đồng, văn hóa kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, ngoại ngữ...cho cƣ dân vùng du lịch; nâng cao kỹ năng tổ chức, khai thác, phục vụ khách du lịch của các công ty lữ hành, cộng đồng địa phƣơng trong phát triển các mô hình du lịch cộng đồng tại Bình Thuận.

3.2.2.2 Giải pháp tăng cường tổ chức quản lý và cơ chế chính sách về du lịch.

Là thƣờng xuyên kiện toàn tổ chức Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh; phát huy tinh thần chủ động, tích cực của các thành viên Ban Chỉ đạo trong triển khai, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch ở tỉnh.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nƣớc làm công tác quản lý về du lịch và liên quan đến du lịch có đầy đủ kiến thức, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn về du lịch và các ngoại ngữ cần thiết.

Hoàn thiện tổ chức, bộ máy làm công tác tham mƣu về quản lý tài nguyên, phát triển du lịch cấp huyện, thị xã, thành phố nhất là nhân lực quản lý cho Khu du lịch quốc gia Mũi Né, điểm du lịch quốc gia Phú Quý và đô thị du lịch Phan Thiết.

Hoàn thiện chức năng của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch kiêm hỗ trợ, hƣớng dẫn khách du lịch.

Đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động các Ban Quản lý khu, điểm du lịch, trung tâm hƣớng dẫn du lịch, xúc tiến du lịch ở các huyện, thị xã, thành phố.

Thành lập các Chi hội trực thuộc gắn với phát huy vai trò của Hiệp hội Du lịch; thành lập các Câu lạc bộ Nhà quản lý, Câu lạc bộ Lễ tân, Hƣớng dẫn viên nhằm tạo điều kiện gặp gỡ, giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm cho Hội

95

viên, thúc đẩy các mối quan hệ, hỗ trợ nhau trong hoạt động trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi.

3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ.

3.2.3.1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và CSVCKT du lịch.

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch phấn đấu cải thiện đƣợc cơ bản về giao thông đối ngoại. Tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ƣơng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm:

+ Nâng cấp quốc lộ 1A từ Phan Thiết-Đồng Nai.

+ Đƣờng cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết, Phan Thiết-Nha Trang. + Sân bay Phan Thiết.

- Hoàn thành các dự án đầu tƣ nâng cấp quốc lộ 55, tuyến Lƣơng Sơn-Đại Ninh. Từng bƣớc hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao gắn với du lịch:

- Trung tâm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật.

- Bảo tàng tỉnh.

- Trung tâm Thể thao biển. - Bến du thuyền.

Bảo đảm các điều kiện về hạ tầng giao thông nội bộ, điện, cấp thoát nƣớc, thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển du lịch cả chiều rộng và chiều sâu. Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành các công trình:

- Vỉa hè phía Tây đƣờng Nguyễn Đình Chiểu; mở rộng đƣờng Nguyễn Thông.

- Hoàn thành công viên Biển, kè chống xâm thực bờ biển Hàm Tiến. - Bến neo đậu tàu thuyền Mũi Né.

- Hệ thống Kios thông tin tra cứu và quảng bá du lịch. - Hệ thống các điểm truy nhập Wifi công cộng.

96

3.2.3.2. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, phát triển các kênh phân phối, chào bán sản phẩm du lịch.

- Thực hiện các Chƣơng trình kích cầu du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong mùa thấp điểm và các dịp lễ, tết.

- Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch ở tỉnh đƣa các sản phẩm du lịch ra chào bán tại các thị trƣờng mục tiêu thông qua hệ thống phân phối là các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nƣớc.

- Tổ chức hoạt động tôn vinh các hãng lữ hành gửi khách đến và các doanh nghiệp du lịch đón nhiều khách quốc tế tại Bình Thuận.

- Phát triển thƣơng hiệu du lịch Bình Thuận, chuyên nghiệp hóa hoạt

động quảng bá, xúc tiến du lịch.

- Tiếp tục phát triển và định vị ngày càng vững chắc hơn thƣơng hiệu du lịch Mũi Né-Phan Thiết ở các thị trƣờng du lịch quốc tế và trong nƣớc; có cơ chế quản lý, giữ uy tín, chất lƣợng sản phẩm để bảo vệ thƣơng hiệu Mũi Né- Phan Thiết.

- Nghiên cứu xây dựng thƣơng hiệu du lịch khu vực phía Nam Phan Thiết.

- Cơ bản đến năm 2020, xây dựng đƣợc hình ảnh điểm đến du lịch Bình Thuận:

+ Là một điểm đến nổi bật với loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái rừng - biển - đảo và du lịch văn hóa.

+ Là một trung tâm thể thao, giải trí biển lớn của Việt Nam. + Là một điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện và tin cậy.

- Tổ chức các chƣơng trình, sự kiện du lịch lớn ở tỉnh để truyền thông, quảng bá thƣơng hiệu du lịch Bình Thuận.

97

- Nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu du lịch Bình Thuận.

- Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động thông tin, quảng bá du lịch, chú trọng chất lƣợng nội dung, hình thức ấn phẩm quảng bá và phƣơng tiện thông tin hiện đại có sức lan truyền mạnh, rộng; tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch theo hƣớng có lựa chọn, mang tính chuyên nghiệp.

- Tranh thủ các mối quan hệ chính quyền, đoàn thể mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đại sứ, lãnh sự quán Việt Nam ở nƣớc ngoài, lãnh sự quán nƣớc ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh , Hà Nội và các cơ quan truyền thông quốc tế đến Việt nam để giới thiệu, quảng bá du lịch Bình Thuận đến các thị trƣờng du lịch quốc tế.

- Phối hợp với Tổng cục Du lịch, Tổng Công ty Hàng không quốc gia Việt Nam và Hiê ̣p hô ̣i Du li ̣ch Việt Nam tổ chức đón các đoàn Famtrip, Presstrip để giới thiệu tài nguyên, Năng lực, sản phẩm du lịch của tỉnh, thu hút đầu tƣ và mở rộng thị trƣờng khách du lịch quốc tế.

- Tham gia hội chợ, hội thảo về du lịch tổ chức trong và ngoài nƣớc nhằm tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trƣờng. Xuất bản đa dạng ấn phẩm du lịch phục vụ việc tham gia các hội chợ, hội thảo chuyên ngành du lịch kích thích sự quan tâm chú ý của du khách.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, hợp tác trong nƣớc, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng du lịch trong nƣớc và quốc tế. Chú trọng hợp tác phát triển các tour liên kết với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; hợp tác với công ty lữ hành các nƣớc Đông Nam Á đƣa khách đến Bình Thuận.

- Ban hành cơ chế huy động nguồn lực của doanh nghiệp du lịch cùng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của Bình Thuận (Trang 89)