Mục tiêu phát triển của du lịch Bình Thuận

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của Bình Thuận (Trang 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.2 Mục tiêu phát triển của du lịch Bình Thuận

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian tới nhiệm vụ của ngành đƣợc xác định theo hƣớng phát triển du lịch chất lƣợng cao và đảm bảo tính bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đi đôi với bảo vệ, giữ gìn môi trƣờng du lịch và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc trong tỉnh, nâng cao chất lƣợng phục vụ để du lịch thực sự là ngành kinh tế động lực của tỉnh.

Năm 2015 đón trên 4 triệu lƣợt khách (khách quốc tế chiếm 15 – 17%, số ngày lƣu trú đạt từ 2,5 – 2,7 ngày/khách; tổng sản phẩm du lịch – dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 73 – 75% trong tổng GDP của thành phố; số phòng đạt chuẩn khách sạn gắn sao từ 3.000 – 3.500 phòng đạt 35% tổng số phòng kinh doanh lƣu trú. Ngành du lịch Bình Thuận hƣớng tới phát triển du lịch chất lƣợng cao; xây dựng môi trƣờng du lịch thân thiện và bền vững, tập trung chỉnh trang đô thị, xây dựng thành phố xanh, thành phố sinh thái, văn hóa; phát triển du lịch chất lƣợng cao theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng không gian du lịch, phát triển và khôi phục các ngành nghề truyền thống…; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng phục vụ của đội ngũ những ngƣời làm du lịch; tăng cƣờng sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, công tác quản lý nhà nƣớc, vận động của mặt trận, đoàn thể quần chúng và vai trò của ngƣời dân tham gia phát triển du lịch chất lƣợng cao. Công bố và triển khai quy hoạch tổng thể về phát triển văn

89

hóa, thể thao và du lịch Bình Thuận đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020, hoàn thành quy hoạch chi tiết về du lịch ở những nơi có tiềm năng phát triển du lịch; khôi phục một số làng nghề truyền thống, làng văn hóa kiểu mẫu trong vùng đồng bào dân tộc nhằm nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở các địa bàn dân cƣ dân tộc trong tỉnh. Đầu tƣ xây dựng chiến lƣợc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vào phát triển kinh tế du lịch của tỉnh, văn hóa ứng xử của ngƣời Bình Thuận “thanh lịch, hiền hòa, mến khách”, quan tâm đầu tƣ xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao nhằm tạo điều kiện phát huy các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ phát triển du lịch. Ngoài ra, hoa cũng là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo của ngành Du lịch Bình Thuận không chỉ hiện nay mà cả trong thời gian tới. Các dự án đầu tƣ chuyên đề về du lịch gắn với hoa sẽ góp phần rất lớn cho mục tiêu khai thác hoa phục vụ mục đích phát triển du lịch sinh thái tại Bình Thuận. Tuy nhiên, phát triển du lịch Bình Thuận nhƣ phát triển các tuyến du lịch sinh thái tham quan các trang trại, tổ chức các hoạt động du lịch canh nông cho du khách đƣợc tham gia vào quy trình trồng và sản xuất Nông Nghiệp, nhƣ trồng cây Thanh Long; sử dụng sản phẩm Thanh long cắt cành, canh tác trồng cây Thanh Long … sẽ làm phong phú và đa dạng hơn cho sản phẩm du lịch Bình Thuận, đồng thời phát huy đƣợc hết Năng lực của du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, đặc biệt là tạo cơ hội cho ngƣời nông dân có thêm hƣớng phát triển mới cho cây hoa dựa vào các hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của Bình Thuận (Trang 88)