8. Cấu trúc luận văn
1.3.3.3. Hành vi của các công ty lữ hành
Đó là sự uy tín trong kinh doanh du lịch, hoạt động marketing, ứng dụng công nghệ mới trong kinh doanh du lịch. Nó giúp cho việc lựa chọn các
40
điểm đến du lịch trong chƣơng trình tour của du khách, kể cả việc trung thành lựa chọn những điểm đến đó vào những lần sau.
1.3.3.4. Các nhân tố bên ngoài.
Gồm các yếu tố: tỷ giá hối đoái, đối thủ cạnh tranh, suy thoái kinh tế, an ninh, chính trị,… Những yếu tố này tác động khá lớn đến tâm lý du khách cũng nhƣ tác động vào quá trình lựa chọn điểm đến du lịch của họ.
1.3.4. Các phƣơng pháp đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến:
Có nhiều phƣơng pháp đánh giá lực cạnh tranh của một điểm đến. Tuy nhiên do những hạn chế khách quan và chủ quan nhất định, trong nghiên cứu vận dụng lý thuyết năng lực cạnh tranh, tác giả lựa chọn vận dụng và kết hợp linh hoạt một số phƣơng pháp đánh giá và kỹ thuật đánh giá để đƣa ra những nhận định sát thực tế nhất về năng lực canh tranh điểm đến của địa bàn nghiên cứu.
1.3.4.1. Đánh giá NLCT theo các tiêu chí đánh giá:
- Theo tác giả Metin Kozak, năng lực cạnh tranh có thể đƣợc đánh giá theo các tiêu chí định tính nhƣ đặc điểm Kinh tế - Xã hội, đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch; mức độ hài lòng, mức độ không hài lòng hay phàn nàn của khách; nhận xét của các công ty lữ hành, của các trung gian môi giới khác; chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch; chất lƣợng của các tiện nghi và của các dịch vụ du lịch.
Và các chỉ tiêu mang tính định lƣợng nhƣ số lƣợng khách du lịch đến, thời gian lƣu trú, mức chi tiêu, doanh thu du lịch
- Theo Dwyer và Kim NLCT đƣợc đánh giá theo các chỉ số:
+ Các chỉ số nguồn lực thừa hƣởng nhƣ khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch; cảnh quan môi trƣờng, tài nguyên du lịch với các di tích, di sản, làng nghề, ẩm thực, vƣờn quốc gia, bãi biển…
41
+ Các chỉ số nguồn lực sáng tạo: nhƣ các lễ hội/sự kiện đặc biệt, công viên chủ đề; các hoạt động giải trí, hiêu quả vận chuyển du lịch, hoạt động mua sắm, triển lãm hội nghị, chất lƣợng/tính đa dạng của cơ sở lƣu trú…
+ Các chỉ số nguồn lực và nhân tố hỗ trợ: chăm sóc sức khỏe, tài chính, bƣu chính viễn thông, an ninh an toàn…
+ Các chỉ số quản lý điểm đến: chính sách phát triển du lịch, xuất nhập cảnh, ứng dụng công nghệ trong kinh doanh du lịch, môi trƣờng đầu tƣ phát triển du lịch…
+ Các chỉ số về điều kiện cầu: sự phù hợp giữa sản phẩm du lịch và nhu cầu sở thích của du khách, hình ảnh điểm đến…
1.3.4.2. Đánh giá NLCT theo mô hình SWOT
- Kỹ thuật đánh giá thƣờng đƣợc thực hiện theo mô hình phân tích SWOT. Phƣơng pháp đƣợc đo lƣờng bằng việc phân tích điểm mạnh (Strenghts), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) các yếu tố nội tại bên trong và bên ngoài. Phƣơng pháp này, cho phép các tổ chức, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý du lịch nghiên cứu một cách có hệ thống các điều kiện của SWOT để đƣa vào trong tiến trình phân loại sự lựa chọn chiến lƣợc và chiến thuật kinh doanh có hiệu quả.
1.3.4.3. Đánh giá theo đại diện phía cung và phía cầu:
Phƣơng pháp này thƣờng sử dụng lập bảng câu hỏi điều tra NLCT điểm đến với các chỉ số đánh giá theo đại diện phía cung là nguồn lực thừa hƣởng, nguồn lực sáng tạo, nguồn lực hỗ trợ, quản lý điểm đến và điều kiện cầu; Đánh giá theo đại diện phía cầu dựa trên điều tra khách du lịch qua các doanh nghiệp, điểm du lịch, khách sạn…
42
Phƣơng pháp này thƣờng so sánh từ hai đối tƣợng trở lên, trong đó so sánh NLCT điểm đến với các yếu tố cấu thành điểm đến nhƣ điểm hấp dẫn du lịch, khả năng tiếp cận, nơi ăn nghỉ, tiện nghi và các dịch vụ bổ sung.
Tiểu kết chƣơng 1
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng đều có một lợi thế để phát triển du lịch khác nhau. Và khả năng thu hút cũng nhƣ sự cạnh tranh của điểm đến “phản ánh cảm nhận, niềm tin, và ý kiến mà mỗi cá nhân có đƣợc về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”. Một điểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách thì điểm đến đó càng có cơ hội để đƣợc du khách lựa chọn. Có nhiều quan niệm khác nhau về điểm đến du lịch cũng nhƣ khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh. ĐỒng thời cũng có những phƣơng pháp đánh giá khác nhau về NLCT. Do vậy việc khái quát và vận dụng linh hoạt phù hợp với bối cảnh thực tiễn cũng nhƣ những khả năng thông tin có đƣợc từ các phƣơng pháp sẽ tạo cơ sở cho nghiên cứu ở chƣơng tiếp theo.
43
CHƢƠNG 2
NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BÌNH THUẬN 2.1. Khái quát về các điều kiện phát triển du lịch và thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận
2.1.1. Các điều kiện phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Bình Thuận là tỉnh cực nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với đƣờng bờ biển dài 192 km. Ngoài khơi có đảo Phú Quy cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trung tâm tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách thành phố Nha Trang 250 km, có quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của cả nƣớc, quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên, quốc lộ 55 nối với trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu.
Với vị trí trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận sẽ có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lƣu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nƣớc. Sức hút của các thành phố và trung tâm phát triển nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang đã tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tiếp thu nhanh khoa học và kỹ thuật.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình: đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích đất tự nhiên, đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích đất tự nhiên, vùng đồi gò chiếm 31,65%
44
diện tích đất tự nhiên, vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên. Với địa hình này đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng.
2.1.1.3. Khí hậu
Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiều nắng, không có mùa đông, nhiệt độ trung bình là 26,50
C – 27,50C; lƣợng mƣa thấp, trung bình là 800 - 1600mm/năm, thấp hơn trung bình cả nƣớc (1.900 mm/năm) đây là yếu tố thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm.
2.1.1.4. Hệ sinh thái
Về điều kiện tự nhiên của Bình Thuận khá thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch bởi đây là khu vực có độ nắng dồi dào cả về lƣợng và chất, cùng với nhiệt độ ôn hòa (trung bình từ 26,05 - 27,05 0 C ), lƣợng mƣa thấp và tập trung, đã tạo ƣu thế về mặt khí hậu rất có giá trị đối với việc tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm. Ngoài ra, tại Bình Thuận còn có hệ sinh thái động thực vật phong phú về chủng loại có giá trị cao trong việc thu hút du khách tham quan, nghiên cứu và nhiều mỏ nƣớc khoáng có giá trị phục vụ tiêu dùng và chữa bệnh, trong đó đặc biệt là nguồn nƣớc nóng với trữ lƣợng lớn tại chân núi Tà Kú thuộc huyện Hàm Thuận Nam chƣa đƣợc khai thác, có nhiều điều kiện tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái và nghĩ dƣỡng, chữa bệnh…Ngoài các tiềm năng vừa nêu trên, nổi bật hơn hẳn vẫn là các tài nguyên du lịch biển, các danh thắng, cảnh quan núi, rừng, cát, sông suối, thác, đèo hùng vĩ và thơ mộng trên địa bàn tỉnh. Với 192 km chiều dài bờ biển, ven biển Bình Thuận có nhiều đảo, cù lao, vũng, vịnh và bãi biển có cảnh quan đẹp, môi trƣờng hoang dã và trong sạch nhƣ : Cù Lao Câu, Bình Thạnh (huyện Tuy Phong), bãi biển Đồi Dƣơng - Thƣơng Chánh, Rạng, Mũi Né - Hòn Rơm (TP Phan Thiết), Mũi Điện Khe Gà (huyện Hàm Thuận Nam), Đồi Dƣơng, Hòn Bà, Ngảnh Tam Tân (huyện Hàm Tân)... trong đó có số cảnh quan thu hút nhiều du khách nhƣ: Đồi Cát bay, Hòn Rơm ( Mũi Né ), Suối tiên ( Hàm Tiến ), Bình Thạnh (Tuy Phong), Đá Ông Địa, Lầu Ông Hoàng (Phan Thiết),v.v... Ngoài khu vực ven biển, còn có các hồ thiên
45
nhiên và nhân tạo cùng núi rừng tạo nên những quan cảnh đẹp nhƣ hồ Biển Lạc (rộng 280 ha), hồ Bàu Trắng (Bắc Bình), hồ Hàm Thuận - Đa Mi, núi Ông (cao 1.302 m), Thác Bà, Thác Reo ở Đức Linh-Tánh Linh... Kết hợp cùng với các di tích văn hóa-lịch sử, nghệ thuật độc đáo nhƣ : Khu di tích Dục Thanh, các Đình Làng Đức Nghĩa, Đình Vạn Thuỷ Tú - Đức Thắng, Tháp Chàm Pôsanƣ, chùa Cổ Thạch, chùa núi Tà Kóu... tất cả tạo nên những điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động du lịch phong phú, đa dạng, đồng thời là yếu tố quan trọng kết hợp nâng cao vị trí du lịch Bình Thuận hiện tại và trong tƣơng lai.
2.1.1.6. Tài nguyên du lịch * Tài nguyên du lịch tự nhiên :
Trong các tài nguyên về du lịch của Bình Thuận, tài nguyên về du lịch biển là nổi bật hơn cả. Với 192 km chiều dài bờ biển, ven biển còn có nhiều đảo, cù lao, vũng, vịnh; bãi biển có cảnh quan đẹp, môi trƣờng hoang dã với những bãi cát trắng, nƣớc trong xanh, tạo nên nhiều điểm du ngoạn nổi tiếng nhƣ: Cù Lao Câu, Bình Thạnh, Gành Son (Tuy Phong), Bàu Trắng (Bắc Bình), bãi biển Đồi Dƣơng – Thƣơng Chánh, Rạng, Mũi Né – Hòn Rơm (Tp. Phan Thiết), Mũi Điện – Khe Gà, Thuận Quý (Hàm Thuận Nam), Đồi Dƣơng, Hòn Bà, Ngảnh Tam Tân, Cam Bình (LaGi) … trong đó có một số cảnh quan thu hút nhiều du khách nhƣ: Đồi Cát Bay (Mũi Né, Hoà Thắng), Hòn Rơm (Mũi Né), Suối Tiên (Hàm Tiến), Bãi đá màu - Bình Thạnh (Tuy Phong).
Đảo Phú Quý với nhiều bãi tắm hoang sơ nhƣ vịnh Triều Dƣơng, bãi doi Dừa, bãi nhỏ Gành Hang, bãi dọc doi Mộ Thầy Nại…và nhiều danh thắng nổi tiếng nhƣ 2 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là chùa Linh Quang, Vạn An Thạnh; hay mộ Thầy Nại, miếu Bà Chúa Chăm, núi Cao Cát với cảnh quan hùng vĩ đƣợc tạo hóa bởi các tần núi đá dựng đứng. Ngoài ra đảo còn ẩn chức nhiều di tích khảo cổ cùng những môi ngộ cổ kỳ lạ.
46
Cù lao Câu cách bờ biển thuộc xã Phƣớc Thể, huyện Tuy Phong 6,2 hải lý có hình dáng tựa chú cá sấu nằm, dài 1.200m, rộng 800m. Do trên đảo hiện không có ngƣời ở nên Cù Lao Câu có nhiều bãi tắm đẹp và thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ. Quanh đảo có rất nhiều chủng loại san hô và các giống cá tụ hội sinh sống, trong đó có nhiều chủng loại hải sản quý hiếm.
Tiềm năng du lịch biển đảo Bình Thuận còn phải kể đến vùng biển hiền hòa và thi vị tại Tiến Thành - Hàm Thuận Nam. Biển ở đây quanh năm lặng sóng với những làng chài và rừng dƣơng xanh mát mắt. Ngƣợc với những đồi cát vàng ƣơm ở khu vực Mũi Né, song hành cùng biển Tiến Thành - Hàm Thuận Nam là những đồi cát đỏ au và hàng trăm bãi đá nâu sẫm hƣớng biển làm đẹp thêm bức tranh thiên nhiên hữu tình, lãng mạn.
Di tích lịch sử - văn hóa:
Bình Thuận có nhiều di tích lịch sử - văn hóa kiến trúc cổ gồm các đình nhƣ: đình Xuân An (Chợ Lầu, Bắc Bình), đình Xuân Hội (Chợ Lầu, Bắc Bình), đình Đức Thắng (Đức Thắng - Phan Thiết), đình Đức Nghĩa (Đức Nghĩa - Phan Thiết), đình Phú Hội (Hàm Hiệp - Hàm Thuận Bắc), đình Tú Luông (Đức Long - Phan Thiết), đình Bình An (Bình Thạnh - Tuy Phong). Ngoài ra còn có khu nhà thờ cụ Nguyễn Thông với Ngọa Du Sào (Đức Nghĩa - Phan Thiết) và mộ chí của ông ở Núi Cố (Phú Hài - Phan Thiết). Tất cả các công trình lâu đời ấy đều có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa đến tham quan.
Di tích lịch sử - văn hóa về kiến trúc cổ người Chăm:
Tháp Chăm chƣa đƣợc khám phá nhiều về lịch sử, về những bí mật trong kỹ thuật kiến trúc. Đền Tháp Chăm ở Bình Thuận đang đặt ra nhiều yêu cầu đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc nhƣ các nhóm tháp Pô Đam (Phú Lạc -Tuy Phong), nhóm đền tháp PôShaInƣ (Phú Hài-Phan Thiết), phế tích tháp
47
Chăm ở Kim Bình (Hàm Thắng-Hàm Thuận Bắc), các tháp Chăm mới phát hiện ở Hàm Phú, Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc).
Về đền thờ thì có: đền thờ Pô Klong Mơh Nai (Lƣơng Sơn-Bắc Bình), bộ sƣu tập di sản văn hóa hoàng tộc Chăm và đền thờ Pô Nit (Phan Hiệp - Bắc Bình), đền thờ công chúa Bàng Tranh (Long Hải-Phú Quý). Ngoài ra còn có hệ thống thành lũy nhƣ dấu tích ở xã Lƣơng Sơn (Bắc Bình) đƣợc xem là công trình kiến trúc quân sự của ngƣời Chăm.
Danh lam thắng cảnh và tín ngưỡng:
Hầu nhƣ ở địa phƣơng nào của Bình Thuận cũng có cảnh đẹp, trong đó chùa với đặc điểm là nơi thờ Phật yên tĩnh, kết hợp với cảnh trí thiên nhiên độc đáo góp phần tạo nên nhiều thắng cảnh thu hút đông đảo du khách. Nghệ thuật trang trí, điêu khắc trên những pho tƣợng, các mảng phù điêu, bao lam, thành vọng…đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Bộ phận quan trọng cấu thành di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Bình Thuận là những ngôi chùa nhƣ: chùa Cổ Thạch còn gọi là chùa Hang (Bình Thạnh-Tuy Phong), chùa Núi Tà Cú (Thuận Nam, Hàm Thuận Nam), chùa Linh Sơn (Vĩnh Hảo-Tuy Phong), Chùa Ông (Đức Nghĩa-Phan Thiết), chùa Phật Quang (Hƣng Long-Phan Thiết)…Về mặt tín ngƣỡng dân gian thì có: dinh Thầy Thím (Tân Tiến, La Gi), Vạn Thủy Tú (Đức Thắng-Phan Thiết), Vạn An Thạnh (Tam Thanh-Phú quý), lăng Ông Nam Hải…Nói về danh lam thắng cảnh cũng không quên nhắc đến Lầu Ông Hoàng (Phú Hài-Phan Thiết) dù nay chỉ còn sót lại đôi nét cảnh quan không còn lầu các nhƣ xƣa.
Thắng cảnh lịch sử truyền thống và du lịch về nguồn:
Lọai hình du lịch về nguồn nhằm để khơi gợi, giáo dục sâu đậm mọi thế hệ, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng kháng chiến của nhân dân Bình Thuận. Phục vụ cho loại hình này có: Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận, Trƣờng Dục Thanh - Phan Thiết, các căn cứ kháng chiến Nam Sơn,
48
Đông Giang (Hàm Thuận Bắc), Bắc Ruộng, Lồ Ô (Tánh Linh), khu Lê Hồng Phong, Bàu Trắng (Bắc Bình).
2.1.1.6. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
Giao thông đường bộ
Bình Thuận đã nỗ lực trong việc thiết lập hệ thống đƣờng bộ có chất lƣợng tƣơng đối tốt và phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh, một mặt đảm bảo giao thông thuận lợi trong nội tỉnh, mặt khác đặt Bình Thuận vào vị trí cầu nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ. Hơn nữa, với hệ thống quốc lộ chạy qua và việc nối tuyến với quốc lộ 1A, Bình Thuận có thể dễ dàng giao lƣu với các tỉnh khác trong cả nƣớc. Hiện nay, hệ thống đƣờng bộ của Bình Thuận tƣơng đối dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phƣơng tiện giao thông có thể đến đƣợc hầu hết các xã và đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại của nhân dân. Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đƣờng tỉnh và đƣờng huyện, đến nay, mạng lƣới đƣờng bộ ở Bình Thuận có tổng chiều dài 1.744km, trong đó:
Hệ thống quốc lộ có tổng chiều dài 412,15km, gồm 264,85km đƣờng nhựa, 65,3km đƣờng cấp phối, 82km đƣờng đất, trên dọc tuyến có 54 cầu với