Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của Bình Thuận (Trang 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3.Nhóm giải pháp hỗ trợ

3.2.3.1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và CSVCKT du lịch.

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch phấn đấu cải thiện đƣợc cơ bản về giao thông đối ngoại. Tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ƣơng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm:

+ Nâng cấp quốc lộ 1A từ Phan Thiết-Đồng Nai.

+ Đƣờng cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết, Phan Thiết-Nha Trang. + Sân bay Phan Thiết.

- Hoàn thành các dự án đầu tƣ nâng cấp quốc lộ 55, tuyến Lƣơng Sơn-Đại Ninh. Từng bƣớc hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao gắn với du lịch:

- Trung tâm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật.

- Bảo tàng tỉnh.

- Trung tâm Thể thao biển. - Bến du thuyền.

Bảo đảm các điều kiện về hạ tầng giao thông nội bộ, điện, cấp thoát nƣớc, thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển du lịch cả chiều rộng và chiều sâu. Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành các công trình:

- Vỉa hè phía Tây đƣờng Nguyễn Đình Chiểu; mở rộng đƣờng Nguyễn Thông.

- Hoàn thành công viên Biển, kè chống xâm thực bờ biển Hàm Tiến. - Bến neo đậu tàu thuyền Mũi Né.

- Hệ thống Kios thông tin tra cứu và quảng bá du lịch. - Hệ thống các điểm truy nhập Wifi công cộng.

96

3.2.3.2. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, phát triển các kênh phân phối, chào bán sản phẩm du lịch.

- Thực hiện các Chƣơng trình kích cầu du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong mùa thấp điểm và các dịp lễ, tết.

- Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch ở tỉnh đƣa các sản phẩm du lịch ra chào bán tại các thị trƣờng mục tiêu thông qua hệ thống phân phối là các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nƣớc.

- Tổ chức hoạt động tôn vinh các hãng lữ hành gửi khách đến và các doanh nghiệp du lịch đón nhiều khách quốc tế tại Bình Thuận.

- Phát triển thƣơng hiệu du lịch Bình Thuận, chuyên nghiệp hóa hoạt

động quảng bá, xúc tiến du lịch.

- Tiếp tục phát triển và định vị ngày càng vững chắc hơn thƣơng hiệu du lịch Mũi Né-Phan Thiết ở các thị trƣờng du lịch quốc tế và trong nƣớc; có cơ chế quản lý, giữ uy tín, chất lƣợng sản phẩm để bảo vệ thƣơng hiệu Mũi Né- Phan Thiết.

- Nghiên cứu xây dựng thƣơng hiệu du lịch khu vực phía Nam Phan Thiết.

- Cơ bản đến năm 2020, xây dựng đƣợc hình ảnh điểm đến du lịch Bình Thuận:

+ Là một điểm đến nổi bật với loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái rừng - biển - đảo và du lịch văn hóa.

+ Là một trung tâm thể thao, giải trí biển lớn của Việt Nam. + Là một điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện và tin cậy.

- Tổ chức các chƣơng trình, sự kiện du lịch lớn ở tỉnh để truyền thông, quảng bá thƣơng hiệu du lịch Bình Thuận.

97

- Nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu du lịch Bình Thuận.

- Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động thông tin, quảng bá du lịch, chú trọng chất lƣợng nội dung, hình thức ấn phẩm quảng bá và phƣơng tiện thông tin hiện đại có sức lan truyền mạnh, rộng; tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch theo hƣớng có lựa chọn, mang tính chuyên nghiệp.

- Tranh thủ các mối quan hệ chính quyền, đoàn thể mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đại sứ, lãnh sự quán Việt Nam ở nƣớc ngoài, lãnh sự quán nƣớc ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh , Hà Nội và các cơ quan truyền thông quốc tế đến Việt nam để giới thiệu, quảng bá du lịch Bình Thuận đến các thị trƣờng du lịch quốc tế.

- Phối hợp với Tổng cục Du lịch, Tổng Công ty Hàng không quốc gia Việt Nam và Hiê ̣p hô ̣i Du li ̣ch Việt Nam tổ chức đón các đoàn Famtrip, Presstrip để giới thiệu tài nguyên, Năng lực, sản phẩm du lịch của tỉnh, thu hút đầu tƣ và mở rộng thị trƣờng khách du lịch quốc tế.

- Tham gia hội chợ, hội thảo về du lịch tổ chức trong và ngoài nƣớc nhằm tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trƣờng. Xuất bản đa dạng ấn phẩm du lịch phục vụ việc tham gia các hội chợ, hội thảo chuyên ngành du lịch kích thích sự quan tâm chú ý của du khách.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, hợp tác trong nƣớc, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng du lịch trong nƣớc và quốc tế. Chú trọng hợp tác phát triển các tour liên kết với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; hợp tác với công ty lữ hành các nƣớc Đông Nam Á đƣa khách đến Bình Thuận.

- Ban hành cơ chế huy động nguồn lực của doanh nghiệp du lịch cùng ngân sách nhà nƣớc bảo đảm các hoạt động xây dựng, phát triển thƣơng hiệu du

98

lịch, tổ chức các sự kiện và các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chung của tỉnh.

3.2.3.3. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn trong du lịch.

- Kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tại địa phƣơng.

- Tập trung thực hiện nội dung “Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong việc đảm bảo môi trƣờng, văn minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch”.

-Tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp, tăng cƣờng công tác chỉ đạo, phối hợp liên ngành để kiểm tra, phát hiện và xử lý triệt để những hành vi cƣớp giật tài sản, lừa đảo, gian lận, tăng giá, chặt chém, đeo bám, ép khách du lịch...

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch, đến hết năm 2013, 100% các khu, điểm du lịch hoàn thành việc xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn.

- Thiết lập đƣờng dây nóng để tiếp nhận, giải quyết và phản hồi thông tin kịp thời đến khách du lịch, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân nhằm xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, việc giữ gìn, đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trƣờng để phát triển du lịch. Khen thƣởng, động viên các tổ chức, cá nhân có những đóng góp tích cực và hiệu quả trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng du lịch trên địa bàn.

3.2.3.4. Tăng cường phối hợp liên ngành, liên vùng.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định nhà nƣớc trong hoạt động kinh doanh du lịch đồng thời giải quyết tốt các vấn đề về môi trƣờng tự nhiên, xã hội tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững.

99

- Các sở, ngành, UBND các địa phƣơng tích cực phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành tổ chức hƣớng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch việc thực hiện đúng, đầy đủ các quy định, pháp luật nhà nƣớc về điều kiện về kinh doanh, an ninh trật tự, xây dựng, ngoại hối, thuế, vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá,… đồng thời tăng cƣờng công tác hậu kiểm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đảm bảo môi trƣờng kinh doanh du lịch lành mạnh, chuyên nghiệp.

- Thƣờng xuyên gặp gỡ, tích cực xử lý, giải quyết thấu đáo, kịp thời các kiến nghị của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch ở địa bàn, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, phát triển bền vững.

- Triển khai các chƣơng trình phòng chống biến đổi khí hậu, thiên tai nhất là khu vực ven biển; áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trƣờng trong kinh doanh du lịch; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chƣơng trình giám sát môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Triển khai chƣơng trình du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng gắn với kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ môi trƣờng tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về môi trƣờng du lịch; khuyến khích và hỗ trợ đối với các mô hình tiết kiệm năng lƣợng, sử dụng nguyên vật liệu địa phƣơng, ứng dụng công nghệ sạch; đánh giá, tôn vinh những thƣơng hiệu du lịch “xanh” ở tỉnh.

- Thực hiện nghiêm túc quy định về thẩm định và tái thẩm định, duy trì chất lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch; kiểm tra an ninh, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động làm cơ sở để doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đủ khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

3.3. Kiến nghị

3.3.1 Đối với địa phương

100

Xây dựng ý thức phát huy tính ƣu việt sẵn có của ngƣời dân bản xứ hiền hòa, mến khách tạo ấn tƣợng ban đầu và lâu dài về tính cách đặc thù, lòng hiếu khách, một vùng miền bình yên và mến khách với du khách, ngƣời dân đóng vai trò chủ động xây dựng cảnh quan môi trƣờng, nơi ở của mình thực sự là một thành phố xanh, sạch, đẹp. Xây dựng ý thức, tuyên truyền, giáo dục vận động trong ngƣời dân xây dựng, bảo vệ và tự hào về vẻ đẹp tự nhiên vốn có của Bình Thuận, về mô hình kinh tế lấy du lịch làm trọng điểm để phát triển nền kinh tế địa phƣơng.

Kiến nghị đối với ngành du lịch địa phƣơng:

Cần nghiên cứu, tham mƣu và giúp việc cho địa phƣơng thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch trong lĩnh vực du lịch, chú trọng tại một số địa phƣơng trọng điểm, trong thành phố Phan Thiết. Chú trọng đến du lịch mang tính đặc thù của vùng miền núi với những Năng lực về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lich nhân văn. Xây dựng môi trƣờng du lịch theo hƣớng phát triển bền vững, đặc biệt quan tâm công tác khôi phục, nâng cấp, bảo vệ môi trƣờng cảnh quan thiên nhiên và đảm bảo môi trƣờng kinh doanh dịch vụ - du lịch lành mạnh, văn minh đô thị.

Cần kiểm tra lại hệ thống đánh giá các tiêu chuẩn của các cơ sở kinh doanh lƣu trú và tiến hành thẩm định lại toàn bộ cơ sở lƣu trú nhằm rà soát, đánh giá lại chất lƣợng, kiên quyết hạ hạng, cấp đối với các cơ sở không đảm bảo yêu cầu đối với từng loại hạng, thậm chí đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở không đủ điều kiện, các hoạt động kinh doanh kém bền vững… Có biện pháp hỗ trợ và hƣớng dẫn các cơ sở kinh doanh áp dụng các biện pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, tổ chức những cuộc khảo sát lấy ý kiến bình chọn của khách hàng về các chất lƣợng dịch vụ phục vụ lƣu trú, nhà hàng, điểm mua sắm, dịch vụ ẩm thực đạt tiêu chuẩn và đạt chất lƣợng phục vụ giúp du khách có cơ sở để lựa chọn và quyết định điểm dừng trong chuyến đi.

101

Xây dựng chính sách quản lý giá cả đối với các cơ sở kinh doanh và có những chính sách uyển chuyển, linh động với những chƣơng trình giảm giá kích cầu du lịch theo từng mùa du lịch.

Tham mƣu quy hoạch và đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch ở cả các cơ quản quản lý nhà nƣớc về du lịch và đội ngũ lãnh đạo, nhân viên tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá về du lịch giúp các cơ sở, doanh nghiệp có điều kiện, cơ hội tiếp cận với nhà đầu tƣ, liên kết du lịch, trao đổi kinh nghiệm và đổi mới hoạt động kinh doanh của chính mình. Tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Củng cố và phát huy vai trò ban lãnh đạo phát triển du lịch tỉnh. Củng cố nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Du lịch.

Kiến nghị đối với cơ quan chức năng địa phƣơng:

Định hƣớng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và những 5 năm kế tiếp cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển vùng, lĩnh vực đến năm 2015 và định hƣớng đến 2020. Tăng cƣờng phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ cho phát triển kinh tế du lịch và tăng cƣờng đầu tƣ cho các chƣơng trình phúc lợi an sinh xã hội của tỉnh, thậm chí có thể huy động sức đóng góp từ phía ngƣời dân địa phƣơng trong các chƣơng trình mang lại phúc lợi an sinh xã hội chung cho địa phƣơng. Tiếp tục các chƣơng trình và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế du lịch tại địa phƣơng và cho các đơn vị có đăng ký thƣơng hiệu, các đơn vị đƣợc xét chọn bình bầu của khách hàng về thuế, ƣu đãi trong đổi mới hình thức vốn, ƣu đãi cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng nhà nƣớc và các ngân hàng thƣơng mại… Phê duyệt quy hoạch định hƣớng phát triển kinh tế xã hội và ngành du lịch Bình Thuận, chiến lƣợc và quy hoạch tổng thể phát triển làng nghề và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch và xuất khẩu, chiến lƣợc phát triển, đăng ký quảng bá

102

thƣơng hiệu du lịch Bình Thuận trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc đến năm 2020 chú trọng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Xây dựng đề án cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng minh bạch, rõ ràng nhằm tạo mọi thuận lợi cho công dân, tổ chức giải quyết các nhu cầu về thủ tục hành chính cần thiết, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sách nhiễu hoặc cố tình làm trái pháp luật của các cấp, các ngành. Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu xây dựng và thực thi thể chế kinh tế thị trƣờng, đảm bảo đƣợc hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực.

Quy hoạch nguồn cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ một cách hệ thống nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Tiếp tục đẩy nhanh để hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ du lịch: đƣờng cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nội thành, nội thị, hạ tầng giao thông trong nội thành Phan Thiết một hợp lý. Tổ chức các bến bãi đậu xe phục vụ nhân dân và du khách. Tập trung xây dựng các tuyến du lịch từ phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên (gắn với con đƣờng di sản), miền Đông – Tây Nam bộ và nối các tour du lịch quốc tế, khu vực. Trồng nhiều cây xanh trong thành phố, phối hợp và có phân công chịu trách nhiệm của ngƣời dân trồng, tự chăm sóc cây xanh chung quanh và nơi công cộng khu vực mình quản lý.

Hỗ trợ xây dựng, khôi phục các làng nghề truyền thống, đồng thời tổ chức các cuộc thi sáng tạo sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới phục vụ du lịch nhằm tạo ra nhiều sản phẩm đặc trƣng của địa phƣơng phục vụ du lịch, gia tăng mức chi tiêu của du khách tại địa phƣơng. Tổ chức các lễ hội, tết với quy mô quốc gia, quốc tế và một số lễ hội, sự kiện văn hóa – du lịch khác nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của du khách, các nhà đầu tƣ trong nƣớc và

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của Bình Thuận (Trang 95)