Khái niệm

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của Bình Thuận (Trang 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Khái niệm

Thuật ngữ năng lực cạnh tranh đƣợc sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên môn về khái niệm cũng nhƣ cách đo lƣờng, phân tích năng lực cạnh tranh.

Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học: “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành đƣợc thị phần lớn trƣớc đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp” [Từ điển thuật ngữ kinh tế học]

Theo Metin Kozak: “Năng lực cạnh tranh điểm đến là khả năng của một

điểm đến có thể cung cấp một cách tương xứng các sản phẩm du lịch cho du khách với sự thỏa mãn cao nhất, khác biệt hơn, với chất lượng cao hơn và tốt hơn so với các điểm đến khác và có thể duy trì bền vững những kết quả đó” [2,

tr18].

Theo một số tác giả khác cho rằng năng lực cạnh tranh điểm đến là khái niệm chung bao hàm những khác biệt về giá kết hợp với sự vận động của tỷ giá, mức độ hiệu quả của các thành phần khác nhau trong ngành du lịch và nhân tố chất lƣợng ảnh hƣởng tới sự hấp dẫn hoặc các yếu tố khác của điểm đến.

Theo tác giả Nguyễn Anh Tuấn: “ Năng lực cạnh tranh điểm đến là khả

năng của một điểm đến cạnh tranh với các điểm đến khác một cách hiệu quả trên thị trường du lịch khu vực và quốc tế, mang lại sự trải nghiệm thỏa mãn hơn cho khách du lịch và sự thịnh vượng bền vững hơn cho người dân bản địa”

[15]

Có thể thấy năng lực cạnh tranh điểm đến đƣợc tạo ra từ thực lực tiềm năng của điểm đến và cũng là các yếu tố nội hàm của mỗi điểm đến. năng lực cạnh tranh điểm đến không chỉ đƣợc tính bằng các tiêu chí về tài nguyên tự

37

nhiên, nhân văn, dịch vụ, vận chuyển,…mà còn gắn liền với ƣu thế của sản phẩm du lịch mà điểm đến đó tạo ra cho thị trƣờng, gắn với thị phần mà nó nắm giữ.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của Bình Thuận (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)