Định hƣớng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển du lịch Bình Thuận

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của Bình Thuận (Trang 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Định hƣớng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển du lịch Bình Thuận

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch Bình Thuận.

Phát triển du lịch Bình Thuận theo hƣớng tập trung phát triển du lịch biển (nghỉ dƣỡng biển, thể thao biển), du lịch văn hoá, lịch sử truyền thống, tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn, phát huy đƣợc bản sắc văn hoá dân tộc và nhân phẩm con ngƣời. Nâng cao chất lƣợng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng của nhân dân, tạo việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Phát triển du lịch đạt hiệu quả nhiều mặt vì du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp, có tác dụng thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lƣu văn hoá với văn hoá thế giới, tạo điều kiện tăng cƣờng tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Phát triển du lịch với nhiều thành phần kinh tế tham gia, có sự quản lý thống nhất của nhà nƣớc. Đây là hai mặt của một vấn đề thống nhất với nhau, vừa huy động đƣợc nhiều nguồn lực, vừa làm cho du lịch Bình Thuận phát triển đúng hƣớng, ổn định thị trƣờng kinh doanh du lịch, tạo môi trƣờng thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển du lịch nhằm tận dụng đƣợc các Năng lực có sẵn để phát triển du lịch. Phát triển du lịch cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân ta đã đƣợc cải thiện đáng kể. Do đó, ngoài nhu cầu đƣợc thoả mãn về vật chất, họ còn có nhu cầu đƣợc thoả mãn về mặt tinh thần trong đó có đi du lịch, tham quan, mở rộng tầm hiểu biết nên ta phải khai thác tốt thị trƣờng này.

88

Phát triển du lịch nhanh và bền vững để tránh nguy cơ rơi vào tụt hậu so với nhiều tỉnh khác. Song ngành du lịch cũng nhƣ nhiều ngành kinh tế khác đang hoạt động trong một môi trƣờng cạnh tranh gay gắt. Du lịch Bình Thuận có thể và có khả năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vì sự phát triển của nó dựa trên nguồn tài nguyên du lịch to lớn của tỉnh. Hơn nữa, quan điểm này còn dựa vào xu hƣớng có tính quy luật về phát triển kinh tế trong điều kiện có sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, là tỷ trọng thu nhập dịch vụ, du lịch tăng lên nhanh chóng trong thu nhập quốc dân.

3.1.2 Mục tiêu phát triển của du lịch Bình Thuận

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian tới nhiệm vụ của ngành đƣợc xác định theo hƣớng phát triển du lịch chất lƣợng cao và đảm bảo tính bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đi đôi với bảo vệ, giữ gìn môi trƣờng du lịch và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc trong tỉnh, nâng cao chất lƣợng phục vụ để du lịch thực sự là ngành kinh tế động lực của tỉnh.

Năm 2015 đón trên 4 triệu lƣợt khách (khách quốc tế chiếm 15 – 17%, số ngày lƣu trú đạt từ 2,5 – 2,7 ngày/khách; tổng sản phẩm du lịch – dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 73 – 75% trong tổng GDP của thành phố; số phòng đạt chuẩn khách sạn gắn sao từ 3.000 – 3.500 phòng đạt 35% tổng số phòng kinh doanh lƣu trú. Ngành du lịch Bình Thuận hƣớng tới phát triển du lịch chất lƣợng cao; xây dựng môi trƣờng du lịch thân thiện và bền vững, tập trung chỉnh trang đô thị, xây dựng thành phố xanh, thành phố sinh thái, văn hóa; phát triển du lịch chất lƣợng cao theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng không gian du lịch, phát triển và khôi phục các ngành nghề truyền thống…; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng phục vụ của đội ngũ những ngƣời làm du lịch; tăng cƣờng sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, công tác quản lý nhà nƣớc, vận động của mặt trận, đoàn thể quần chúng và vai trò của ngƣời dân tham gia phát triển du lịch chất lƣợng cao. Công bố và triển khai quy hoạch tổng thể về phát triển văn

89

hóa, thể thao và du lịch Bình Thuận đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020, hoàn thành quy hoạch chi tiết về du lịch ở những nơi có tiềm năng phát triển du lịch; khôi phục một số làng nghề truyền thống, làng văn hóa kiểu mẫu trong vùng đồng bào dân tộc nhằm nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở các địa bàn dân cƣ dân tộc trong tỉnh. Đầu tƣ xây dựng chiến lƣợc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vào phát triển kinh tế du lịch của tỉnh, văn hóa ứng xử của ngƣời Bình Thuận “thanh lịch, hiền hòa, mến khách”, quan tâm đầu tƣ xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao nhằm tạo điều kiện phát huy các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ phát triển du lịch. Ngoài ra, hoa cũng là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo của ngành Du lịch Bình Thuận không chỉ hiện nay mà cả trong thời gian tới. Các dự án đầu tƣ chuyên đề về du lịch gắn với hoa sẽ góp phần rất lớn cho mục tiêu khai thác hoa phục vụ mục đích phát triển du lịch sinh thái tại Bình Thuận. Tuy nhiên, phát triển du lịch Bình Thuận nhƣ phát triển các tuyến du lịch sinh thái tham quan các trang trại, tổ chức các hoạt động du lịch canh nông cho du khách đƣợc tham gia vào quy trình trồng và sản xuất Nông Nghiệp, nhƣ trồng cây Thanh Long; sử dụng sản phẩm Thanh long cắt cành, canh tác trồng cây Thanh Long … sẽ làm phong phú và đa dạng hơn cho sản phẩm du lịch Bình Thuận, đồng thời phát huy đƣợc hết Năng lực của du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, đặc biệt là tạo cơ hội cho ngƣời nông dân có thêm hƣớng phát triển mới cho cây hoa dựa vào các hoạt động du lịch.

3.1.3 Nhiệm vụ phát triển của du lịch Bình Thuận:

Để duy trì tốc độ phát triển bền vững mục tiêu của ngành du lịch thì bên cạnh thành phố Phan Thiết sẽ trở thành một đô thị du lịch tất cả các vùng lân cận có điều kiện và tiềm năng đều đƣợc quy hoạch phát triền du lịch nhƣ khu vực Hòn Rơm nối với Hòa Thắng (huyện Bắc Bình), khu vực xã Tiến Thành gắn liền Hàm Thuận Nam. Hƣớng đến tƣơng lai, thành phố du lịch Phan Thiết sẽ tiếp tục phát triển đa dạng về loại hình du lịch, nâng cao chất lƣợng sản phẩm

90

du lịch, nhất là khu vực Hàm Tiến - Mũi Né chuyên phục vụ khách du lịch hạng sang và có thu nhập cao, khu Hòn Rơm sẽ là các trung tâm du lịch dã ngoại, du lịch cộng đồng, khu Tiến Lợi – Tiến Thành sẽ trở thành trung tâm vui chơi, giải trí kết hợp du lịch thám hiểm, chữa bệnh và du lịch MICE. Góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành “công nghiệp không khói” những năm qua còn phải kể đến các kế hoạch khảo sát và kêu gọi thu hút đầu tƣ khai thác các tuyến du lịch Phan Thiết - Hàm Thuận - Đa Mi, Phan Thiết - Đại Ninh, Phan Thiết - Biển Lạc - Thác Bà, Phan Thiết - Tân Thành - La Gi. Gắn với sự phát triển của vùng, khu vực, du lịch Bình Thuận cũng đã ký kết và triển khai chƣơng trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Bình Thuận – TP.HCM, tam giác phát triển du lịch Bình Thuận – Bình Thuận– TP.HCM và sắp đến liên kết phát triển với các trung tâm du lịch lớn khác của cả nƣớc nhƣ Hà Nội, Đà Đẵng, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu. Tiếp tục hoàn hiện quy hoạch tổng thể và cụ thể phát triển du lịch nhƣ khu đô thị Long Sơn - Suối Nƣớc, quy hoạch chung thành phố Phan Thiết đến năm 2025, khu đô thị mới Tân Thành có gắn kết với xã Tiến Thành...

3.2. Một số nhóm giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến Bình Thuận.

3.2.1. Nhóm giải pháp tận dụng ưu điểm

3.2.1.1 Giải pháp phát triển thị trường

- Thực hiện nghiên cứu thị trƣờng mục tiêu của du lịch Bình Thuận nhằm định hƣớng xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp, phát huy đƣợc tài nguyên du lịch, Năng lực của Bình Thuận.

- Tổ chức điều tra, thu thập thông tin về thị trƣờng khách du lịch quốc tế và nội địa, xu hƣớng du lịch trong tƣơng lai phục vụ việc xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách, kéo dài thời gian lƣu trú, tăng mức chi tiêu của khách.

91

- Xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án đầu tƣ xây dựng Mũi Né thành Khu du lịch quốc gia, đảo Phú Quý thành Điểm du lịch quốc gia và thành phố Phan Thiết là đô thị du lịch theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đƣợc Chính phủ phê duyệt.

.- Du lịch Bình Thuận không thể dừng lại ở thị trƣờng hiện tại, thị trƣờng truyền thống đang khai thác. Cần lƣợng hóa thị phần của du lịch vùng, miền đối với từng thị trƣờng khác nhau để tiến hành biện pháp thích hợp nhất mở rộng thị phần. Tăng cƣờng lƣợng khách đối với thị trƣờng đã khai thác. Thông qua các kênh thông tin khác nhau để định hƣớng, mở rộng thị trƣờng cũng nhƣ dự báo, lƣờng đƣợc sự thay đổi, xu hƣớng thị trƣờng mới. Bối cảnh hiện tại, cần kích thích thị trƣờng gần (Trung Quốc, ASEAN) với chi phí vận chuyển thấp trong cấu thành giá tour; Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm khoảng 20% lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam với chi tiêu lớn, cần đƣợc coi trọng. Cần có chiến lƣợc cụ thể để thu hút thị trƣờng xa với độ dài tour cao nhƣ Bắc Âu, Tây Âu, Úc, Nga.

3.2.1.2. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với chất lƣợng cao, ngoài đầu tƣ cơ sở vật chất, đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, tôn tạo các thắng cảnh, di tích văn hóa, tạo các điểm vui chơi giải trí hấp dẫn du khách, khinh khí cầu, thủy cung, khu vui chơi giải trí, đƣờng motoray và khu vƣờn thú… tạo các khu vực ẩm thực theo nét văn hóa địa phƣơng, cần phát triển thêm các loại hình du lịch văn hóa miệt vƣờn trên cơ sở những đặc sản sẵn có của địa phƣơng nhƣ tơ tằm, trà, cà phê, hoa quả, rau, trang trại… Phát triển loại hình du lịch sinh thái, hoàn thành cơ bản việc đầu tƣ đƣa vào kinh doanh (Casino ở Phan Thiết, Phú Quý), thể thao cao cấp (du thuyền, sân golf

Phát triển đa dạng sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tốt tài nguyên du lịch, phát huy Năng lực của tỉnh trong giai đoạn đến 2020, phát triển các sản phẩm du lịch:

92

Du lịch nghỉ dƣỡng :

- Phát triển các khu du lịch điều dƣỡng chữa bệnh suối khoáng nóng kết hợp dịch vụ spa cao cấp, mua sắm mỹ phẩm chiết xuất từ thảo mộc, bùn khoáng, nƣớc khoáng, tạo nét đặc trƣng riêng (Bƣng Thị, Vĩnh Hảo).

• Phát triển du lịch sinh thái rừng - biển - đảo:

+ Phát triển du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên (Núi Ông, Tà Cú), khu bảo tồn biển, đa dạng sinh học (Phú Quý, Cù Lao Câu); du lịch khám phá những hồ, thác đẹp nổi tiếng của Bình Thuận (Thác Bà, Hàm Thuận Đa My).

+ Dịch vụ lặn biển, khám phá đại dƣơng.

- Phát triển du lịch thể thao: khai thác thế mạnh thể thao biển - núi; thể thao trên cát, trên hồ; thể thao mạo hiểm, săn bắn.

Xây dựng Bình Thuận thành trung tâm thể thao biển mang tầm quốc gia và quốc tế. Mũi Né trở thành trung tâm kinh doanh giải trí thuyền buồm nổi tiếng trong và ngoài nƣớc đồng thời nằm trong hệ thống các địa điểm thi đấu hàng năm của Hiệp hội Lƣớt ván buồm thế giới PWA.

- Phát triển du lịch văn hóa: phát triển mạnh du lịch cộng đồng, khai thác giá trị văn hóa của các lễ hội, làng nghề truyền thống.

Dịch vụ để thu hút các hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế tổ chức tại Bình Thuận, đặc biệt là phục vụ tổ chức các sự kiện hàng năm của các doanh nghiệp nƣớc ngoài ở khu vực phía Nam, thống nhất khai thác các đặc trƣng văn hóa dân tộc Chăm và các dân tộc ít ngƣời khác (Chơro, Cơho, Raglai,…) mang đậm bản sắc riêng của Bình Thuận.

- Phát triển mạnh du lịch MICE kết hợp mua sắm, ẩm thực: + Khuyến khích đầu tƣ cơ sở vật chất, nâng cao chất lƣợng

+ Khai thác văn hóa ẩm thực địa phƣơng gắn với những đặc sản nổi tiếng của Bình Thuận nhƣ: mực một nắng, bánh hỏi, bánh xèo, gỏi cá mai, dông,

93

thanh long… tạo ra nhiều món ăn độc đáo và khác biệt. Xây dựng các tour hƣớng dẫn nghệ thuật chế biến món ăn đậm nét văn hóa truyền thống, tạo sự mới lạ cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

+ Phát triển các trung tâm thƣơng mại, mua sắm quy mô lớn gắn với hệ thống các cửa hàng bán hàng đặc sản của địa phƣơng nhƣ thanh long, tảo, nƣớc mắm Phan Thiết 3.2.1.3 Giải pháp thu hút vốn đầu tư.

- Tranh thủ huy động các nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách trung ƣơng nhƣ nguồn vốn hạ tầng du lịch, nguồn vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, nguồn vốn ODA cùng với nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông, thiết chế văn hóa, thể thao, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử phục vụ du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, vốn tín dụng nhà nƣớc để đầu tƣ nâng cấp, mở rộng dự án du lịch, đầu tƣ hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch. Khuyến khích góp vốn đầu tƣ phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các mô hình du lịch cộng đồng, home-stay, khai thác giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống…

3.2.2. Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu.

3.2.2.1 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.

- Xây dựng và triển khai Đề án về đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2013-2020 theo hƣớng tăng cƣờng xã hội hóa và thực hiện bằng nhiều hình thức đào tạo, bồi dƣỡng, đảm bảo đƣợc yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch ở tỉnh nhất là ở khu vực phía Nam, phía Bắc Phan Thiết; coi trọng chất lƣợng đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và kỹ năng mềm.

- Xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ ở các cơ sở du lịch có tay nghề, có trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ tốt, làm việc chuyên nghiệp; phát triển đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch đủ số lƣợng, vững về tay nghề và

94

ngoại ngữ; hình thành đội ngũ nhân viên có trình độ theo chuẩn quốc tế chuyên phục vụ các hội nghị, hội thảo quốc tế.

- Trang bị và nâng cao kiến thức về du lịch cộng đồng, văn hóa kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, ngoại ngữ...cho cƣ dân vùng du lịch; nâng cao kỹ năng tổ chức, khai thác, phục vụ khách du lịch của các công ty lữ hành, cộng đồng địa phƣơng trong phát triển các mô hình du lịch cộng đồng tại Bình Thuận.

3.2.2.2 Giải pháp tăng cường tổ chức quản lý và cơ chế chính sách về du lịch.

Là thƣờng xuyên kiện toàn tổ chức Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh; phát huy tinh thần chủ động, tích cực của các thành viên Ban Chỉ đạo trong triển khai, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch ở tỉnh.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nƣớc làm công tác quản lý về du lịch và liên quan đến du lịch có đầy đủ kiến thức, trình độ nghiệp vụ, chuyên

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của Bình Thuận (Trang 87)