8. Cấu trúc luận văn
2.1.2.4. Nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận
54
Tính đến tháng 12 năm 2012, toàn tỉnh có 17.430 lao động trực tiếp và khoảng 20.000 lao động gián, trong đó có khoảng 40% lao động đã qua đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Bảng 3: Lao động trực tiếp trong ngành du lịch Bình Thuận giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị tính: ngƣời Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Lao động ngành (trực tiếp) 10.547 12.130 13.589 15.232 17.430 (Nguồn: Sở VH-TT du lịch Bình Thuận)
Nguồn nhân lực nữ hƣớng dẫn viên du lịch Bình Thuận hiện nay còn khan hiếm, hƣớng dẫn viên du lịch yêu cầu đòi hỏi rộng rãi về kiến thức, ngoại ngữ chuẩn và sức khỏe tốt hiện nay rất thiếu. Toàn tỉnh Bình Thuận cho đến cuối năm 2012 chỉ có khoảng 60 hƣớng dẫn viên đƣợc cấp thẻ hƣớng dẫn viên du lịch quốc tế. Điều này dẫn đến thực trạng khan hiếm hƣớng dẫn viên du lịch quốc tế, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng chƣơng trình du lịch trọn gói của tỉnh.
Bên cạnh đó, thu nhập bình quân hiện nay của ngành du lịch là tƣơng đối thấp, phần lớn các doanh nghiệp du lịch trả lƣơng theo phƣơng thức tự thỏa thuận ở mức thấp so với mặt bằng giá trị sinh hoạt đắt đỏ hiện nay. Điều này dẫn đến thực trạng ngành du lịch không thu hút đƣợc đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao.
55
Hiện trên địa bàn tỉnh có 4 trƣờng đào tạo ngành du lịch từ bậc công nhân lành nghề cho đến đại học, gồm: Trƣờng Trung cấp du lịch Bình Thuận, Trƣờng Cao đẳng cộng đồng Bình Thuận, Trƣờng Cao đẳng nghề Bình Thuận, Trƣờng Đại học Bình Thuận. Thời gian qua đã cung cấp hàng ngàn lao động cho ngành du lịch địa phƣơng và các vùng lân cận.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực tuy đã đƣợc quan tâm đào tạo, tuy nhiên thực tế ngành du lịch trong đơn vị nhà nƣớc đang gánh một đội ngũ phục vụ lớn từ thời bao cấp. Đội ngũ nhân lực mới tiếp cận đến các doanh nghiệp hoạt động quy mô chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, có thể chấp nhận mức lƣơng thấp.
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch nhìn chung vẫn còn yếu cả về số lƣợng và chất lƣợng; đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ đƣợc đào tạo chính quy, chuyên nghiệp tuy đã đƣợc quan tâm, đào tạo bồi dƣỡng. Nhƣng thực tế với nghiệp vụ đƣợc đào tạo cũng chƣa đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ của ngành du lịch, một ngành đòi hỏi gay gắt về ngoại hình, tuổi tác phục vụ, sức khỏe phục vụ, khả năng giao tiếp và trình độ hiểu biết vốn có. Chƣa kể những kỹ năng trong phục vụ, sự kiên trì rèn luyện trong tất cả các tình huống, kinh nghiệm và khả năng thích ứng giữa đào tạo và thực tế. Hiện nay, ngoài những doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, một số rất ít doanh nghiệp nhà nƣớc và tƣ nhân đội ngũ nhân viên phục vụ đào tạo có bài bản thì hầu hết số còn lại là rất thiếu và yếu.