Lịch sử hình thành và phát triển của Ngânhàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 45)

phần Hàng Hải Việt Nam

Với tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên đã được cổ đông và cán bộ nhân viên Maritime Bank theo đuổi trong suốt 20 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối

với Maritime Bank. Đây cũng chính là tiền đề giúp ngân hàng khẳng định vị trí của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của Maritime Bank:

Ngày 12/7/1991: Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại thành phố Cảng Hải Phòng.

Thời kỳ 1998 – 2001: Cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, Maritime Bank cũng đã gặp không ít khó khăn, nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh.

Thời kỳ 2002-2004: Là giai đoạn duy trì, củng cố hoạt động của

Maritime Bank. Với sự nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, cũng như toàn thể cán bộ nhân viên, Maritime Bank đã vượt qua gian nan, thử thách để khẳng định vị thế của mình.

Tháng 8 năm 2005: Maritime Bank đã chuyển Hội sở chính từ Hải

Phòng lên thủ đô Hà Nội- một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước. Sự kiện này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Maritime Bank. Đây là một sự chuyển hướng chiến lược, thể hiện quyết tâm lớn của Maritime Bank trong việc mở rộng ảnh hưởng và mở rộng thị trường.

Năm 2006-2009: Maritime Bank đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy

một cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và hoạt động hỗ trợ, hình thành các khối nghiệp vụ (khối dịch vụ, khối khách hàng cá nhân, khối khách hàng doanh nghiệp, khối kinh doanh nguồn vốn và khối quản lý rủi ro…) đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm bảo đảm tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý theo định

hướng khách hàng, được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng. Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm.

Năm 2010: Maritime Bank triển khai chiến lược mới hợp tác với

McKinsey – Công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới. Thực hiện tái cơ cấu tổ chức, thay đổi căn bản phương thức quản lý, điều hành kinh doanh từ trụ sở chính đến các đơn vị kinh doanh nhằm không chỉ đối phó với các thách thức mà còn phát huy được những ưu thế vốn có, tận dụng mọi cơ hội để lớn mạnh trong môi trường cạnh tranh kinh doanh ngày càng gay gắt. Thông qua việc thực hiện chương trình chuyển đổi giai đoạn I, Maritime Bank đã có những điều chỉnh quan trọng về trọng tâm chiến lược phát triển kinh doanh, thiết lập mô hình ngân hàng chuyên doanh theo tiêu chuẩn quốc tế, củng cố nền tảng chính sách, kiện toàn hệ thống văn bản định chế, nâng cấp hạ tầng công nghệ và chú trọng tạo lập các giá trị văn hóa doanh nghiệp.

Năm 2011: Tiếp tục triển khai sâu rộng dự án chiến lược phát triển trên

tất cả các lĩnh vực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái và nền kinh tế trong nước đầy bất ổn như: chỉ số lạm phát còn tăng cao, mức độ tăng trưởng thấp, đầu tư trong nước và nước ngoài đều có chiều hướng chững lại do các chính sách thắt chặt tiền tệ và đầu tư công… Đặc biệt, năm 2011 còn là thời điểm vô cùng khó khăn đối với ngành tài chính ngân hàng khi phải đối mặt với các cú sốc về lãi suất, tỷ giá, tình trạng nợ xấu gia tăng và sức ép đối với tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Trước những thách thức đó, Maritime Bank đã cùng nỗ lực vượt qua khó khăn và thực hiện có kết quả các mục tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2011 cũng là năm hệ thống công nghệ ngân hàng đã có sự chuyển hóa sâu rộng nhằm phục vụ mục tiêu kinh doanh và hoạt động ngân hàng, trong đó có dự án lớn mang tính đổi mới và đột phá cho Maritime Bank như hệ thống quản lý rủi ro Kondor, hệ thống giao dịch trực tuyến đa kênh

(Internet Banking, Mobile, SMS…) trên công nghệ IBM.

Năm 2012: Hoạt động ngân hàng vẫn tiếp tục chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự tăng trưởng chậm, suy giảm lợi nhuận và tỷ lệ nợ xấu ngày càng cao. Trong bối cảnh đó, hội đồng quản trị Maritime Bank đã xác định năm 2012 là giai đoạn tập trung cho mục tiêu: bảo đảm tỷ lệ an toàn hoạt động, tăng cường năng lực quản trị điều hành, triển khai các mô hình kinh doanh theo định hướng chiến lược và tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức để tạo ra sự khác biệt về chất thay vì chỉ hướng về quy mô tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng như những năm trước đây. Trong năm 2012 Maritime Bank cũng vinh dự được NHNN công nhận là một trong những ngân hàng thuộc nhóm 1 và được trao tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý bởi cơ quan quản lý Nhà nước, báo chí và cộng đồng doanh nghiệp.

Năm 2013: Trải qua năm 2013 với rất nhiều khó khăn từ nền kinh tế

thế giới và khu vực, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam đã xuất hiện một số tín hiệu khả quan, hoạt động huy động bắt đầu tăng trưởng, tính thanh khoản của hệ thống NHTM cũng dần được cải thiện, kết quả kinh doanh tốt hơn. Tuy vậy, hệ thống ngân hàng vẫn phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, Maritime Bank vẫn có những bước phát triển vững chắc trong hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro, tập trung nguồn lực để phát triển toàn diện về mọi mặt trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước và Pháp luật. Năm 2013 đã cho thấy những nỗ lực của Maritime Bank trong việc giữ vững định hướng chiến lược, trở thành một trong những NHTM hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam.

Năm 2014: Với những hứa hẹn hơn đối với nền kinh tế, Maritime Bank vẫn từng bước phát triển đặt ra những mục tiêu mới về chiến lược

kinh doanh, phát triển mạng lưới, quản trị rủi ro, xử lý nợ xấu, nhân sự, công nghệ thông tin,…

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Trải qua hơn 22 năm hoạt động, Maritime Bank đang từng bước phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu. Tính đến ngày 30 tháng 06 năm 2014 tổng số cán bộ nhân viên là 2.980 người, trình độ từ đại học trở lên 91,02%, trình độ cao đẳng, trung cấp là 8,98%. Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại số 88 phố Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tại ngày 30 tháng 06 năm 2014, Ngân hàng có một (1) Sở giao dịch, 44 chi nhánh, 176 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và 2 công ty con (Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác Tài sản NHTMCP Hàng Hải Việt Nam, Công ty cổ phần Thuận An).

Tổ chức bộ máy của Maritime Bank trong các năm từ 2011 đến 2014 tiếp tục được cơ cấu theo hướng điều hành tập trung, phân quyền quản lý theo chức năng chuyên môn hóa, đồng thời chủ trương kiểm soát và giảm thiểu rủi ro, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tinh giản bộ máy và làm tăng năng suất lao động.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Maritime Bank

Bên cạnh đó từ 2011 đến 2013 Maritime Bank xây dựng và dần hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro theo hướng chuyên môn hóa, đẩy mạnh việc nghiên cứu, triển khai nhiều chương trình quản lý rủi ro quan trọng. Theo đó, năm 2014 Maritime Bank đặt ra kế hoạch hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro tuân thủ theo tiêu chí Basel II bao gồm cả việc triển khai chương trình đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục. Tích cực trong việc tập trung xử lý nợ xấu, xây dựng lộ trình trích lập dự phòng, đảm bảo tuân thủ Thông tư 02 đúng thời điểm có hiệu lực.

Ban Hội đồng Cổ đông

Ban kiểm soát

Kiểm toán nội bộ

Hội đồng Quản trị

Ủy ban tín dụng và đầu tư Ủy ban xử lý rủi ro Ủy ban Quản lý rủi ro

Ủy ban nhân sự Ủy ban chiến lược

Ủy ban kiểm toán

Tổng giám đốc Hội đồng QLRR hoạt động Hội đồng xử lý rủi ro Hội đồng ALCO Hội đồng điều hành Hội đồng tín dụng và đầu tư Phó Tổng giám đốc Văn phòng Maritime Bank Ngân hàng cộng đồng Ngân hàng

cá nhân Ngân hàng doanh nghiệp Ngân hàng DN lớn Ngân hàng định chế tài chính Khối Quản lý rủi ro Khối Qlý tài chính Khối TN tín dụng Khối CN vận hành Ban Qlý tín dụng và đầu tư Ban PR và Marketing chiến lượcBan Qlý

Ban DV NH Giao dịch

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro của Maritime Bank

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhất đối với khẩu vị rủi ro và mức độ

rủi ro mà Ngân hàng chấp nhận Ủy ban xử lý rủi ro Xử lý các vấn đề liên quan đến xử lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và các rủi ro khác của Ngân hàng trong phạm vi thẩm quyền được giao

Ủy ban Quản lý rủi ro

Đánh giá, kiến nghị với Hội đồng Quản trị khung quản lý rủi ro, chiến lược quản lý rủi ro (bao gồm khẩu vị rủi ro) và phê duyệt các chính sách, phương pháp, công cụ đo lường rủi ro

Hội đồng Xử lý rủi ro

Xử lý các vấn đề liên quan đến xử lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và các hoạt động rủi ro khác của Ngân hàng trong phạm vi thẩm quyền được giao

ALCO Giám sát và đưa ra kiến nghị với Hội đồng Quản trị về quản lý tài sản Nợ - tài sản Có của Ngân hàng Hội đồng Tín dụng & Đầu tư

Phê duyệt các khoản cấp tín dụng, đầu tư và hạn mức giao dịch trong phạm vi thẩm quyền được giao

KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO

CÁC ỦY BAN CẤP HỘI ĐỒNG

QUẢN TRỊ

CÁC HỘI ĐỒNG CẤP HỘI ĐỒNG ĐỀU HÀNH

Ủy banTín dụng & Đầu tư Phê duyệt các khoản cấp tín dụng, đầu tư và hạn mức giao dịch trong phạm vị thẩm quyền được giao

Ủy ban Kiểm toán

Chỉ đạo rà soát, đánh giá về tính đầy đủ, hiệu quả và hiệu suất vận hành của hệ thống các chính sách, quy trình quản lý rủi ro tại Maritime Bank

Hội đồng Quản lý rủi ro Hoạt động

Xem xét và khuyến nghị ủy ban quản lý rủi ro về khung, chiến lược, khẩu vị và chính sách Quản lý rủi ro hoạt động BAN KIỂM SOÁT Đưa ra các nhận định độc lập cho Hội đồng Quản trị về tính hiệu quả của các chiến lược, chính sách, quy định và công tác quản lý rủi ro của Maritime Bank KIỂM TOÁN NỘI BỘ Phòng Giám sát rủi ro tín dụng Trung tâm quản lý rủi ro Tín dụng Cá nhân Phòng Quản lý rủi ro Đối tác và Định chế tài chính Phòng Xử lý nợ Rủi ro Phòng Phân tích Công cụ, Mô hình Rủi ro Phòng Quản lý rủi ro Thị trường và Thanh khoản Phòng Quản lý rủi ro Hoạt Động

2.1.3 Kết quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2011- tháng 6/2014

2.1.3.1 Tồng quan về tình hình tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2011- tháng 6/2014

Từ năm 2011 đến tháng 6/2014 tình hình tài chính của Maritime Bank có nhiều biến động. Dưới đây là một số chỉ tiêu tài chính cơ bản trong giai đoạn này.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản giai đoạn 2011- tháng 6/2014

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tăng/Giảm 2012 so với 2011 Tăng/Giảm 2013 so với 2012 30/06/2014 Tổng tài sản 114.375 109.923 107.115 -3,89% -2,55% 109.200 Tổng vốn huy động 102.814 97.591 93.470 -5,08% -4,22% 95.563 Tổng dư nợ 37.753 28.944 27.409 -23,33% -5,30% 25.665 Tỷ lệ nợ xấu 2,27% 2,65% 2,71% 0,38% 0,06% 3,13%

Lợi nhuận trước thuế 1.037 255 401 -75,41% 57,25% 98,6

Vốn cổ phần 8.000 8.000 8.000 0% 0% 8.000

Tỷ lệ chia cổ tức 17,50% 7% 0% -10,50% -7,00%

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán Maritime Bank từ 2011- tháng 6/2014)

Giai đoạn 2011- tháng 06/2014 nền kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, thương mại sụt giảm, tăng trưởng thấp. Theo đó nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, tỷ lệ tăng trưởng chậm, nguồn cung và sức cầu còn yếu. Thực hiện chiến lược quản trị theo định hướng An toàn- Hiệu quả- Bền vững, tình hình tài chính của Maritime Bank đã có nhiều biến động, cụ thể:

Tổng tài sản toàn hàng sụt giảm qua các năm: Năm 2012 quy tổng tài sản giảm 4.452 tỷ đồng (3,89%) so với 2011, năm 2013 quy mô tài sản tiếp tục giảm 2,55% so với 2012 tương đương 2.808 tỷ đồng. Tính đến 30/06/2014 tổng tài sản đạt 109.200 tỷ đồng tăng 2.085 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2013.

Tổng vốn huy động năm 2012 giảm 5.223 tỷ đồng (5,08%) so với 2011, năm 2013 quy mô vốn huy động giảm còn 93.470 tỷ đồng (giảm 4.121 tỷ đồng tương đương 4,22%), 6 tháng đầu năm 2014 con số này tăng thêm 2.093 tỷ đồng đưa tổng vốn huy động lên 95.563 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng cũng giảm theo quy huy động vốn. Năm 2012 tổng dư nợ giảm 23,33% so với năm 2011 đánh dấu sự sụt giảm nghiêm trọng trong hoạt động tín dụng. Năm 2013 dư nợ tín dụng tiếp tục giảm 1.535 tỷ đồng tương đương 5,3% so với năm 2012. Trái ngược với tổng vốn huy động, thời điểm 30/06/2014 dư nợ tín dụng giảm so với năm 2013 là 1.744 tỷ đồng.

Năm 2012 đánh dấu một năm hoạt động kinh doanh khó khăn của Maritime Bank. Chi phí dự phòng tăng cao là nguyên nhân trực tiếp khiến lợi nhuận trước thuế năm 2012 chỉ đạt 255 tỷ đồng giảm 75,41% so với 2011. Năm 2013 với nỗ lực cố gắng trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế tăng 57,25% so với 2012 đạt con số 401 tỷ đồng. So với cùng kì năm 2013 thì lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2014 giảm 155 tỷ đồng (Năm 2013 lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm là 253,6 tỷ đồng).

Năm 2012 là năm khó khăn trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động của Maritime Bank nói riêng. Sức ép từ chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát đã kéo theo một loạt các hệ quả làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động ngân hàng cũng phải đối mặt với những áp lực trong việc đảm bảo khả năng thanh khoản, giảm lãi suất huy động, tăng trưởng tín dụng quy mô hẹp, xử lý nợ xấu,… Tuy vậy Maritime Bank vẫn có những điểm sáng trong hoạt động như: Tổng doanh thu hoạt động tăng 9% so với 2011, thu nhập lãi thuần đạt 2.009 tỷ đồng tăng 2% so với năm trước. Tỷ lệ lãi gộp đạt 17% tăng so với tỷ lệ 11% năm 2011. Hoạt động huy động vốn đạt được sự ổn định trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ vốn huy động từ dân cư tăng 36% chiếm tỷ trọng 54% trong tổng nguồn vốn huy động từ thị trường 1.

Năm 2012 Maritime Bank đã chủ động giảm dư nợ tín dụng, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

Bước sang năm 2013 tuy nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn nhưng hoạt động của Maritime Bank đã có nhiều chuyển biến tích cực so với năm 2012. Với mục tiêu tối ưu hóa mô hình hoạt động, tổng chi phí hoạt động của Ngân hàng giảm xuống 90% so với năm 2012 và giữ ở mức 1.698 tỷ đồng. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực không ngừng của toàn hệ thống Maritime Bank trong chiến dịch tăng hiệu quả chi phí hoạt động, tối ưu hóa mạng lưới nhân viên và chi nhánh trong khi vẫn đảm bảo một nguồn ngân sách đáng kể cho đầu tư củng cố cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực chủ chốt. Bên cạnh đó Maritime Bank tiếp tục duy trì ổn đinh được các chỉ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 45)