Những quan điểm định hướng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 87)

Thứ nhất, phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng phải được xem là biện pháp then chốt để góp phần làm cho hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh tiền tệ nói chung phát triển một cách bền vững theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển của Maritime Bank cũng như toàn hệ thống ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng có nhiều biến động, thị trưởng tín dụng có lúc tăng trưởng cao từ 20-30% những năm 2007- 2009, sau đó lại trầm lắng và ảm đạm những năm 2011- tháng 6/2014. Từ đây đã bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế thể hiện trong sự ổn định và chất lượng tín dụng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu được quy định khống chế ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng nhưng nợ xấu vẫn luôn còn tiềm ẩn, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay. Nếu rủi ro xảy ra, thiệt hại gây ra không chỉ ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ mà nó còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cả một nền kinh tế. Khi đó, dự phòng rủi ro chính là đòn đỡ, giải cứu sự thua lỗ cũng như nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng. Vì vậy, cần xác định phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng là một phần then chốt, đảm bảo sự cân bằng tăng trưởng về lượng và chất trong hoạt động tín dụng, góp phần chủ yếu nhằm duy trì và nâng cao khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM Việt Nam cho nền kinh tế trong mọi điều kiện trong đó có Maritime Bank.

Thứ hai, thực hiện việc phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng phải

được thực hiện trên cơ sở toàn diện, nhất quán và đồng bộ. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng phải được tính đến một

cách đầy đủ trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường kinh tế, pháp lý trong hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, thông tin là một nhân tố cần đặc biệt lưu ý, do hiện nay các ngân hàng đều vấp phải tình trạng thông tin không cân xứng mà đây lại là một nhân tố nền tảng để ngân hàng nhận biết nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho mình, từ đó phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng cần thiết.

Quan trọng hơn là sự nhất quán trong định hướng hoạt động phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng vì đây là một công cụ để giúp cho hoạt động tín dụng có hiệu quả và bền vững hơn. Cách tiếp cận vấn đề ở đây phải vừa đảm bảo tính cân đối, vừa tránh tình trạng quá e ngại rủi ro hoặc ngược lại quá mạo hiểm, chủ quan trong hoạt động kinh doanh.

Phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng phải được đồng bộ trong định hướng thực hiện. Hoạt động này luôn chịu nhiều tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan, khách quan, chịu sự điều chỉnh bởi nhiều quy định, khuôn khổ, chính sách, thiết chế khác nhau. Chính vì vậy chỉ cần thiếu sự thống nhất về một góc độ trong quan điểm xử lý hoặc không ăn khớp trong việc phối hợp thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng thì hiệu quả và tính tin cậy sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Thứ ba, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt và toàn cầu hóa trở thành một xu hướng tất yếu như hiện nay, các ngân hàng muốn tồn tại, phát triển và mở rộng thị trường hoạt động trong nước và quốc tế thì cần phải lành mạnh hóa các hoạt động tài chính và quan trọng hơn là đạt được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Để làm được điều này, một trong những yêu cầu tất yếu là phải đáp ứng được các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Khi Việt Nam thực hiện cam kết hội nhập kinh tế quốc tế thì các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được hoạt động và cạnh tranh bình đẳng trong việc cung ứng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Lúc đó, nếu không tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế thì các ngân hàng của Việt

Nam trong đó có Maritime Bank sẽ phải chịu những bất lợi đáng kể, thậm chí mất những phân khúc thị trường tín dụng ổn định, an toàn và phải lao vào các thị trường có rủi ro cao hơn trong khi lại hạn chế các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro bao gồm công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng. Chính vì vậy, việc tiếp cận và áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế về an toàn tín dụng cần được triển khai một cách tích cực trên cơ sở thống nhất về nhận thức và cả thực tiễn.

Hiện nay việc phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng ở Việt Nam chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu của IAS 39- Ghi nhận và xác định giá trị công cụ tài chính. Do vậy mà những con số về tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở ngân hàng vẫn chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt. Điều này dẫn đến trích lập dự phòng rủi ro không phù hợp. Hiện nay, theo xu hướng chung trên toàn thế giới IAS 39 sẽ được sử dụng rộng rãi vào việc đánh giá các khoản vay và trích lập DPRR tín dụng . Vì vậy, để nhận được sự công nhận quốc tế, việc định hướng phương pháp phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng theo IAS 39 là điều rất quan trọng.

3.1.2 Mục tiêu thực hiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 87)