Tất cả các chủ thể trong nền kinh tế đều hoạt động dưới sự chi phối của luật pháp nhà nước. Môi trường pháp lý có tính pháp lý cao và đồng bộ sẽ là căn cứ tạo sự ổn định trong các chủ thể trong nền kinh tế, hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra. Đặc biệt, hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho phù hợp chính là yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam. Các chính sách pháp luật của Việt Nam được ban hành phải phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở đảm bảo sự hoạt động ổn định và hiệu quả của các chủ thể kinh tế.
Do yêu cầu về quản lý đất đai, Nhà nước mà trực tiếp là chính quyền địa phương các cấp nên xem xét, đẩy nhanh và hoàn thiện các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một mặt làm tăng thu ngân sách nhà nước, mặt khác nó sẽ tạo điều kiện làm chủ quyền sử dụng đất của nhân dân đáp ứng các điều kiện vay vốn có TSBĐ của ngân hàng. Bên cạnh đó hoàn thiện và rút ngắn quy trình các thủ tục trong việc đăng kí TSBĐ, đảm bảo quy trình cấp tín dụng được nhanh chóng, kịp thời.
Xem xét các quy định về định giá, bán đấu giá TSBĐ tiền vay giúp ngân hàng giải phóng vốn được nhanh chóng. Hiện nay hầu hết các ngân hàng còn bị vướng trong khâu xử lý TSBĐ. Do vậy, cần thiết phải có sự hỗ trợ từ những chính sách của nhà nước nhằm đảm bảo công tác thi hành án, phát mãi tài sản được nhanh chóng và đúng tiến độ.
3.3.1.2 Minh bạch hóa chính sách và chế tài xử phạt nghiêm minh
Minh bạch hóa mọi sự thay đổi của pháp luật và chính sách của Nhà nước là một yêu cầu thiết yếu đảm bảo sự phát triển của mọi chủ thể, giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh công bằng trong kinh doanh. Mọi chủ thể của nền kinh tế đều hoạt
động trong khuôn khổ của pháp luật. Nhà nước đề ra luật, nghị định, thông tư hướng dẫn, chính sách để các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động theo. Vì vậy mà mọi sự thay đổi liên quan đến luật pháp và chính sách của nhà nước đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Nhà nước cần xem xét các thông báo những chính sách nội bộ một cách rõ ràng nhất đến mọi đối tượng trong nền kinh tế, đảm bảo mọi sự thay đổi cần thao khảo ý kiến, và mọi sự thay đổi cần thực hiện một cách có lộ trình, tránh hiện tượng các chủ thể trong nền kinh tế bị động trong việc thực hiện các chính sách.
Minh bạch, công khai thông tin doanh nghiệp, và có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với việc không thực hiện, thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước. Yêu cầu cung cấp thông tin của các thành phần trong nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp, ngân hàng cần đảm bảo tính kịp thời, chính xác đảm bảo hiệu quả cho hoạt động thẩm định khách hàng, nhận diện rủi ro trong hoạt động tín dụng. Hiện nay, thông tin các doanh nghiệp đưa ra đối với các đối tượng khác nhau là không giống nhau. Mặc dù, một số doanh nghiệp cũng đã tiến hành thuê các công ty, tổ chức kiểm toán độc lập nhằm công khai và minh bạch thông tin hoạt động của mình song mức độ còn chưa mong muốn, nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình che giấu các thông tin nội bộ. Vì vậy, việc Nhà nước xem xét để có một chế tài xử phạt hợp lý là một cách để các doanh nghiệp tuân thủ trong việc công khai, minh bạch hóa thông tin giúp ích cho quản lý nhà nước được hữu hiệu hơn.
3.3.1.3 Xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế
Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đang tiến trên con đường hội nhập toàn cầu và thị trường tài chính đang được mở cửa. Bộ tài chính nên nghiên cứu, bổ sung Chuẩn mực kế toán Việt Nam cho phù hợp hơn với chuẩn mực
kế toán quốc tế, đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý tới việc xây dựng chuẩn mực trong việc ghi nhận giá trị các công cụ tài chính và các khoản dự phòng cho nợ phải trả chưa xác định và tài sản chưa xác định. Điều này có ý nghĩa và là nền tảng cho hoạt động kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân hàng góp phần tạo điều kiện hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Chuẩn mực kế toán mới sẽ tạo điều kiện khung chuẩn trong việc tính toán giá trị khoản vay, giá trị TSBĐ,.. từ đó đưa ra được phân loại khoản vay vào nhóm rủi ro hợp lý. Trên cơ sở này ngân hàng cũng sẽ tính toán và trích lập quỹ DPRR hợp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
3.3.1.4 Thiết lập các vấn đề về hỗ trợ thu thập thông tin
Chính phủ nên xây dựng cơ sở pháp lý cho việc trao đổi thông tin giữa ngân hàng và các cơ quan nhà nước. Công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào chất lượng và số lượng thông tin của khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, hiện nay việc trao đổi thông tin của ngân hàng và các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan chủ quản doanh nghiệp, .. còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn do chưa có cơ sở pháp lý cho việc trao đổi thông tin. Khi đó, việc kiểm tra và xác định tính chính xác của thông tin khách hàng vay vốn không thực hiện được, ngân hàng bị động và khó khăn trong việc xác nhận thông tin, thiếu cơ sở dữ liệu phân tích đánh giá. Do vậy, trong thời gian tới cần xây dựng cơ sở pháp lý trong việc trao đổi thông tin với các chủ thể nêu trên, làm tiền đề cho các ngân hàng thực hiện phân tích khách hàng vay và trích lập DPRR tín dụng hợp lý.
Xây dựng, phát triển các cơ quan chuyên cung cấp thông tin. Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ quan chức năng, … nên xem xét, nghiên cứu và thành lập nên tổ chức chuyên thu thập, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho các
công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập phát triển. Khi đó, các ngân hàng sẽ có thêm nguồn thông tin để đánh giá, so sánh, kiểm chứng thông tin với các nguồn thu thập khác đảm bảo tính toàn diện và chính xác của thông tin.
Mạng lưới thông tin quốc gia có thể thông qua hình thức truy cập mạng, thông qua việc xuất bản các ấn phẩm liên quan đến thông tin của các doanh nghiệp. Để đảm bảo sự hoạt động của mạng, thông tin cung cấp cho các đối tượng cần một số là miễn phí đối với các thông tin cơ bản, đối với những thông tin cụ thể hơn, yêu cầu đối tượng tra cứu phải bỏ phí dịch vụ thông tin. Nhà nước nên ban hành văn bản hướng dẫn mua bán thông tin của các đơn vị đảm bảo tính thống nhất và hợp lý trong việc trao đổi thông tin.
Mạng thông tin quốc gia sẽ là nguồn thông tin đầu vào quan trọng giúp ích cho việc phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng của các ngân hàng được chính xác hơn.
3.3.1.5 Nhà nước cần xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành
Các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành là tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng của các ngân hàng. Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp mà ngân hàng thu thập được với các chỉ tiêu chung của ngành để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp có tốt hay không. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu thống kê đầy đủ và độ tin cậy cao về các chỉ số tài chính trung bình ngành để ngân hàng có thể coi làm chuẩn trong công tác phân tích, đánh giá tình hình khách hàng.
Do đó, đòi hỏi trong thời gian tới Tổng cục thống kê cần nghiên cứu, phối hợp với các bộ ngành liên quan đưa ra hệ thống các chỉ số trung bình chuẩn của ngành với độ tin cậy cao đồng thời liên tục cập nhật các chỉ tiêu thể hiện tình hình kinh tế. Điều này không những tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong việc phân loại nợ khách hàng mà còn là căn cứ cho việc ra quyết định
cấp tín dụng trong ngân hàng. Hơn nữa đây cũng là cơ sở để các doanh nghiệp có căn cứ so sánh và đặt mục tiêu phát triển, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.