Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 101)

Con người là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng và cũng là nhân tố quan trọng tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng, quản lý vốn tín dụng nói riêng. Trong công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng, trình độ của cán bộ nhân viên có ảnh hưởng lớn đến kết quả của quá trình đánh giá khách hàng.

Đội ngũ cán bộ nhân viên được chia làm hai nhóm: Nhóm cán bộ quản lý và nhóm cán bộ tác nghiệp. Với cán bộ quản lý thì trình độ, năng lực của họ quyết định rất nhiều đến sự thành công hay thất bại trong ngân hàng. Do vậy, yêu cầu cán bộ quản lý phải được trang bị sâu rộng kiến thức tài chính, ngân hàng, kinh nghiệm trong công tác quản lý, am hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với cán bộ tác nghiệp đặc biệt là cán bộ tín dụng thì năng lực của họ quyết định lớn đến chất lượng khoản vay. Việc ra quyết định tín dụng, công tác theo dõi, cập nhật thông tin khách hàng, đánh

giá khả năng trả nợ,… đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.

Để làm tốt công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng đòi hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng phải có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng phân tích, xử lý thông tin, nhanh nhạy trong các tình huống để kịp thời đưa ra các quyết định chính xác. Việc có được một đội ngũ cán bộ nhân viên vừa am hiểu nghiệp vụ, vừa am hiểu các quy định trong nước đồng thời nắm bắt rõ các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế là điều có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng. Để làm được điều này, Maritime Bank cần có một chiến lược phát triển nguồn lực lâu dài, đảm bảo cán bộ ngân hàng có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, am hiểu chính sách pháp luật, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể kể đến như:

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Maritime Bank cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ như: thẩm định dự án đầu tư, quản trị rủi ro tín dụng, định giá tài sản,…với đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, nắm vững nghiệp vụ và có khả năng truyền đạt thông tin tốt, tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề cập nhật cho cán bộ các thông tin mới có liên quan.

+ Tăng cường chia sẻ các bài học kinh nghiệm trong quá trình cấp tín dụng, phân loại nợ,… trên các trang thông tin nội bộ để các cán bộ nhân viên đều biết.

+ Xây dựng các hình thức kỉ luật cụ thế cho từng mức độ vi phạm trong việc tuân thủ các quy trình, quy chế có liên quan đến hoạt động phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng nói riêng và hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng nói chung. Đồng thời nội dung các văn bản này cần phổ biến cụ thể đến từng cán bộ nhân viên để biết và làm căn cứ thực hiện trên phạm vi toàn hệ thống.

+ Ngoài ra Maritime Bank cũng cần liên kết với các trường đại học đào tạo các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật,… để tổ chức các buổi tập huấn theo chuyên đề, góp phần bổ sung kiến thức cho cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w