Những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 77)

2.3.2.1 Về hệ thống phân loại nợ

a. Chưa xây dựng hệ thống phân loại nợ tự động theo phương pháp định tính

nợ theo một trong hai phương pháp định lượng hoặc định tính. Phân loại nợ theo phương pháp định tính sẽ giúp cho ngân hàng tiến sát hơn với các chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và trích lập dự phòng. Hiện tại Maritime Bank mới chỉ xây dựng hệ thống quản lý và báo cáo phân loại nợ dựa trên phương pháp định lượng. Các tiêu chí định tính chủ yếu được sử dụng trong quá trình thẩm định và ra quyết đinh cho vay. Trong quá trình phân loại nợ, các tiêu chí định tính chỉ được xem xét, làm bổ sung căn cứ cho việc ra quyết định đối với các khoản nợ lớn mà chưa được xây dựng thành một hệ thống tự động sử dụng trong công tác phân loại nợ hàng tháng tại Maritime Bank.

Việc phân loại nợ theo phương pháp định lượng chủ yếu dựa vào tình trạng khoản nợ tức là lịch sử thanh toán gốc và lãi của khách hàng. Với phương pháp này ngân hàng khó chủ động trong việc cảnh báo sớm các rủi ro có thể phát sinh trong tương lai. Hơn nữa tiêu chí định lượng chưa thể phản ánh hết được hoạt động của khách hàng trong khi đó các tiêu chí định tính lại phát huy hiệu quả hơn khi sử dụng đánh giá dựa trên cả những chỉ tiêu tài chính (14 chỉ tiêu) và những chỉ tiêu phi tài chính (40 chỉ tiêu) với những trọng số khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh sẽ giúp cho ngân hàng có đầy đủ cơ sở để đánh giá tiềm lực và khả năng thanh toán nợ của khách hàng một cách chính xác và đầy đủ hơn.

b. Hệ thống phân loại nợ tự động theo phương pháp định lượng thiếu chính xác

Theo quy trình thực hiện phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng thì đầu tháng P.GSRRTD phải gửi đề nghị hạch toán phân loại nợ và trích lập DPRRTD của toàn hệ thống cho Kế toán hội sở chính hạch toán hiệu lực vào ngày cuối tháng trước. Đề nghị này bao gồm các trường hợp hệ thống phân loại nợ tự động chưa phản ánh chính xác nhóm nợ của khách hàng. Một số trường hợp có thể kể ra như:

nợ đủ điều kiện giữ nguyên nhóm nợ theo QĐ 780/QĐ-NHNN/2012). Theo quy định thì các khoản nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ sẽ được xếp vào nhóm 2 đến nhóm 5. Tuy nhiên hệ thống quản lý thông tin nội bộ của Maritime Bank chưa có trường thông tin ghi nhận các thay đổi này. Do vậy khi khoản nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ và cán bộ tín dụng thay đổi thông tin đến hạn của khoản nợ, hệ thống sẽ vẫn để nhóm nợ của khách hàng là nhóm 1 khi chưa đến kì trả nợ mới.

+ Các khoản nợ đang trong thời gian thử thách. NHNN và Maritime Bank đều quy định các khoản nợ có thể được phân vào nhóm có rủi ro thấp hơn ( kể cả nhóm 1) khi đáp ứng được đẩy đủ các điều kiện yêu cầu như: Khách hàng trả đầy đủ gốc và lãi quá hạn và trả nợ gốc, lãi các kì tiếp theo trong thời gian tối thiểu (6 tháng đối với khoản trung dài hạn, 3 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn) kể từ ngày trả đầy đủ gốc, lãi quá hạn. Đi kèm với nó là điều kiện về hồ sơ, giấy tờ chứng minh,… Tuy nhiên trong trường hợp này hệ thống quản lý nội bộ sẽ chuyển ngay nhóm nợ của khách hàng về nhóm 1 khi khách hàng trả hết khoản gốc, lãi quá hạn và trả đủ gốc, lãi của kì hạn tiếp theo. Trong khi đó thời gian thử thách của khoản nợ vẫn còn và khách hàng này cần phải được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.

+ Ngoài ra các khoản nợ bị các tổ chức tín dụng khác phân loại vào nhóm rủi ro cao hơn, các khoản nợ thuộc lĩnh vực kinh doanh đang chịu sự tác động xấu, các khách hàng không cung cấp đủ, kịp thời, trung thực thông tin tài chính,… Tất cả các trường hợp này, hệ thống nội bộ của Maritime Bank đều không thể nhận biết để phân loại nợ chính xác buộc các đơn vị phải quản lý và theo dõi thủ công.

+ Bên cạnh đó mỗi khoản nợ được gắn liền với các sản phẩm tín dụng và được theo dõi trên các hệ thống quản lý riêng lẻ: Core Banking, Kondor, Thấu chi, Credit Card, ….. Do đó việc tập hợp và phân loại nợ trên toàn hệ

thống gặp nhiều khó khăn.

TT 02 ra đời quy định chặt chẽ hơn trong việc phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng. Tuy việc thực hiện TT 02 đã được NHNN trì hoãn nhưng yêu cầu thực hiện tuân thủ thông tư này chỉ là điều sớm muộn. Những điểm đổi mới trong TT 02 đã chỉ ra những yếu điểm trong nghiệp vụ phân loại nợ hiện tại của Maritime Bank. Cụ thể là:

+ Việc thu thập thông tin khách hàng ở CIC, các tổ chức tín dụng khác,.. còn nhiều hạn chế. Do đó việc cập nhật thông tin của khách hàng chưa kịp thời, thông tin thiếu chính xác chính là nguyên nhân dẫn đến việc đánh giá sai nhóm nợ của khách hàng làm ảnh hưởng hiệu quả nghiệp vụ phân loại nợ.

+ Hệ thống phân loại nợ hiện tại của Maritime Bank chưa xây dựng trên các tài sản có cần bổ sung phân loại nợ như: Các khoản ủy thác cấp tín dụng, tiền gửi liên ngân hàng, số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết,…

+ TT 02 yêu cầu kiểm soát chặt chẽ đối với những khoản tín dụng cung cấp cho những đối tượng hạn chế theo quy định, điều này đòi hỏi Maritime Bank cần rà soát, quản lý chi tiết hơn thông tin khách hàng này mà hiện tại việc quản lý này còn thực hiện lỏng lẻo.

2.3.2.2 Về quản lý, phân loại, đánh giá giá trị tài sản bảo đảm

Hiện nay Maritime Bank cấp tín dụng cho khách hàng và nhận TSBĐ dưới hình thức thế chấp thông thường tức là tài sản thế chấp do chủ tài sản quản lý và sử dụng. Điều này khiến cho công tác quản lý, theo dõi, đánh giá TSBĐ của Maritime Bank gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận, thẩm định TSBĐ gặp nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng đánh giá TSBĐ còn thấp.

Cơ cấu TSBĐ của Maritime Bank chủ yếu là bất động sản, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị: Quyền sử dụng đất (trên 15%), các loại nhà đất khác (16%), các loại máy móc thiết bị (trên 8%), tàu chở hàng rời (7%), các

quyền gắn với tài sản trên đất (trên 6%),… Với những loại tài sản này phương pháp định giá được áp dụng chủ yếu là phương pháp so sánh kết hợp phương pháp chi phí, phương pháp chiết khấu dòng tiền, phương pháp thặng dư. Thực tế khi sử dụng các phương pháp định giá còn nhiều khó khăn nên chất lượng thẩm định giá trị TSBĐ còn kém khiến việc phân loại nợ và trích lập dự phòng của Maritime Bank chưa thật chính xác:

+ Phương pháp so sánh: Thông tin thị trường tài sản so sánh còn hạn chế, số lượng tài sản so sánh còn ít (thông thường là 2 tài sản), thị trường biến động,… nên giá trị định giá tài sản còn thiếu chính xác.

+ Phương pháp chi phí: Các chi phí phát sinh dựa trên số liệu thị trường nên khó xác định được chi phí chính xác. Bên cạnh đó có nhiều chi phí khó xác định giá trị thực. Giá trị tài sản thực chất còn chênh lệch nhiều với những chi phí được tính toán phát sinh.

Việc đánh giá lại giá trị TSBĐ vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Trong QĐ.TD.023 quy định chính sách TSBĐ cho việc cấp tín dụng có quy định về thời gian định kì định giá lại giá trị TSBĐ, tuy nhiên thực tế các bộ phận còn chưa thực sự tuân thủ nghiêm ngặt quy định này. Các đơn vị thường xuyên chậm trễ trong việc gửi yêu cầu định giá lại, do đó giá trị TSBĐ chưa được cập nhật kịp thời từng thời điểm làm ảnh hưởng chất lượng phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng.

TT 02 ra đời không những giảm tỷ lệ chiết khấu của các TSBĐ mà còn quy định chi tiết hơn về việc phân loại các TSBĐ. Hiện tại hệ thống quản lý TSBĐ của Maritime Bank còn chưa phân loại cụ thể một số TSBĐ như vàng niêm yết, chưa niêm yết,… Điều này sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi, quản lý TSBĐ của Maritime Bank trong thời gian tới khi TT 02 có hiệu lực thi hành.

kịp với thông lệ quốc tế

Hiện nay, các văn bản quy định nội bộ của Maritime Bank về nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng mới chỉ được xây dựng dựa trên các quy định của NHNN Việt Nam. Do đó việc thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng của Maritime Bank còn nhiều thiếu sót và chưa bắt kịp với thông lệ quốc tế thể hiện:

+ Phạm vi, đối tượng thực hiện phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng còn nhỏ hẹp. QĐ 493, TT 02 của NHNN mới chỉ quy định phạm vi phân loại nợ với một số khoản nợ cụ thể mà chưa bao quát được nguyên lý, đặc trưng chung của đối tượng phân loại nợ. Theo đó các ngân hàng có thể cung cấp tín dụng dưới các hình thức ngoài quy định để tránh việc trích lập DPRR tín dụng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của ngân hàng.

+ Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa sử dụng phương pháp lãi suất thực tế để xác định luồng tiền chiết khấu trong việc ghi nhận sự suy giảm giá trị của các khoản nợ. IAS 39 yêu cầu tính DPRR tín dụng bằng phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hiện tại của dòng tiền ước tính thu hồi trong tương lai chiết khấu theo tỷ lệ lãi suất gốc, bao gồm giá trị có thể thu hồi của tài sản bảo đảm (nếu có). Tuy nhiên hiện nay Maritime Bank cũng như phần lớn các ngân hàng khác tại Việt Nam đều chưa thực hiện được điều này.

+ Theo thông lệ quốc tế, khi chưa có bằng chứng về sự giảm giá trị của các khoản nợ riêng lẻ (Nợ nhóm 1) thì NHTM cần nhóm các khoản nợ này và đánh giá lần thứ hai về việc giảm giá trị của từng nhóm. Tuy nhiên hiện nay với các khoản nợ này Maritime Bank mới chỉ trích lập dự phòng chung (0,75%) mà chưa nhóm từng khoản nợ vào các nhóm nhỏ đế đánh giá rủi ro danh mục cho vay. Do vậy làm thiếu tính chủ động trong dự phòng và xử lý rủi ro đối với các khoản nợ nà khi mà các tổn thất ẩn xuất hiện.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w