Hoàn thiện công tác quản lý, phân loại và định giá tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 93)

3.2.3.1 Hoàn thiện công tác quản lý, phân loại tài sản bảo đảm

Hiện nay, hầu hết các TSBĐ của Maritime Bank đều là các tài sản được quản lý dưới dạng tài sản thế chấp thông thường, chủ sở hữu vẫn quản lý và sử dụng các tài sản này. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, Maritime Bank cần có những quy định quản lý chặt chẽ các tài sản này bằng cách:

+ Phân công trách nhiệm quản lý giám sát TSBĐ cho các bộ phận chuyên trách.

+ Thường xuyên kiểm tra định kì kết hợp kiểm tra đột xuất các TSBĐ. + Yêu cầu các hình thức bảo hiểm tài sản phù hợp, đảm bảo quyền thụ hưởng bảo hiểm của Maritime Bank khi có rủi ro xảy ra đối với TSBĐ.

+ Lưu giữ đầy đủ hồ sơ, giấy tờ pháp lý liên quan đến TSBĐ nhằm chủ động trong việc quản lý, xử lý TSBĐ khi có rủi ro phát sinh, tránh tranh chấp pháp lý.

Bên cạnh đó Maritime Bank cũng cần phân loại chi tiết các TSBĐ của khách hàng. Khi tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng sẽ nhận bảo đảm dưới nhiều hình thức, TSBĐ cũng phong phú đa dạng với nhiều loại hình khác nhau: Chứng khoán, máy móc thiết bị, động sản, bất động sản,…. Để quản lý và đánh giá chính xác giá trị, tính thanh khoản của TSBĐ yêu cầu ngân hàng phải phân loại chi tiết, chính xác các tài sản này. Việc phân loại TSBĐ dựa trên các tiêu chí như: Loại hình TSBĐ, tính thanh khoản hay tính lỏng trong việc phát mại, khả năng quản lý, khả năng sụt giảm giá trị, độ tin cậy của giá trị định giá, …. Phân loại TSBĐ chính xác không những giúp ích cho việc đánh giá giá trị tài sản mà còn là điều kiện tiên quyết giúp cho Maritime Bank xác định chính xác tỷ lệ khấu trừ tối đa của TSBĐ, từ đó xác định được giá trị khấu trừ phục vụ hiệu quả cho việc trích lập dự phòng cụ thể.

3.2.3.2 Hoàn thiện công tác định giá tài sản bảo đảm

phải làm tốt công tác định giá của TSBĐ. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng định giá TSBĐ bao gồm:

+ Quy trình định giá TSBĐ cần đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức, thời gian thực hiện, chất lượng định giá. Theo đó việc định giá phải thực hiện trên tiêu chuẩn đạo đức: Độc lập, chính trực, khách quan, bí mật về thông tin TSBĐ, công khai, minh bạch trong báo cáo định giá. Định giá TSBĐ tuân thủ theo tiêu chuẩn thời gian quy định hoàn thành đảm bảo chất lượng dịch vụ tín dụng trong ngân hàng. Bên cạnh đó việc định giá phải tuân theo các tiêu chuẩn về chất lượng trong quá trình định giá TSBĐ phối hợp với bên thứ ba.

+ Đa dạng hóa các phương pháp định giá kết hợp với việc lựa chọn phương pháp định giá phù hợp với từng loại TSBĐ. Khi định giá TSBĐ, Maritime Bank cần lựa chọn các phương pháp định giá phù hợp nhằm đảm bảo tiêu chuẩn về thời gian định giá nhưng vẫn đáp ứng được chất lượng kết quả định giá. Việc đa dạng hóa phương pháp định giá giúp ngân hàng có cơ sở so sánh, đưa ra được cái nhìn tổng quan, xác định được chính xác hơn giá trị TSBĐ đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và nghiệp vụ trích lập dự phòng cụ thể nói riêng.

+ Hạn chế tối đa nhược điểm trong các phương pháp định giá. Hiện nay Maritime Bank chủ yếu áp dụng phương pháp so sánh, phương pháp chi phí trong định giá TSBĐ. Mỗi phương pháp này đều bộc lộ những nhược điểm nhất định, trong quá trình định giá ngân hàng cần giảm thiểu tối đa các nhược điểm này bằng cách:

- Lựa chọn tài sản so sánh phù hợp, tăng cường số lượng tài sản so sánh, đa dạng hóa nguồn thông tin về tài sản so sánh: thông tin pháp lý, thông tin thị trường, … đảm bảo nguồn thông tin chính xác, toàn diện. Các thông tin so sánh đưa ra phải đảm bảo tính tương đồng về mặt pháp lý, đặc điểm kinh tế kĩ thuật, tuân thủ giới hạn điều chỉnh so sánh, thu hẹp giới hạn điều chỉnh tối

đa với tài sản so sánh nhằm tránh rủi ro trong việc định giá giá trị tài sản quá cao so với thực tế.

- Nâng cao tính chính xác trong việc xác định chi phí phát sinh trong việc hình thành tài sản bằng việc cập nhật thông tin giá cả thị trường, tính toán chi phí đầy đủ, hợp lý. Mặt khác, tận dụng tối đa các thông tin về tài sản để đánh giá đưa ra tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản một cách hợp lý. Từ đó giảm thiểu rủi ro trong việc đánh giá sai giá trị TSBĐ.

Ngoài ra, Maritime Bank xây dựng quy định nội bộ, thường xuyên thực hiện đánh giá lại giá trị TSBĐ. Hiện nay Maritime Bank đã ban hành quy định cụ thể về thời gian định kì đánh giá lại đối với từng loại TSBĐ khác nhau. Theo đó để đảm bảo chất lượng công tác định giá lại TSBĐ, yêu cầu các bộ phận kết hợp thực hiện:

+ Trung tâm hỗ trợ tín dụng cần thường xuyên theo dõi, tập hợp, gửi báo cáo định kì đến các bộ phận liên quan, nhắc nhở thời gian đánh giá lại TSBĐ.

+ Cán bộ dịch vụ tín dụng cần cập nhật thông tin từ trung tâm hỗ trợ tín dụng để kịp thời làm đề nghị định giá lại TSBĐ tới bộ phận chuyên trách.

+ Cán bộ định giá tài sản tiến hành định giá lại TSBĐ theo yêu cầu của cán bộ dịch vụ tín dụng, đảm bảo tiêu chuẩn bị thời gian, chất lượng, đạo đức trong quá trình định giá lại.

+ Đơn vị chuyên trách kịp thời cập nhật lại thông tin định giá lại TSBĐ khi kết quả định giá lại đã được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền.

Kết quả định giá được cập nhật kịp thời là một nhân tố quan trọng giúp Maritime Bank đánh giá được chính xác rủi ro tại một thời điểm, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời nhằm phòng ngừa rủi ro có thể xảy đến trong tương lai. Đây cũng là cơ sở quan trọng giúp cho việc tính toán và trích lập dự phòng cụ thể của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w