định tính
IAS 39 yêu cầu việc phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng dựa trên hai yếu tố định tính và định lượng, từ đó chất lượng tín dụng được đánh giá thực chất hơn, toàn diện hơn trên những tiêu thức về tình hình thanh toán nợ, tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng. Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đáng tin cậy và có tính chuyên nghiệp cao sẽ giúp ngân hàng thực hiện được điều này. Mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là nhằm đánh giá rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay hoặc rủi ro do ngân hàng phải thực hiện các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng với bên thứ ba. Theo thông lệ, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có thể được sử dụng trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng: Phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
hàng phân loại nợ trung thực hơn mà nó còn là công cụ tư vấn, giúp ban lãnh đạo có định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng, hướng nhiều hơn về khách hàng. Lợi ích khi thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính còn thể hiện ở chỗ: Nếu phân loại nợ tốt thì chất lượng tín dụng, khả năng thanh khoản của ngân hàng được nâng cao rõ rệt. Hiện tại trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã có một số ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ theo phương pháp định tính, nổi trội là Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Cách làm và những kết quả mà BIDV đạt được đã được NHNN, Ernst & Young, tổ chức định hàng toàn cầu Moody’s và ngân hàng thế giới đánh giá cao.
Maritime Bank cũng đang hướng tới việc phân loại nợ theo phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng, trong đó kết quả xếp hạng của khách hàng được coi là cơ sở quan trọng trong việc phân loại nợ, tạo nền tảng quan trọng trong việc tính toán và trích lập các quỹ DPRR tín dụng.
Hiện nay Maritime Bank đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và được sử dụng chủ yếu trong công tác thẩm định tín dụng. Tuy nhiên Maritime Bank vẫn chưa được NHNN phê duyệt và chấp nhận bằng văn bản cho việc sử dụng phương pháp định tính trong phân loại nợ. Để có khả năng và đáp ứng đủ điều kiện phân loại nợ theo phương pháp định tính thì Maritime Bank cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ tin học trong quản trị nội bộ: Muốn phân loại nợ theo phương pháp định tính đòi hỏi ngân hàng phải có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng được yêu cầu thông tin quản lý nội bộ, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Từ đó làm cơ sở tích hợp thông tin để xây dựng hệ thống phân loại nợ tự động theo phương pháp định tính.
tục cập nhật nhằm hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Các chỉ tiêu phải phản ánh được chính xác, toàn diện năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng giúp cho việc đánh giá chất lượng tín dụng theo các chỉ tiêu này tiến gần hơn với thông lệ quốc tế, từ đó giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp, giải pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu phát sinh.
+ Xây dựng hệ thống thông tin riêng của ngân hàng. Việc xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên để phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. Bên cạnh đó Maritime Bank cần thiết lập kênh trao đổi thông tin với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống. Hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt nhằm chiếm lĩnh thị trường hoạt động, tuy nhiên việc thiết lập kênh trao đổi thông tin giữa các ngân hàng là cần thiết nhằm đạt mục tiêu chung là an toàn trong hoạt động tín dụng.
+ Bên cạnh đó việc phân loại nợ theo phương pháp định tính rất cần các kĩ năng phân tích, đánh giá chuyên môn của các cán bộ tác nghiệp. Do đó Maritime Bank cần tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng phân tích, đánh giá của đội ngũ cán bộ xếp hạng tín dụng.
Khi phương pháp phân loại nợ định tính được NHNN chấp thuận cùng với hệ thống phân loại nợ theo phương pháp định lượng đang được sử dụng, Maritime Bank sẽ kết hợp các phương pháp phân loại nợ nhằm đưa ra kết quả đánh giá chặt chẽ và chính xác nhất đối với các khoản tín dụng khách hàng. Điều này không những nâng cao hiệu quả của công tác phân loại nợ, đánh giá chất lượng tín dụng trong ngân hàng mà nó còn là cơ sở vững chắc để Maritime Bank tính toán và trích lập đầy đủ các quỹ dự phòng tạo hành lang an toàn trong hoạt động tín dụng.