Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tíndụng của các ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 40)

Singapore quy định những người ký kết các khoản tín dụng phải chịu trách nhiệm trước tiên trong việc phân loại tín dụng chính xác dựa trên những đánh giá tình huống tổng thể (khả năng thanh toán từ các nguồn thu nhập thông thường, người bảo lãnh, tài sản ký quỹ, dòng tiền, các điều kiện về tài chính, triển vọng phát triển, …) và có thể thay đổi kết quả phân loại vào bất cứ thời điểm nào. Các khoản cho vay được chia làm 5 nhóm nợ: Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Trong đó nợ nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu.

Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm cả dự phòng cụ thể, được xác định theo tiêu chí:

+ Hoạt động kinh doanh cơ bản và khả năng tài chính vững chắc của khách hàng vay (kiểm tra khả năng tồn tại).

+ Nguồn tiền mặt của khách hàng vay (gồm cả nguồn hỗ trợ từ bên thứ 3).

+ Chất lượng và giá trị có thể bán được của tài sản ký quỹ và các tài sản bảo lãnh cho khoản vay.

+ Sự tồn tại của quyền truy đòi hợp pháp và có giá trị pháp lý có thể thi hành với khách hàng vay.

Đối với khoản nợ xấu được trích lập dự phòng đầy đủ, cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) cho phép các NHTM được xóa cuống nợ xuống còn 1 đô la Singapore, bất kể có thu hồi được khoản nợ hay không. Điều này nhằm phục vụ cho mục đích giám sát. Báo cáo danh mục khoản nợ xấu và trích lập dự phòng cụ thể, các NHTM bắt buộc phải được nộp tới hội đồng quản trị của NHTM và MAS để quản lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w