Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 82)

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Hệ thống quản lý nội bộ của ngân hàng còn nhiều thiếu sót chưa đáp ứng được tất cả các yêu cầu phát sinh trong công tác phân loại nợ định lượng khi có thay đổi trong chính sách quản lý theo dõi thông tin khách hàng.

Chương trình xếp hạng khách hàng nội bộ còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được các yêu cầu và chưa được NHNN cấp phép nên phân loại nợ định lượng vẫn là phương pháp phân loại nợ chủ yếu được áp dụng tại Maritime Bank.

Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong hoạt động. Quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng chủ yếu do P.GSRRTD thực hiện trên cơ sở thông tin từ hệ thống và sự phối hợp của các chi nhánh. Tuy nhiên thông tin trao đổi phối hợp giữa các bộ phận còn hạn chế, công tác phát hiện rủi ro tín dụng còn mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện rõ ràng (Nợ quá hạn, tình hình kinh doanh thua lỗ,…), việc đánh giá lại TSBĐ còn chậm trễ dẫn đến kết quả phân loại nợ, giá trị TSBĐ thiếu chính xác làm ảnh hưởng kết quả trích lập dự phòng cụ thể.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, Maritime Bank xây dựng quy trình với mục tiêu giảm thiểu tối đa thời gian thực hiện các khâu trong hoạt động tín dụng. Chính việc này khiến cho việc thẩm định khách hàng nói chung và công tác định giá TSBĐ còn nhiều thiếu sót làm ảnh hưởng chất lượng phân loại nợ và trích lập dự phòng.

Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ nhân viên còn mỏng so với yêu cầu, năng lực, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên còn hạn chế chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng.

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân về phía khách hàng

chẽ các quy định về báo cáo tài chính và các chuẩn mực liên quan. Bên cạnh sự hạn chế về năng lực chuyên môn và chưa nhận thức được hết tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của báo cáo tài chính là sự cố ý gây sai lệch số liệu báo cáo tài chính nhằm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và chất lượng chỉ tiêu. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định, đánh giá khách hàng.

Đối với khách hàng cá nhân: Khó khăn trong việc xác định nguồn thu nhập. Khách hàng thường thiếu bằng chứng xác đáng chứng minh nguồn thu nhập của mình dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá, phân loại chất lượng nợ cũng như tính toán dự phòng cần trích với những đối tượng này.

Bên cạnh đó các khách hàng thường cố ý làm sai lệch, móc nối với cán bộ định giá,… để làm tăng giá trị TSBĐ, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc tiếp cận, đánh giá lại TSBĐ làm ảnh hưởng đến tính chính xác kịp thời trong việc xác định giá trị TSBĐ dẫn đến sai lệch trong việc trích lập dự phòng cụ thể.

Một số khách hàng còn có ý thức trả nợ kém như: Cố tình kéo dài thời gian trả nợ nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi và xử lý nợ.

Nguyên nhân về môi trường kinh doanh

Giai đoạn 2011- 2013 chứng kiến sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế, cung cầu chênh lệch, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ,… Điều này khiến cho việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hoạt động doanh nghiệp kém hiệu quả, khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút, chất lượng tín dụng giảm, dự phòng rủi ro gia tăng.

Bên cạnh đó thị trường bất động sản ảm đạm, hoạt động thị trường kém ổn định, số lượng bất động sản tồn đọng nhiều, các giao dịch kém sôi động,.. đây chính là những khó khăn cho công tác định giá. Khi đó sẽ khó có đủ bằng

chứng xác đáng để tính toán được giá trị tài sản so sánh, chi phí hình thành tài sản hay nguồn thu nhập có được từ tài sản. Tất cả những vẫn đề này đều làm giảm hiệu quả sử dụng của các phương pháp định giá TSBĐ khiến kết quả định giá kém chính xác và gây sai sót trong việc phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng.

Nguyên nhân từ cơ chế chính sách của Nhà nước

Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống quy chuẩn xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho các ngân hàng. NHNN vẫn còn quy định khá chung chung, không có các hướng dẫn rõ ràng về việc áp dụng phương pháp định tính trong phân loại nợ. Điều này khó khăn cho các NHTMCP nói chung và Maritime Bank nói riêng thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính.

Ngoài ra việc cung cấp thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) còn thiếu tính chính xác và việc cập nhật chưa được tiến hành một cách đầy đủ kịp thời gây khó khăn cho ngân hàng khai thác thông tin phục vụ hoạt động phân loại nợ, đánh giá TSBĐ của khách hàng.

Mức độ công khai thông tin của các cơ quan Nhà nước còn hạn chế. Các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng,… có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, các thông tin này không được công bố chi tiết, công khai nên ngân hàng khó dự đoán chính xác ảnh hưởng của các sự kiện đó đến tài sản cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước chưa ổn định, đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh, nhưng không được thông báo trước một thời gian cần thiết để các cá nhân, tổ chức có liên quan kịp thời chuyển đổi, thích nghi. Điều này dẫn đến hậu quả là cả khách hàng và bản thân ngân hàng không lường trước được. Do vậy, dẫn

đến lựa chọn cho vay với những dự án, phương án thua lỗ, thậm chí khách hàng bị phá sản do không theo kịp chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những nghiên cứu lý luận đã đề cập tới ở chương 1, trong chương 2 luận văn đã tập trung vào việc giới thiệu khái quát về sự hình thành, phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Hàng hải Việt Nam trong giai đoạn từ 2011- tháng 06/2014. Đặc biệt, chương này đã đi sâu nghiên cứu thực trạng nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng tại Maritime Bank trong giai đoạn từ 2011- tháng 06/2014. Từ đó, đánh giá được những thành quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân phát sinh những hạn chế này trong nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng của ngân hàng. Đây chính là tiền đề, cơ sở để xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng của Maritime Bank trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w