Kiến nghị với Ngânhàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 109)

NHNN là cơ quan chủ quản, trực tiếp hướng dẫn cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động của các thành viên trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Do vậy, chính sách của NHNN ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng nói riêng. Để các ngân hàng hoàn thiện công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng, NHNN cần đổi mới trong công tác quản lý hoạt động, một số kiến nghị được đưa ra như:

3.3.2.1 Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý

Từ năm 2005, NHNN yêu cầu NHTM thực hiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng theo QĐ 493. Năm 2007, NHNN ban hành QĐ 18 để sửa đổi, bổ sung một số điều trong QĐ 493. Từ đó đến nay các NHTM sử dụng các quyết định này làm căn cứ cho việc ban hành các quy định nội bộ để thực hiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng tại đơn vị mình. Trong suốt quá trình thực hiện, các quyết định này đã bộc lộ những nhược điểm cần khắc phục.

Ngày 21 tháng 1 năm 2013, NHNN ban hành TT 02 thay thế cho QĐ 493 và QĐ 18. Thông tư này được ban hành đã có nhiều điểm mới như mở rộng đối tượng, quy định chặt chẽ trong việc xếp nhóm nợ, định giá, khấu trừ giá trị TSBĐ trong trích lập dự phòng,… Việc thực hiện theo TT 02 sẽ khiến cho tỷ lệ nợ xấu cũng như quỹ dự phòng rủi ro cần trích lập sẽ tăng lên đáng kể, điều này không những ảnh hưởng đến hoạt động, uy tín của bản thân các NHTM mà nó còn tác động tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn. Do vậy, NHNN đã hoãn thời gian

thực hiện TT 02 trong năm 2013 nhưng việc áp dụng thông tư này trong hoạt động phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM chỉ là điều sớm muộn.

Để đảm bảo việc phát huy hiệu quả của TT 02 trong công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng của các NHTM, một trong những công việc cần kíp thực hiện là NHNN đưa ra một hệ thống quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM.

Mặc dù trong QĐ 493, QĐ 18 và cả trong TT 02 đều cho phép các NHTM được sử dụng phương pháp phân loại nợ định tính dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại NHNN vẫn chưa ban hành một văn bản pháp lý nào định ra hệ thống quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống này tại các NHTM dẫn đến hiện tượng các NHTM tự xây dựng quy trình thực hiện do đó kết quả đánh giá còn mang nặng tính chủ quan và thiếu đồng nhất trong hệ thống ngân hàng. Khi đó kiến nghị NHNN thực hiện:

+ Xây dựng hệ thống quy chuẩn chung cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hướng dẫn các NHTM thống nhất thực hiện.

+ Đưa ra hệ thống chỉ tiêu bắt buộc cần áp dụng trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, quy định khung, thang điểm đối với từng mức độ của từng chỉ tiêu.

+ Hướng dẫn cụ thể các bước của quy trình đánh giá, xếp hạng khách hàng để thống nhất thực hiện, trong đó quy định một số chỉ tiêu với các trọng số đánh giá cụ thể để phục vụ công tác quản lý. Các chỉ tiêu và trọng số đánh giá được xác định trên kết quả thống kê, khảo sát số liệu của một tổ chức tín dụng đưa vào chạy mô hình tính toán để xác định.

Bên cạnh đó, NHNN cần đưa ra quy định mọi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM đều phải trình NHNN và chỉ được áp dụng chính thức khi

nhận được phê duyệt để đảm bảo tính đồng bộ trong các hệ thống xếp hạng tại mỗi ngân hàng.

Thêm vào đó NHNN cần xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý mang tính nhất quán, chi tiết, cụ thể đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ khi tổ chức thực hiện.

3.3.2.2 Nâng cao chất lượng, vai trò cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN có chức năng thu thập thông tin của các doanh nghiệp, cá nhân thông qua việc nhận thông tin từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam. Trong những năm qua, thông tin mà CIC cung cấp cho các ngân hàng là nguồn thông tin quan trọng trong việc thẩm định khách hàng vay vốn, phân loại nợ cho khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động của CIC trong thời gian qua vẫn có nhiều hạn chế. Thông tin về doanh nghiệp mà CIC cung cấp vẫn còn chưa chính xác, chưa có sự phân tích, đánh giá tình hình của doanh nghiệp và chưa có cảnh báo kịp thời, thời gian cung cấp thông tin còn chậm trễ. Chính vì vậy, trong thời gian tới CIC nên xem xét và có những giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động để tạo ra những nguồn thông tin quan trọng, kịp thời cho các NHTM, cánh báo được những rủi ro giúp công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng được chính xác hơn. Một số biện pháp có thể kể đến như:

+ Từng bước hoàn thiện môi trường tổ chức hoạt động, cải tiến cơ chế làm việc. Một mặt sắp xếp trung tâm này thành trung tâm độc lập, chuyên cung cấp những thông tin liên quan đến tài chính, ngân hàng, mặt khác trung tâm cần phối hợp với các cơ quan, bộ ngành của Chính phủ để thu thập đa dạng, phong phú hơn trong các thông tin về các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

+ Xây dựng hành lang pháp lý cho trung tâm, các văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động nghiệp vụ, quy định cụ thể hơn về nội dung cũng như nguồn

cung cấp thông tin, nghĩa vụ cung cấp thông tin, các chỉ tiêu về thu nhập, người sử dụng thông tin và các tiêu thức đánh giá, phân tích thông tin,….

+ Thường xuyên cập nhật được sự phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng nhóm khách hàng, chuẩn hóa các quy trình tự động xử lý dữ liệu, tiếp tục nâng cao tính đầy đủ chính xác của số liệu cung cấp, tăng cường hợp tác với các hãng chuyên thu thập và cung cấp thông tin trên thế giới.

+ Đa dạng hóa thông tin cung cấp. Thông tin không chỉ dừng lại ở báo cáo tài chính, dư nợ tại các tổ chức tín dụng, tình trạng nợ quá hạn,… mà cần có thêm thông tin khác về hoạt động, cơ cấu tổ chức, tình hình ngành nghề liên quan,… Đây sẽ là nguồn thông tin cung cấp cho các ngân hàng giúp thực hiện công tác thẩm định tín dụng và phân loại nợ tốt hơn, nhanh hơn và đồng thời cũng hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

+ CIC phải khách quan về độ chuẩn xác và giá trị pháp lý của thông tin, về các khoản nợ của một khách hàng vay tại nhiều tổ chức tín dụng. Thông tin trên CIC phải được cập nhật liên tục hàng ngày để phục vụ nhu cầu tra cứu của người sử dụng, đảm bảo nguồn thông tin là mới nhất.

+ Thực hiện tham khảo thông tin từ các tổ chức, ngân hàng trên thế giới đối với các pháp nhân nước ngoài hoạt động của Việt Nam.

+ Thực hiện tuyển dụng và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho CIC, cải tiến công nghệ trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để mở rộng và nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin.

3.3.2.3 Nghiên cứu thực hiện, hỗ trợ các Ngân hàng thương mại thực hiện hạch toán kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế

NHNN cần phối hợp với bộ tài chính hoàn thiện và ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc hạch toán kế toán đối với các nghiệp vụ ngân hàng.

Nghiên cứu thực hiện phân loại nợ, trích lập DPRR theo chuẩn mực kế toán quốc tế (chiết khấu dòng tiền). Phương pháp này sẽ cho phép các ngân hàng ước tính được mức trích lập dự phòng chính xác đối với mỗi khách hàng vay.

Việc trích lập dự phòng theo chuẩn mực kế toán quốc tế đòi hỏi ngân hàng phải quản lý được nguồn vốn thu hồi trong tương lai của khách hàng để có thể ước tính thường xuyên, liên tục phục vụ cho mục đích quản lý rủi ro tín dụng. Vì vậy ngân hàng phải xây dựng được cơ chế hiệu quả về quản lý khách hàng và thu thập thông tin trong tương lai về khách hàng vay vốn. Từ đây cho phép ngân hàng ước tính được mức trích lập dự phòng chính xác đối với mỗi khách hàng vay.

3.3.2.4 Tăng cường tính tự chủ của các Ngân hàng thương mại trong việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Hiện nay NHNN quy định cụ thể tỷ lệ trích lập dự phòng chung cũng như dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ khác nhau. Theo đó, các NHTM phải tuân thủ tỷ lệ trích lập này cho các nhóm dư nợ dựa trên kết quả phân loại nợ. Ngân hàng không được tự quyết việc trích lập quỹ dự phòng cho mỗi nhóm nợ như phần lớn các nước phát triển vẫn làm.

Hạn chế này trong quy định của NHNN một phần là do điều kiện khách quan của hệ thống các NHTM của Việt Nam chưa cho phép thực hiện việc này. Tuy nhiên, tính đến mục tiêu phát triển chung của hệ thống các NHTM của Việt Nam trong dài hạn cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế, NHNN nên dần nới lỏng quy định tạo điều kiện để các ngân hàng chủ động trong nghiệp vụ trích lập dự phòng rủi ro. NHNN chỉ nên quy định khung giới hạn tỷ lệ trích lập tối thiểu, tối đa với từng nhóm nợ khác nhau đảm bảo quỹ dự phòng cần trích lập của các ngân hàng cơ bản đảm bảo được khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

vực đặc thù với đặc điểm kinh doanh khác nhau, bản thân NHTM mới hiểu rõ nhất tình hình tài chính và độ rủi ro thực sự của khách hàng và là đơn vị chịu tác động trực tiếp những tổn thất khi rủi ro xảy ra. Do đó, việc tăng cường tính chủ động cho các NHTM trong việc trích lập DPRR tín dụng sẽ làm tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng, đồng thời giúp các ngân hàng quản trị được chi phí hoạt động từ đó quản trị được lợi nhuận của mình.

3.3.2.5 Một số kiến nghị khác

NHNN cần có những quy định cụ thể về cơ chế đánh giá các khoản nợ của một khách hàng vay tại các TCTD khác nhau. Phối hợp chặt chẽ với các NHTM, mạng thông tin quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước để thu thập thêm thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình quan hệ tín dụng của các cá nhân, tổ chức kinh tế có vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng khác nhau. Có biện pháp chế tài đối với các tổ chức tín dụng vi phạm không phối hợp trong đánh giá nợ theo tiêu chuẩn do NHNN ban hành. Trong công tác đánh giá cần phải chú trọng thông tin tín dụng do CIC cung cấp.

NHNN cần phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật cho bộ phận tín dụng tại các NHTM để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng. Thường xuyên tập huấn cho các NHTM về các trường hợp mới phát sinh trong công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng, hướng dẫn các biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp cụ thể. Định kì, NHNN tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để giải đáp thắc mắc trong quá trình thực hiện công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng nói riêng và hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

tín dụng tại NHTM ở chương 1 cùng với kết quả đánh giá thực trạng nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng tại NHTMCP Hàng Hải Việt Nam ở chương 2, chương 3 luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng tại Maritime Bank. Bên cạnh đó là những đề xuất kiến nghị với NHNN, Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng của NHTM được chính xác và hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro do nhiều nguyên nhân khác nhau mang lại. Thực tế tại Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu chiếm phần lớn hoạt động của ngân hàng, đi kèm với lợi nhuận đạt được là những rủi ro tín dụng gặp phải. Chính vì vậy việc quản lý rủi ro tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động của ngân hàng. Việc NHNN ban hành và cho thực thi QĐ 493, TT 02 trong phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng được xem là một bước tiến quan trọng trong việc tiếp cận an toàn vốn. Việc này không chỉ nhằm mục đích phân loại nợ mà còn nhằm đánh giá rủi ro các khoản vay, quản lý chất lượng tín dụng. Đây được coi là biện pháp hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính trên bước đường hội nhập.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với tình hình hoạt động thực tế của NHTMCP Hàng Hải Việt Nam, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng của NHTM: Khái niệm, đặc trưng của rủi ro tín dụng; khái niệm, quy định phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng theo QĐ 493, TT 02.

2. Vận dụng những lý thuyết về phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng của NHTM, luận văn đi sâu vào phân tích, đánh giá nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng tại NHTMCP Hàng Hải Việt Nam trong giai đoạn 2011- tháng 06/2014 để chỉ ra được kết quả cũng như những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong quá trình thực hiện.

3. Từ việc nghiên cứu lý luận cùng với thực trạng nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng tại NHTMCP Hàng Hải Việt Nam, luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng, đưa ra kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ và NHNN nhằm hỗ trợ cho các giải pháp đưa ra có thể thực thi đạt hiệu quả cao.

Tác giả luận văn xin được trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Cao Thị Ý Nhi, sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp trong quá trình hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã nỗ lực cố gắng và được sự hướng dẫn nhiệt tình của Tiến sĩ Cao Thị Ý Nhi nhưng do giới hạn về thời gian nghiên cứu và hiểu biết của bản thân tác giả nên luận văn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý Thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

1. TS Nguyễn Kim Anh (2009), Quản trị ngân hàng, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

2. TS Hồ Diệu (2000), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Kim Đức (2012), “Giá trị phù hợp của Bất động sản”, Địa ốc Việt Nam, (20), NXB Thanh Niên, tr 29-30.

4. TS Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Hải (2011), Quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w