Để có thể thực hiện việc phân loại nợ theo phương pháp định tính thì công tác dự báo tình hình khách hàng cần được chú trọng. Nghĩa là ngoài việc sử dụng phương pháp lịch sử xếp hạng khách hàng thì cũng cần dự báo tình hình biến động của khách hàng trong tương lai để làm căn cứ phân loại nợ.
Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, ngân hàng phải nắm bắt kịp thời các dấu hiệu có liên quan để nhận định tình trạng khách hàng, từ đó hỗ trợ công tác phân loại nợ đạt kết quả chính xác. Có thể căn cứ dựa vào các nhóm dấu hiện sau đây để làm căn cứ phân loại nợ đối với khách hàng:
• Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
Đây là nhóm dấu hiệu dễ nhận biết nhất, có tác động trực tiếp với tốc độ nhanh và trong khoảng thời gian ngắn tới chất lượng tín dụng, có thể chuyển từ trạng thái bình thường lên cấp độ rủi ro cao, do đó đòi hỏi ngân hàng phải có những phản ứng nhanh chóng, tích cực và hiệu quả. Nhóm dấu hiệu này được gọi là nhóm dấu hiệu cảnh báo sớm, bao gồm:
+ Khách hàng trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra định kì hay đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh mà khách hàng không giải thích một cách thuyết phục.
+ Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng mà không có lý do xác đáng.
+ Đề nghị gia hạn nợ hoặc cơ cấu nợ nhiều lần mà không có lý do chính đáng.
+ Số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng sụt giảm một cách bất thường.
+ Khách hàng chậm trễ trong việc thanh toán lãi đến hạn. + Thực hiện thanh toán nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn.
cầu dự kiến.
+ Sử dụng vốn ngắn hạn cho các hoạt động trung và dài hạn làm mất cân đối cơ cấu vốn.
+ Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ với giá cao với mọi điều kiện.
• Nhóm dấu hiệu liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
Nhóm dấu hiệu này có tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng nhưng với độ trễ lớn hơn. Các dấu hiệu này được đúc rút trừ chính bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ dàng nhận biết nếu thiếu sự quản lý sâu sát, chặt chẽ của các cán bộ tín dụng. Nhóm dấu hiệu này bao gồm:
+ Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.
+ Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng, cụ thể như: Mức độ gia tăng đột biến của tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời có dấu hiệu sụt giảm liên tục, hàng hóa tồn kho có sự gia tăng bất thường, tăng doanh thu nhưng lợi nhuận giảm hoặc không có lợi nhuận.
+ Thay đổi thường xuyên cơ cấu quản trị và điều hành.
+ Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong bộ máy quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.
+ Khó khăn trong quản lý, phát triển sản phẩm dịch vụ mới.
+ Những thay đổi về chính sách của Nhà nước như tác động của thuế, phí, lệ phí và thay đổi của cá biến số kinh tế vĩ mô: Tỷ giá, lãi suất, thay đổi công nghệ sản xuất, tác động bất lợi đến chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Nhìn chung, kết quả phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng của Maritime Bank trong thời gian qua là tương đối chính xác, tuy nhiên để kết quả phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng tại Maritime Bank đạt được độ chính xác cao hơn nữa, phản ánh tốt nhất mức độ rủi ro của khách hàng thì ngân hàng cần thực hiện một số công việc như:
+ Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát lại kết quả phân loại nợ. P.GSRRTD là đầu mối chịu trách nhiệm rà soát kết quả phân loại nợ của toàn hệ thống. Công việc rà soát cần thực hiện một cách thường xuyên tránh việc phân loại nợ không chính xác, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp cán bộ tín dụng chi nhánh thông đồng, bao che cho khách hàng.
+ Kiểm tra công tác trích lập DPRR tín dụng trên toàn hệ thống. Hiện nay Maritime Bank đã thực hiện việc trích lập DPRR tín dụng theo từng tháng dựa trên số liệu phân loại nợ của tháng trước. Việc trích lập được thực hiện tập trung ở Trung tâm quản trị kế toán hội sở chính. P.GSRRTD là đầu mối kiểm tra, đối chiếu số liệu trích lập dự phòng trên các tài khoản kế toán với số liệu tính toán trên kết quả phân loại nợ.
+ Khi phát hiện ra sai sót trong công tác phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng, P.GSRRTD phải là đầu mối liên hệ với các bộ phận liên quan kiểm tra lại và điều chỉnh đảm bảo tính kịp thời về mặt số liệu và nâng cao độ chính xác của nghiệp vụ.
+ Đưa ra các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình đánh giá sai lệch tình hình khách hàng, phân loại khách hàng vào nhóm nợ có độ rủi ro thấp hơn và có dấu hiệu bao che cho khách hàng.
+ Tăng cường sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các bộ phận nghiệp vụ có liên quan để đánh giá chính xác tình hình của khách hàng. Kiểm tra và phát hiện rủi ro tín dụng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các bộ phận tham gia vào quy trình cấp tín dụng trong việc trao đổi thông tin khách hàng.
việc theo dõi và tìm hiểu thông tin của khách hàng, nắm bắt các thông tin liên quan đến khách hàng và kịp thời thông báo cho phòng quản lý nợ để cùng xác định lại nhóm nợ của khách hàng một cách chính xác nhất. Điều này đòi hỏi các cán bộ khách hàng phải là người tích cực, chủ động trong công việc, thường xuyên theo kiểm tra, kiểm soát sau khi giải ngân, tránh việc thực hiện mang tính hình thức, đối phó.
- Ngược lại tổng hợp từ những thông tin trong hệ thống quản lý và thông tin trong quá trình theo dõi khoản vay của khách hàng, phòng quản lý nợ cũng phải kịp thời thông báo lại cho các trung tâm khách hàng về tình trạng của các khoản nợ vay để từ đó các bộ phận có giải pháp ứng phó, xử lý kịp thời đồng thời trình lãnh đạo tìm ra giải pháp xử lý tối ưu.
- P.GSRRTD phải là cầu nối thu thập, tổng hợp thông tin đảm bảo công tác tập hợp, đề nghị và hạch toán phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giữa các chi nhánh, kế toán hội sở và các đơn vị được thực hiện hiệu quả, kịp thời.
3.2.6 Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Với mục tiêu áp dụng hệ thống tự động trong việc phân loại nợ theo cả phương pháp định lượng và định tính, Maritime Bank cần có một kho thông tin đủ lớn để làm căn cứ phân loại nợ theo phương pháp định tính bao gồm cả các thông tin tài chính và phi tài chính. Khi các thông tin được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ giúp cho ngân hàng đánh giá được chính xác chất lượng khoản vay và tiến hành trích lập DPRR tín dụng phù hợp. Để có một hệ thông thông tin hiệu quả, phục vụ hữu ích cho việc phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng Maritime Bank cần thực hiện:
- Phân loại hệ thống thông tin nội bộ theo từng loại thông tin chi tiết: Thông tin về khách hàng, thông tin về nghành nghề kinh tế, thông tin về thị
trường, thông tin về chính sách, quy định của nhà nước,…
- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: Thông tin phải được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn thông tin vừa phải đảm bảo tính đa dạng, đáng tin cậy giúp cho ngân hàng có cái nhìn khái quát hơn, chính xác hơn về tình hình hiện tại cũng như xu hướng hoạt động trong tương lai.
- Cung cấp nguồn thông tin cho nhiều hoạt động ngân hàng: Hệ thống thông tin không chỉ phục vụ cho hoạt động tín dụng mà còn phải phục vụ các hoạt động khác trong ngân hàng: huy động, thanh toán,….
Hệ thống thông tin đa dạng, chuẩn xác sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung, góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Maritime Bank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.