Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 42)

Các tiêu chí phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của các nước đang sử dụng là một trong những căn cứ để các NHTM Việt Nam áp dụng vào hoạt động thực tiễn. Điều này đòi hỏi các NHTM vận dụng đúng tinh thần QĐ 493, QĐ 18 và mới đây nhất là TT 02 của NHNN đồng thời nâng cao tiêu thức đánh giá chất lượng nợ và hiện đại hóa cách thức trích lập dự phòng .

1.3.4.1 Bài học về nghiệp vụ phân loại nợ

Các NHTM cần thiết lập được hệ thống phân loại nợ đáng tin cậy dựa trên nguy cơ rủi ro của các khoản nợ đó. Hiện tại hầu hết các NHTM của Việt Nam mới chỉ áp dụng phương pháp phân loại nợ định lượng, thời gian tới các ngân hàng nên áp dụng thêm phương pháp định tính trong phân lại nợ đảm bảo kết quả phân loại tin cậy, chính xác. Điều này đòi hỏi các NHTM phải

nghiên cứu xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vào trong hoạt động của ngân hàng.

Hệ thống định hạng rủi ro tín dụng cần được xem xét, cập nhật phù hợp với thông tin thu nhận được. Các khoản nợ cần xem xét, đánh giá thường xuyên giúp cho việc xếp hạng được cập nhật, chính xác. Đối với các khoản vay lớn, độ phức tạp và rủi ro cao, các khoản tín dụng có vấn đề cần xem xét thường xuyên hơn.

Bên cạnh đó, các NHTM cũng phải xây dựng hệ thống phân loại nợ có khả năng đánh giá xác suất bình quân của các khoản nợ xấu và các nguy cơ lạm phát sinh nợ xấu từ đó đánh giá được rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng phải đối mặt trong tương lai.

1.3.4.2 Bài học về nghiệp vụ trích lập dự phòng

Việc trích lập DPRR tại các nước có điểm chung là đều dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Chính điều này đã góp phần hạn chế những tổn thất của ngân hàng từ việc cấp tín dụng và đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Phương pháp này thường được thực hiện ở các quốc gia phát triển, có thị trường tài chính vững mạnh và hệ thống thông tin tín dụng chuẩn xác. Tuy điều kiện hiện tại các NHTM Việt Nam chưa thể theo kịp nhưng đây cũng là mục tiêu mà các ngân hàng ở nước ta cần hướng tới thực hiện để đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.

Các NHTM cần thực hiện đầy đủ, liên tục và đầy đủ, chính xác việc trích lập DPRR theo báo cáo phân loại nợ, sử dụng quỹ dự phòng một cách hợp lý.

Bên cạnh việc trích lập dự phòng ghi nhận chi phí hoạt động, các NHTM của Việt Nam trong tương lai cũng cần học hỏi xây dựng quỹ dự phòng từ lợi nhuận ròng để gây dựng nguồn dự trữ xử lý rủi ro phát sinh khi

quỹ dự phòng hiện thời không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Tóm lại, các NHTM nên xây dựng một chương trình quản lý riêng về phân loại nợ và trích lập dự phòng, lập hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng công nghệ quản lý tiên tiến được áp dụng ở các ngân hàng hiện đại trên thế giới. Ngày nay, Việt Nam từng bước tiếp cận dần với các quy định và thông lệ quốc tế trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng thể hiện trong văn bản quy định của NHNN như QĐ 493, QĐ 18 và mới đây nhất là TT 02. Các văn bản này tuy chưa phải là những chuẩn mực hay thông lệ quốc tế tốt nhất, cao nhất được áp dụng tại các ngân hàng hàng đầu thế giới nhưng các quyết định này cũng đã được xây dựng trên những chuẩn mực và thông lệ quốc tế chung nhất, được lựa chọn kĩ lưỡng và cố gắng để vận dụng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã phân tích, làm rõ những khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng, phân loại nơ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Đồng thời tác giả đã nêu lên đặc điểm, phân loại, nguyên nhân hình thành rủi ro tín dụng. Nêu lên những phương pháp phân loại nợ, cách thức tính toán, hạch toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Trang 42)