Nhân hóa

Một phần của tài liệu dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình ngữ văn lớp 6, lớp 7 trung học cơ sở (Trang 52)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Nhân hóa

2.1.2.1. Khái niệm về nhân hóa

Nhân hoá còn đƣợc gọi là nhân cách hoá. Nhân hoá vốn đƣợc coi là một loại ẩn dụ. Có thể hiểu nhƣ sau: “Nhân hoá là một biến thể của ẩn dụ, trong đó ngƣời ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con ngƣời để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tƣợng không phải con ngƣời, nhằm làm cho đối tƣợng đƣợc miêu tả trở nên gần gũi dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho ngƣời nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tƣ, thái độ của mình.” [29, tr.63]

vật,... bằng những từ ngữ vốn đƣợc dùng để gọi hoặc tả con ngƣời; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con ngƣời, biểu thị đƣợc những suy nghĩ, tình cảm của con ngƣời". Ví dụ

"Ông trời

Mặc áo giáp đen Ra trận

Muôn nghìn cây mía Múa gươm

Kiến Hành quân Đầy đường”

(Trần Đăng Khoa - Mưa - NV6, T2)

Những sự vật, cây cối, con vật vốn vô tri, vô giác đƣợc nhân hóa mang dáng vẻ, hành động của con ngƣời trở nên sinh động.

2.1.2.2. Cấu tạo của phép nhân hóa đƣợc xét trên 2 khía cạnh - Về mặt hình thức : Nhân hóa đƣợc cấu tạo theo 2 cách :

+ Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của ngƣời để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tƣợng không phải ngƣời. Ví dụ :

" Cây dừa Sải tay Bơi”

(Trần Đăng Khoa - Mưa - NV6, T2)

+ Coi các đối tƣợng không phải ngƣời nhƣ ngƣời và tâm tình trò chuyện với đối tƣợng. Ví dụ :

"Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhƣng biết làm thế nào..."

(Theo Khánh Hoài - Cuộc chia tay của những con Búp bê - NV7, T1) - Về mặt nội dung : Chúng ta đều biết rằng biện pháp tu từ nhân hoá đƣợc hình thành trên cơ sở của sự liên tƣởng nét giống nhau giữa các đối tƣợng không phải con ngƣời và con ngƣời. Sự liên tƣởng này mang tính chất chủ quan của ngƣời sử

dụng nhƣng phải phù hợp với tâm lý, thói quen sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng và đƣợc xã hội chấp nhận. Do đó, căn cứ để bình giá nhân hoá là: Tính logic của việc rút ra nét giống nhau giữa đối tƣợng không phải con ngƣời và con ngƣời; Tài năng quan sát, sự khám phá phát hiện độc đáo, mới mẻ, bất ngờ lý thú về nét giống nhau giữa đối tƣợng không phải ngƣời và ngƣời để gây sự bất ngờ đối với mọi ngƣời.

Ví dụ : "Con cò chết rũ trên cây Cò con mở lịch xem ngày làm ma

Cà cuống uống rượu la đà Chim ri ríu rít bò ra lấy phần

Chào mào thì đánh trống quân Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao”.

(Những câu hát châm biếm - NV7, T1)

Trong bài ca dao tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa trên cơ sở đặc điểm của loài vật đƣợc nhân hóa để thể hiện hành động, tính cách nhân vật một cách sinh động.

2.1.2.3. Các kiểu nhân hóa trong các văn bản đọc- hiểu ở SGK Ngữ văn 6, NV 7

Số lƣợng nhân hoá đƣợc sử dụng trong các văn bản đọc- hiểu ở SGK Ngữ văn 6, Ngữ văn 7 là 280, đƣợc chia thành các kiểu cơ bản sau :

- Nhân hóa đối tƣợng không phải con ngƣời mang thuộc tính, dấu hiệu của con ngƣời. Kiểu nhân hoá này đƣợc hình thành trên cơ sở dùng những từ ngữ vốn chỉ thuộc tính, dấu hiệu của con ngƣời để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tƣợng không phải con ngƣời. Trong các văn bản đọc - hiểu ở sách Ngữ văn 6, Ngữ văn 7, kiểu nhân hoá này có số lƣợng là 256, chiếm hơn 91% tổng số nhân hoá. Các đối tƣợng đƣợc nhân hoá phổ biến là động vật, thực vật và một số đối tƣợng khác nhƣ các hiện tƣợng thiên nhiên, đồ vật, phƣơng tiện, khái niệm trừu tƣợng…. Chẳng hạn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (NV6, T.2), nhà văn Tô Hoài đã miêu tả một con dế có tên là Dế Mèn với dáng dấp, hành động của con ngƣời. Dế Mèn tự tả về thân hình của mình "Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”; Tự hào về sợi râu của mình, Dế Mèn “trịnh trọng” và “khoan thai” vuốt râu "Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”. Dế Mèn “đi

đứng oai vệ”, “làm điệu bộ cho ra kiểu cách con nhà võ”, “dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm”, “quát mấy chị Cào Cáo ngụ ở đầu bờ”, “ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác ở dưới đầm lên”…

Nghệ thuật nhân hóa của Tô Hoài đã làm nên một chú Dế Mèn thanh niên khỏe mạnh, đáng yêu nhƣng cũng rất ngông nghênh, kiêu căng, tụ phụ, ngạo mạn.

Thông qua nghệ thuật nhân hóa các con vật trong truyện ngụ ngôn có thể tham gia đối thoại với nhau một cách tự nhiên. Trong truyện ngụ ngôn “Đeo nhạc cho mèo”, các con chuột dùng những lí lẽ, lập luận chặt chẽ từ chối đi đeo nhạc vào cổ mèo và trút công việc khó khăn, nguy hiểm ấy cho những con chuột ở đẳng cấp thấp hơn. Chuột Cống bị cắt cử đi đầu tiên vì chính chuột Cống là kẻ đã khởi xƣớng ra cái ý nghĩ đeo nhạc cho mèo, trong lòng tuy nao núng nhƣng ngoài mặt chuột Cống “làm ra bộ bệ vệ kẻ cả”, nói rằng:

"Tôi đây, chẳng gì nhờ tổ ấm cũng được vào bậc ông Cống, ông Nghè, ăn trên ngồi trước trong làng, có đâu làng lại cắt tôi đi làm cái việc tầm thường ấy được. Trong làng ta có thiếu chi người! Tôi xin cử anh Nhắt, anh ấy nhanh nhảu chắc làm được việc”.

(Đeo nhạc cho mèo - NV6, T.1)

Khi cái công việc nguy hiểm ấy đƣợc khoác vào cổ mình một cách rất bài bản Chuột Nhắt cũng dùng chính lí lẽ rất "hoa mĩ " của Chuột Cống để cãi lại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

" Làng cắt tôi đi, tôi cũng xin vâng, không dám chối từ. Nhưng tôi, dù bé vậy mà cũng còn ở chiếu trên, chưa đến nỗi nào. Ông Cống không đi, phải; tôi đây không đi, cũng phải. Để xin cắt anh Chù, anh ấy tuy chậm, nhưng chắc chắn, làng không lo hỏng việc”.

(Đeo nhạc cho mèo - NV6, T.1)

Từ tên gọi, bộ dạng, hành động của từng loài chuột đƣợc thể hiện chính xác khiến cho cuộc tranh luận của hội đồng chuột trở nên sinh động, hài hƣớc. Bằng ngôn ngữ của con ngƣời, các con vật có thể bộc bạch, giãi bày tâm tƣ, tình cảm và tƣ duy nhƣ con ngƣời.

Dƣới con mắt quan sát, sự cảm nhận tinh tế của các nhà thơ, nhà văn những loài động vật không chỉ có những hành động, cử chỉ, điệu bộ của con ngƣời mà

chúng còn mang thuộc tính, phẩm chất và tâm hồn con ngƣời. Những con chim sáo trong truyện của nhà văn Duy Khán vui mừng khi đƣợc mùa :

"Chúng đều mang vui đến cho giời đất. Sáo sậu, sáo đen hót, đậu cả lên lưng trâu mà hót mừng được mùa”.

(Duy Khán – Lao Xao –NV6,T.2) Trong niềm vui của con ngƣời có sự cộng hƣởng niềm vui của chim chóc và qua chúng con ngƣời bày tỏ đƣợc tình cảm, cảm xúc, thái độ rõ nét nhƣng kín đáo.

Ngay cả cây cối vốn vô tri vô giác nhƣng trong cảm quan nghệ thuật của các nhà thơ, nhà văn cây cối cũng có cuộc sống nhƣ con ngƣời, mang cử chỉ điệu bộ, hành động của con ngƣời. Trong bài thơ “Mƣa” nhà thơ Trần Đăng Khoa đã 7 lần nhân hoá các loài cây nhƣ cây mía, cỏ gà, bụi tre, hàng bƣởi, cây dừa, ngọn mùng tơi, cây lá trong trạng thái vận động khi trời sắp mƣa và trong cơn mƣa. Dƣới con mắt quan sát của Trần Đăng Khoa, thế giới xung quanh tràn đầy sức sống và sinh động kỳ lạ. Cây cỏ đƣợc nhân hoá có hành động nhƣ con ngƣời: những cây bƣởi nhƣ những bà mẹ lo lắng, che chở cho bầy con thơ của mình trƣớc cơn mƣa dữ dội:

"Hàng bưởi Đu đưa Bế lũ con Đầu tròn Trọc lốc”.

(Trần Đăng Khoa- Mưa- NV6, T.2) Nhân hoá thực vật, ngƣời sử dụng không chỉ cho cây cối có điệu bộ, cử chỉ, hành động, bóng dáng con ngƣời mà còn mang phẩm chất, tâm tƣ, tình cảm, cảm xúc, thái độ của con ngƣời. Dƣới ngòi bút của nhà văn Thép Mới, cây tre mang những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời:

" Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm”. " Tre là thẳng thắn, bất khuất”.

(Thép Mới – Cây tre Việt Nam –NV6, T.2) Hình ảnh cây tre và ngƣời Việt Nam đã hoà làm một, con ngƣời có thể soi bóng mình qua cây tre, tự nhận thức về bản thân mình qua cây tre. Cây tre

mang trong mình sức sống kì diệu, mang linh hồn xứ sở và cả thế giới tinh thần của ngƣời Việt Nam.

Màu sắc vốn vô tri vô giác đƣợc nhân hoá trở nên có hành động và linh hồn con ngƣời:

"Và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”.

(Thạch Lam - Một thứ quà của lúa non: Cốm - NV7, T.1) Bằng những cảm nhận rất tinh tế nhà văn Thạch Lam đã đem đến cho ngƣời đọc những khám phá độc đáo về màu sắc, về ý nghĩa của cốm và hồng, về nét đẹp truyền thống của văn hóa ẩm thực.

- Coi đối tƣợng không phải con ngƣời nhƣ con ngƣời và con ngƣời tham gia đối thoại với chúng bằng các đại từ xƣng hô của con ngƣời. Kiểu nhân hoá này thƣờng tập trung trong một số văn bản, đặc biệt là các văn bản tự sự dân gian. Trong văn chƣơng hiện đại, các nhà thơ, nhà văn sử dụng các đại từ xƣng hô của con ngƣời để xƣng hô với loài vật nhƣ "anh", "chị", "ông".... kiểu nhân hoá này đƣợc tác giả sử dụng với dụng ý nghệ thuật nhất định. (Kiểu nhân hoá này đƣợc sử dụng trong các văn bản đọc- hiểu ở sách Ngữ văn 6, Ngữ văn 7 gồm 10 cuộc thoại và 14 đại từ xƣng hô, chiếm gần 9% tổng số nhân hoá).

Nhà văn Minh Hƣơng sử dụng đại từ "chị "để gọi các loài chim:

" Trước kia rất nhiều, cả cò, cả vạc xổng lồng trong sở thú bay ra làm tổ trên mấy ngọn cây dầu, cây sao cao ngất với các chị cu gáy, chị quạ, chị sáo…”

(Minh Hƣơng – Sài Gòn tôi yêu –NV7, T.1) Các loài chuột đƣợc gọi bằng các đại từ nhƣ anh, chú, ông:

"Thôi thì đủ mặt: nào anh Chù, mùi hôi đến nỗi thành câu ca; nào chú Nhắt, có tính nhí nhắt đã nên câu ví; nào lại ông Cống, rung rinh béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên ông Đồ,…”

(Đeo nhạc cho mèo-NV6, T.1) Có những trƣờng hợp, những đối tƣợng không phải con ngƣời tham gia đối thoại với con ngƣời đã trở thành chiếc cầu nối thiết lập quan hệ giữa con

ngƣời với con ngƣời. Trong truyện “Sọ Dừa”, tiếng gà gáy là cầu nối để vợ chồng họ đoàn tụ :

"Ò…ó…o

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về”.

(Sọ Dừa- NV6, T.1) Tiếng nói con ngƣời đƣợc loài vật sử dụng để trở thành những chi tiết quan trọng thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đem đến một không khí huyền ảo, li kì, hấp dẫn trong văn bản.

2.1.2.4. Giá trị biểu đạt của phép tu từ nhân hóa trong các văn bản đọc - hiểu sở SGK Ngữ văn 6, Ngữ văn 7

- Nhân hoá là biện pháp miêu tả sinh động, hấp dẫn, lí thú các sự vật, hiện tƣợng của hiện thực khách quan.Cho các đối tƣợng không phải con ngƣời mang thuộc tính, dấu hiệu của con ngƣời, có nghĩa là ngƣời sử dụng nhân hoá đã thổi một luồng sinh khí mới vào cuộc sống của chúng, đó là sức sống của con ngƣời. Các sự vật, hiện tƣợng của hiện thực khách quan vốn muôn hình vạn trạng và có một đời sống riêng đƣợc nhân hoá trở nên sinh động, hấp dẫn, lí thú đến lạ kì.

Với biện pháp nhân hoá, một con dế cũng đƣợc miêu tả ở mọi phƣơng diện nhƣ con ngƣời từ dáng dấp cho đến điệu bộ, cử chỉ, tính cách, tâm tƣ, tình cảm. Dƣới ngòi bút của nhà văn Tô Hoài, Dế Mèn hiện lên trong dáng dấp của một chàng “thanh niên cường tráng”. Dế Mèn “đi đứng oai vệ”, mỗi bƣớc đi đều “làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ”. Dế Mèn đƣợc nhân hoá trở thành một nhân vật có cá tính mạnh mẽ nhƣng vẫn còn hành động xốc nổi. Nó hung hăng, hống hách “Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm”, “quát mấy chị Cào Cào ở đầu bờ”, “ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó” và có “điệu bộ khinh khỉnh”. Dế Mèn ân hận và thƣơng Dế Choắt vì nó đã gây nên cái chết thảm thƣơng của Dế Choắt. Tất cả những dấu hiệu, thuộc tính của con ngƣời đƣợc Dế Mèn khoác lên ngƣời đã khiến cho Dế Mèn trở nên sinh động và hấp dẫn đặc biệt.

Miêu tả sự vật ở góc độ “con ngƣời”, ngƣời sử dụng biện pháp nhân hoá đã mang cuộc sống của con ngƣời vào thế giới của những vật vô tri vô giác. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhân hoá bụi tre với bóng dáng của ngƣời phụ nữ đang chải tóc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bụi tre Tần ngần Gỡ tóc”.

(Trần Đăng Khoa - Mưa - NV6, T.2) Nhƣ vậy biện pháp nhân hoá đã đem đến cho các sự vật, hiện tƣợng sức sống của con ngƣời trong một diện mạo mới gần gũi với cuộc sống của loài ngƣời.

- Nhân hoá mở rộng sự nhận thức của con ngƣời về các sự vật, hiện tƣợng của hiện thực khách quan

Thông qua nghệ thuật nhân hoá, các tác giả có thể miêu tả cụ thể, khắc sâu đặc điểm của đối tƣợng và thể hiện sự nhận thức sâu sắc về các đối tƣợng ấy. Chẳng hạn bầu trời đầy mây đen trƣớc cơn mƣa đƣợc nhà thơ Trần Đăng Khoa miêu tả trong dáng vẻ oai phong của một vị tƣớng cầm quân ra trận, gây ấn tƣợng mạnh cho ngƣời tiếp nhận:

"Ông trời

Mặc áo giáp đen Ra trận”.

(Trần Đăng Khoa - Mưa - NV6, T.2) Hoặc hình ảnh cây tre Việt Nam trong sự cảm nhận của nhà văn Thép Mới là hình ảnh mang ý chí, tâm hồn của con ngƣời:

"Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”.

(Thép Mới - Cây tre Việt Nam - N.V.6, T.2) Với biện pháp nhân hoá, hình ảnh cây tre hiện lên sống động với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp nhất của con ngƣời. Tre dũng cảm đƣơng đầu với những thách thức, chống lại vũ khí tối tân của kẻ thù, tre sẵn sàng hi sinh để bảo vệ con ngƣời. Những dòng văn thấm đẫm chất nhạc kết hợp với nghệ thuật nhân hóa đã giúp cho ngƣời đọc có những nhận thức đúng đắn hơn về loài cây hiền lành, gần gũi, gắn bó với làng quê Việt Nam. Nhà văn đã mƣợn hình ảnh cây tre để ca ngợi phẩm chất của con ngƣời Việt Nam.

sử dụng đối với sự vật, hiện tƣợng

Nhân hoá là một trong những biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao. Trong nhân hoá, ngƣời ta có thể nhận ra tình cảm, cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của con ngƣời đối với đối tƣợng đƣợc nhân hoá. Trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài (NV7,T1), em Thuỷ trƣớc khi ra đi cùng với mẹ đã dặn dò con búp bê:

"Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào" […]

Câu nói của em thể hiện sự gắn bó thiết tha với những đồ chơi mang đầy dấu ấn kỉ niệm của sự đoàn tụ gia đình đồng thời bộc lộ tình cảm dành cho anh trai và tâm trạng nặng trĩu nỗi buồn của em khi phải ra đi vì bố mẹ li hôn. Nhƣ vậy trò chuyện với những con búp bê chỉ là cái cớ mà nhà văn sử dụng để ngƣời nói chuyện bày tỏ cảm xúc của mình, đồng thời khơi gợi tình cảm, cảm xúc của ngƣời tiếp nhận.

Một phần của tài liệu dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình ngữ văn lớp 6, lớp 7 trung học cơ sở (Trang 52)