7. Cấu trúc luận văn
3.6. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm
3.6.1. Nội dung và phương pháp đánh giá
- Về nội dung chúng tôi đánh giá trên các mặt :
+ Hiệu quả của việc tích hợp trong dạy học các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ cho HS lớp 6 và lớp 7.
+ Khả năng vận dụng các PPDH đã lựa chọn của giáo viên trong việc dạy các biện pháp tu từ.
- Về phƣơng pháp: Đánh giá hiệu quả của việc nhận thức, kĩ năng của HS thông qua bài kiểm tra (phân tích kết quả theo địn tính, định lƣợng), kết hợp với các hình thức trò chuyện, quan sát.... và PP chuyên gia.
3.6.2. Xử lý kết quả thực nghiệm
3.6.2.1. Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm
- Cách thức : Phát phiếu học tập cho HS lớp thử nghiệm và lớp đối chứng để kiểm tra sau mỗi tiết học. Thời gian HS làm bài từ 10 đến 15 phút.
- Nội dung kiểm tra gắn với kiến thức và kĩ năng mà HS vừa đƣợc củng cố và tiếp nhận trong bài học. Cụ thể
* Thực nghiệm 1 - bài "So sánh" (tiết 1) nội dung kiểm tra gồm:
Khái niệm so sánh. Trình bày cấu tạo của phép so sánh, phân tích cấu tạo bằng ví dụ cụ thể. Tìm những câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong một đoạn văn bản cụ thể.
* Thực nghiệm 2 - bài "Ẩn dụ" nội dung kiểm tra gồm:
Nêu khái niện ẩn dụ. Cho ví dụ về ẩn dụ tìm sự giống và khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ. Kể tên các kiểu ẩn dụ. Phân tích giá trị tu từ của ẩn dụ trong một văn bản cụ thể.
Cảnh sắc mùa xuân miến Bắc đƣợc tác giả qua những nét đặc trƣng nào? Kể tên những biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng trong văn bản, phân tích một đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ mà HS thích nhất để thấy đƣợc tác dụng của nó trong việc thể hiện ý đồ của ngƣời sáng tác.
Phát biểu ngắn gọn những cảm nghĩ của em về văn bản "Mùa xuân của tôi". - Kết quả thực nghiệm: Căn cứ vào kết quả thực hiện ở phiếu điều tra của HS; Căn cứ vào số lƣợng, chất lƣợng ý kiến phát biểu xây dựng bài của HS; Căn cứ vào mức độ tập trung chú ý, khả năng tƣ duy của HS trƣớc các tình huống có vấn đề trong từng tiết học; Căn cứ vào ý thức, hiệu quả việc làm bài tập về nhà của HS. - BẢNG 3.1: Thống kê kết quả thực nghiệm
Trƣờng Lớp Lớp thực nghiệm Kết quả Lớp đối chứng Kết quả K-G TB Y K-G TB Y Mỹ Phúc 6A (41) 17 = 41,5% 23 = 56,1% 1 = 2,4% 6B (40) 13 = 32,5% 23 = 57,5% 4 = 10% Mỹ Thắng 6A (41) 16 = 39% 23 = 56,1% 2 = 4,9% 6B (39) 11 = 28,2% 24 = 61,5% 4 = 10,3% Tổng số 82 33 = 40,2% 46 = 56,1% 3 = 3,7% 79 24 = 30,4% 47 = 59,5% 8 = 10,1% Mỹ Hƣng 7A (47) 20 = 42,6% 26 = 55,3% 1 = 2,1% 7B (44) 16 = 34,1% 26 = 61,4% 2 = 4,5%
- BIỂU ĐỒ 3.2 : Tổng hợp kết quả thực nghiệm lớp 6 0 10 20 30 40 50 60 Nhóm K-G Nhóm TB Nhóm yếu Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
- BIỂU ĐỒ 3.3 : Tổng hợp kết qua rthwcj nghiệm lớp 7
0 10 20 30 40 50 60 70 Nhóm K-G Nhóm TB Nhóm yếu Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Nhìn vào bảng thống kê kết quả thực nghiệm chúng ta nhận thấy có sự chênh lệch rất rõ ràng về kết quả. Tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm của 3 trƣờng THCS Mỹ Phúc, Mỹ Hƣng, Mỹ Thắng nhiều hơn so với lớp đối chứng.
- BẢNG 3.4 : Bảng so sánh kết quả thực nghiệm Lớp, tỉ lệ
Trƣờng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tỉ lệ tăng
Mỹ Phúc 41,5% 32,5% 9%
Mỹ Thắng 39% 28,2% 8,8%
Mỹ Hƣng 42,6% 34,1% 8,8%
Kết quả trên đã khẳng định tính khả thi của việc vận dụng các PPDH tích cực theo hƣớng tích hợp các đơn vị kiến thức trong giảng dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7 THCS. Mỗi GV cần quan tâm đến việc vận dụng linh hoạt các PPDH trong giờ dạy để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong việc khám phá, tiếp nhận tri thức nói chung và những tri thức của môn Ngữ văn nói riêng thì chất lƣợng dạy môn Ngữ văn sẽ đƣợc nâng cao hơn ở các trƣờng học.
3.6.2.2. Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm
- Về phía GV: Các GV tham gia dạy các tiết thực nghiệm đều rất nhiệt tình, trách nhiệm trao đổi nội dung thực nghiệm, cách thức thiết kế giáo án, đầu tƣ công sức xây dựng giáo án thực nghiệm sát hợp, hiệu quả.
Trong quá trình dạy thực nghiệm các GV đều chủ động, tự tin thực hiện bài giảng theo đúng thiết kế. Có nhiều tiết học việc nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, việc phát huy khả năng tƣ duy của HS đƣợc GV tổ chức linh hoạt, sáng tạo làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái tạo nên sự hứng thú trong học tập cho HS. Qua trao đổi với GV dạy thực nghiệm chúng tôi nhận thấy các GV đều khẳng định ƣu thế của việc tích hợp các kiến thức cũng nhƣ ƣu thế của các PPDH tích cực trong việc giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách sâu rộng, phong phú; kĩ năng luyện tập đƣợc nhấn mạnh để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của HS. Với những thực tế trên chúng ta có thể khẳng định các thiết kế bài học xây dựng theo hƣớng tích hợp có khả năng vận dụng tốt các PPDH tích cực.
đƣợc GV gợi mở, dẫn dắt HS đã chủ động, hăng hái tham gia tranh luận, phát biểu ý kiến, nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn... tạo nên sự hứng thú, thoải mái trong giờ học. Mặt khác HS đƣợc hoạt động nhiều phải huy động tích cực các kiến thức và kĩ năng đã có để nắm bắt các tri thức mới, vận dụng vào giải bài tập do đó việc lĩnh hội tri thức, rèn kĩ năng giao tiếp (kĩ năng trình bày trƣớc tập thể, kĩ năng phân tích, tổng hợp...) cho HS trở nên rất thuận lợi, có hiệu quả.
- Về nội dung dạy học : Bài học về các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong SGK Ngữ văn lớp 6 xây dựng theo hƣớng tích hợp đã trở thành tài liệu định hƣớng, hỗ trợ cho quá trình tự học của HS để chiếm lĩnh những kiến thức về văn học, tiếng việt và thực hành giao tiếp. Tuy nhiên bên cạnh những ƣu điểm trên việc dạy học các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hƣớng tích hợp trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7 cũng còn gặp những hạn chế nhất định. Đó là :
+ Một số GV chƣa vận dụng linh hoạt các PPDH cho phù hợp với nội dung giảng dạy đã làm cho việc học tập tiếng Việt của học sinh còn nặng tính lý thuyết.
+ Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy (đèn chiếu, máy tính xách tay...) còn thiếu.
+ Việc giáo viên tổ chức cho HS thảo luận mất tƣơng đối nhiều thời gian xong thời gian cho mỗi bài học lại hạn chế nên dẫn đến tình trạng GV ngại tổ chức thảo luận hoặc chƣa bao quát hết các đối tƣợng học sinh.
3.6.2.3. Kết quả PP chuyên gia
Sau khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi gửi phiếu xin ý kiến của các GV thực hiện các thiết kế bài học trong việc đáng giá tính khả thi của các PPDH đã đề xuất.
Số phiếu gửi đi : 10 phiếu Số phiếu nhận về : 10 phiếu
Kết quả nhận đƣợc từ các phiếu nhƣ sau :
* Tính khả thi của các thiết kế dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hƣớng tích hợp:
- Khả năng chuẩn bị của GV để phục vụ bài dạy (Nội dung, kiến thức, phƣơng tiện dạy học) + Thực hiện ở mức độ tốt : 10 + Thực hiện ở mức bình thƣờng : 0 + Khó thực hiện : 0 + Không thực hiện đƣợc : 0
- Khả năng đạt đƣợc những mục tiêu đặt ra đối với HS + Thực hiện ở mức độ tốt : 10
+ Thực hiện ở mức bình thƣờng : 0 + Khó thực hiện : 0
+ Không thực hiện đƣợc : 0
- Khả năng vận dụng những đề xuất ở thiết kế các hoạt động của GV, HS cũng nhƣ sự phối hợp của GV và HS trong giờ học:
+ Thực hiện ở mức độ tốt : 10 + Thực hiện ở mức bình thƣờng : 0 + Khó thực hiện : 0
+ Không thực hiện đƣợc : 0
- Khả năng sử dụng bài dạy cụ thể theo thiết kế đề xuất vào thực tế học trên lớp: + Thực hiện ở mức độ tốt : 09
+ Thực hiện ở mức bình thƣờng : 01 + Khó thực hiện : 0
+ Không thực hiện đƣợc : 0
* Đánh giá chung về thiết kế các bài học: + Tốt, có khả năng áp dụng đƣợc : 10 + Tốt, khó áp dụng đƣợc : 0
+ Bình thƣờng : 0
Trong quá trình tổ chức thực nghiệm chúng tôi luôn mong muốn có đƣợc kết quả sát với thực tế, phù hợp với các PPDH giảng dạy mà đa số GV đang áp dụng. Hƣớng nghiên cứu này đã đƣợc đề cập ở một số luận văn [15;16;25;43] nhƣng chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu với mong muốn khám phá, vận dụng thực nghiệm
nhiều hơn nữa dạy học theo hƣớng tích hợp đối với các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7 THCS. Kết quả thực nghiệm đạt chất lƣợng nhƣ mong muốn chứng tỏ việc tổ chức các hoạt động dạy học các biện pháp tu từ trên theo hƣớng tích hợp trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7 THCS là có tính khả thi, phù hợp với thực tế dạy học tiếng Việt ở các trƣờng THCS nói chung và với lớp 6, lớp 7 nói riêng.
Mặc dù phạm vi thực nghiệm hẹp, số lƣợng bài thực nghiệm, số lƣợng HS và GV đƣợc thực nghiệm còn ít song với những kết quả đã đạt đƣợc đã giúp chúng tôi có cơ sở để đánh giá :
- Chƣơng trình và SGK môn Ngữ văn nói riêng và đối với các môn học nói chung đƣợc xây dựng theo hƣớng tích hợp đã tạo điều kiện để GV áp dụng đƣợc những PPDH tích cực trong quá trình dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho HS phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành các kĩ năng giao tiếp và PP học tập để HS có thể tự học. PPDH tích cực là PP tối ƣu để phát huy năng lực nhận thức, tƣ duy, chủ động, sáng tạo trong việc khám phá, lĩnh hội tri thức của HS.
- Muốn dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hƣớng tích hợp trong môn Ngữ văn lớp 6, lớp 7 thành công đòi hỏi ngƣời GV phải có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm, có lòng yêu nghề; phải chuẩn bị kế hoạch giảng dạy mỗi bài học một cách chu đáo. GV phải biết thực hiện các bƣớc lên lớp một cách linh hoạt, sáng tạo đảm bảo kế hoạch đã đề ra bằng cách vận dụng các PPDH phù hợp để tạo sự hứng thú cho HS, làm cho giờ học diễn ra sôi nổi lôi cuốn mọi đối tƣợng học sinh.
- Việc đánh giá kết quả của HS phải kích thích đƣợc sự sáng tạo, sự tự tin ở HS. GV cần tôn trọng sự tự đánh giá của HS trong những hoạt động làm việc theo nhóm, làm việc với tài liệu. Mặt khác sự đánh giá của GV phải khuyến khích HS vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những tình huống giao tiếp cụ thể đồng thời cũng hình thành thái độ đúng đắn ở HS với việc học tập.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục là nâng cao chất lƣợng dạy và học. Thực hiện đƣợc nhiệm vụ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố quan trọng, không thể thiếu đó là PPDH. Việc vận dụng các PPDH phù hợp dạy học theo hƣớng tích hợp trong quá trình dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ cho HS lớp 6, lớp 7 THCS là thực hiện đổi mới PPDH trong một nội dung cụ thể, đối tƣợng cụ thể. Dạy học các biện pháp tu từ phần Tiếng Việt lớp 6, lớp 7 theo hƣớng tích hợp không chỉ dựa trên cơ sở lý luận mà còn dựa trên mối quan hệ hữu cơ giữa PPDH với nội dung dạy học, mục tiêu dạy học trong quá trình dạy học.
Nguyên tắc chủ đạo của việc xây dựng chƣơng trình học và SGK hiện nay là "tích hợp" đã cho thấy quan điểm dạy học theo hƣớng tích hợp đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu phƣơng pháp dạy học ở Việt Nam đồng thời cũng thể hiện hƣớng đi đúng đắn của nền giáo dục nƣớc nhà. Quan điểm dạy học theo hƣớng tích hợp đối với môn Ngữ văn đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ PPDH văn, tiếng Việt, tập làm văn theo hƣớng tích cực để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự giác của HS trong mọi khâu theo đặc trƣng của môn học.
* Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và PP nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả nhƣ sau :
- Xác định đƣợc quan niệm và những hiểu biết cơ bản về PPDH theo hƣớng tích hợp từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
- Vận dụng cơ sở lý luận của PPDH vào việc cụ thể hóa các PPDH theo hƣớng tích hợp ở nhóm các bài các biện pháp tu từ về từ phần tiếng Việt SGK Ngữ văn lớp 6, lớp 7 để thiết kế bài học cụ thể theo hƣớng tích hợp đó là các bài dạy về so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ (NV6) và bài "Mùa xuân của tôi" (NV7). Việc dạy học theo hƣớng tích hợp đã tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện các thao tác dạy học, HS chủ động trong hoạt động học, phát triển khả năng tƣ duy tiếp thu tri thức và củng cố kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt. Thông qua các giờ học HS đƣợc rèn khả năng vận dụng tri thức vào thực tế cuộc sống hàng ngày, đƣợc rèn các phƣơng pháp tự học.
các PPDH tích cực vào dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hƣớng tích hợp đó là những yêu cầu về năng lực, phẩm chất của giáo viên, về điều kiện trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy cũng nhƣ sự thiếu hiệu quả nếu việc quản lý, tổ chức các tiết học không tốt.
- Lý luận về việc vận dụng các PPDH khi dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hƣớng tích hợp trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7 THCS chỉ có ý nghĩa khi đƣợc kiểm chứng bằng kết quả thực nghiệm trong thực tế. Do đó chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để kiểm định hiệu quả của các thiết kế bài học theo hƣớng tích hợp. Kết quả chất lƣợng dạy học ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. HS ở lớp thực nghiệm nhận diện các phép tu từ nhanh và chính xác, năng lực phân tích, cảm thụ giá trị tu từ đƣợc nâng cao, kĩ năng tạo lập đƣợc rèn luyện. HS hứng thú, tích cực học tập, khả năng tƣ duy của các em đƣợc phát huy cao độ và có hiệu quả. Tuy nhiên vì điều kiện hạn chế nên việc thực nghiệm chƣa đƣợc tiến hành rộng rãi ở nhiều đối tƣợng HS trên các địa bàn khác nhau song kết quả thực nghiệm có ý nghĩa khẳng định qui trình dạy học các biện pháp tu từ về từ cho HS lớp 6, lớp 7 theo hƣớng tích hợp phù hợp với trình độ nhận