7. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Xác định mục đích tích hợp
- Xác định mục đích tích hợp trong các giờ dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trên cơ sở các căn cứ sau :
+ Mục đích của việc dạy học môn Ngữ văn là cung cấp cho học sinh tri thức và năng lực sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết).
+ Mục đích chung của cụm bài tiếng Việt, văn học, tập làm văn. - Quan điểm của luận văn xác định mục đích tích hợp
+ Tích hợp trong quá trình dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ nhằm sử dụng ngữ liệu trong giờ tiếng Việt một cách hiệu quả. Có nghĩa là dùng kiến thức về các biện pháp tu từ để soi sáng các giá trị của tác phẩm văn học, giúp học sinh cảm thụ tốt tác phẩm văn học. Ngƣợc lại dùng các ngữ liệu trong các tác phẩm văn học để minh họa kiến thức về các biện pháp tu từ nhằm củng cố kiến thức tiếng Việt.
+ Tích hợp trong quá trình dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ có nghĩa là kết hợp linh hoạt giữa học lý thuyết với thực hành, tăng cƣờng khả năng sáng tạo của học sinh. Việc khai thác các yếu tố tiếng Việt tạo nên các tác phẩm văn học giúp cho HS thấy đƣợc cơ chế tạo lập các biện pháp tu từ ; thấy đƣợc giá trị của các biện pháp tu từ qua đó phát triển cho các em kĩ năng phân tích, tổng
hợp, đánh giá; phát triển tƣ duy, tăng cƣờng khả năng sử dụng tiếng Việt cho HS trong quá trình tạo lập văn bản và giao tiếp.