Hoán dụ

Một phần của tài liệu dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình ngữ văn lớp 6, lớp 7 trung học cơ sở (Trang 67)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.4.Hoán dụ

2.1.4.1. Khái niệm về hoán dụ tu từ

Hoán dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tƣợng này dùng để biểu thị đối tƣợng kia dựa trên mối quan hệ liên tƣởng logic khách quan giữa hai đối tƣợng [48, tr 296-297].

SGK Ngữ văn 6 đƣa ra định nghĩa “Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tƣợng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt”.

Có thể thấy hoán dụ tu từ là những hoán dụ chƣa cố định, mang tính chất lâm thời, do cá nhân sáng tạo ra và nó phù hợp với ngữ cảnh văn bản. Nếu tách khỏi văn bản hoán dụ tu từ sẽ không đƣợc dùng với nghĩa mới nữa. Ví dụ

“ Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

(Những câu hát về tình cảm gia đình – NV7, T.1) Tác giả dân gian đã dùng bộ phận của cơ thể “ruột” để biểu thị tình cảm, nỗi nhớ nhung của con ngƣời.

Hoán dụ dựa trên liên tƣởng kế cận nên về hình thức, hoán dụ tu từ chỉ có vế biểu hiện còn vế đƣợc biểu hiện không phô ra mà ẩn giấu. Ngƣời tiếp nhận phải dựa vào quan hệ liên tƣởng logic khách quan để phát hiện đối tƣợng đƣợc biểu hiện.

Logic trong hoán dụ tu từ khác logic trong ẩn dụ tu từ. Logic trong hoán dụ tu từ là [...] cái logic có thực mang tính khách quan, do con ngƣời nhận thức và phản

ánh lại.” [48, tr.300] còn logic trong ẩn dụ tu từ là logic mang tính chủ quan. 2.1.4.2. Các kiểu hoán dụ trong các văn bản đọc- hiểu ở SGK Ngữ văn 6, Ngữ văn 7

- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tƣợng (trong các văn bản đọc- hiểu ở sách Ngữ văn 6, Ngữ văn 7 với số lƣợng là 26, chiếm gần 30% tổng số hoán dụ). Ví dụ :

Để diễn tả lòng căm giận sâu sắc của nhân dân ta đối với giặc Minh, tác giả dân gian sử dụng hoán dụ sau:

“[...] thiên hạ căm giận chúng đến xương tuỷ”.

(Sự tích Hồ Gươm – NV6, T1)

lòng căm giận vừa gợi hình ảnh vừa diễn tả đƣợc mức độ cao nhất lòng căm giận. Hoặc diễn tả nỗi buồn nhớ quê mẹ của ngƣời con gái lấy chồng xa, biện pháp hoán dụ cải số đã đƣợc sử dụng trong câu ca dao sau:

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

(Những câu hát về tình cảm gia đình – NV7, T1) Tâm trạng nhớ mong buồn tủi của ngƣời con xa quê chất chứa ngổn ngang nhiều bề đƣợc thể hiện qua số “chín”. Trong tiếng Việt, số một, số ba, số bẩy, số chín đƣợc sử dụng phổ biến và những con số này mang ý nghĩa biểu trƣng.

- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa dấu hiệu của đối tƣợng và đối tƣợng (có số lƣợng là 47, chiếm hơn 54% tổng số hoán dụ). Các đối tƣợng đƣợc sử dụng để cấu tạo hoán dụ đa dạng gồm sự vật, hiện tƣợng, trạng thái, tính chất, hành động...

Với biện pháp hoán dụ, con ngƣời đƣợc biểu thị qua những đặc điểm hình thức tiêu biểu nhƣ:

Tiếp đấy là một cuộc tuần du linh đình qua khu phố bản xứ, giữa hàng nghìn người Da vàng đã được nước Pháp hàng phục bằng sức mạnh của lưỡi lê”

(Nguyễn Ái Quốc – Những trò lố của Va-ren hay Va-ren và Phan Bội Châu - NV7, T. 2) “ Da vàng” là dấu hiệu hình thức biểu thị ngƣời Việt Nam trong con mắt của ngƣời Pháp.

Cũng có khi đối tƣợng đƣợc biểu thị qua phƣơng tiện đối tƣợng sử dụng:

“Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng, cong và gánh nối tiếp đi đi về về”. (Nguyễn Tuân - Cô Tô - NV6, T.2)

Hình ảnh ngƣời lao động hiện lên không phải qua dáng vẻ bên ngoài mà qua các dụng cụ, phƣơng tiện lao động nhƣ “thùng, cong và gánh” gợi tả cảnh gánh nƣớc tấp nập, hối hả. Bằng nghệ thuật hoán dụ Nguyễn Tuân đã thể hiện thành công nhịp sống sôi động của con ngƣời trên đảo Cô Tô.

Cũng có khi đối tƣợng đƣợc biểu thị thông qua trạng thái, hành động, tính chất :

“ Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng”.

(Tố Hữu - Lượm – NV6, T.2)

“Hồn bay” là dấu hiệu của trạng thái chết đƣợc dùng để biểu thị cái chết. Nhà thơ Tố Hữu sử dụng nghệ thuật hoán dụ để diễn tả sự ra đi nhẹ nhàng của Lƣợm, làm giảm bớt sự đau đớn cho ngƣời đọc.

Trong hoán dụ có khi đối tƣợng đƣợc thể hiện theo dấu hiệu không gian tồn tại của nó nhƣ:

“Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, [...]”.

(Thép Mới - Cây tre Việt Nam – NV6, T.2) Đồng Nai, Việt Bắc là tên các địa danh có những không gian sinh trƣởng của tre, nứa nên nhà văn đã sử dụng những địa danh này để gọi tên chúng tạo nên sự thân mật, gắn bó giữa con ngƣời và tre, nứa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể: (gồm 7, chiếm hơn 8% tổng số hoán dụ tu từ). Các hoán dụ thƣờng dùng một bộ phận của đối tƣợng để biểu thị toàn thể đối tƣợng (qui mô lớn nhỏ khác nhau tuỳ thuộc vào đối tƣợng đƣợc biểu thị). Kiểu hoán dụ này đƣợc cấu tạo phổ biến bằng cách dùng bộ phận cơ thể con ngƣời biểu thị con ngƣời, kiểu nhƣ:

“ Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công [...]”.

(Sự tích Hồ Gươm – NV6, T1) “Xương thịt” là bộ phận cơ thể con ngƣời đƣợc dùng biểu thị toàn thể con ngƣời. Thông qua hoán dụ tu từ tác giả dân gian đã thể hiện thái độ kiên quyết, dứt khoát của nghĩa quân Lam Sơn theo Lê Lợi chống giặc Minh.

- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa đối tƣợng chứa đựng và đối tƣợng đƣợc chứa đựng. Hoán dụ kiểu này còn đƣợc gọi là cải dung (số lƣợng 7, chiếm 8% tổng số hoán dụ tu từ). Hoán dụ này có hai dạng sau: Đối tƣợng chứa đựng là không gian sinh sống, làm việc của con ngƣời và đối tƣợng đƣợc chứa đựng là con ngƣời; Đối tƣợng chứa đựng là không gian tồn tại của sự vật và đối tƣợng đƣợc chứa đựng là sự vật.Ví dụ : “Cuối cùng triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ” (Em bé thông minh – NV6, T.1).

“Triều đình” là nơi các quan vào chầu vua và bàn việc nƣớc do vua đứng đầu nên “triều đình” bao gồm cả vua và quan lại.

Hoặc trong truyền thuyết “Sự tích Hồ Hƣơm” có hoán dụ “mặt hồ” là đối tƣợng chứa đựng.

“Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh”. (Sự tích Hồ Gươm – NV6, T.1)

Hồ là nơi chứa nƣớc nên “mặt hồ” là hoán dụ đƣợc dùng để biểu thị mặt nƣớc. Hoán dụ tu từ đã làm tăng thêm sự linh thiêng cho hồ gƣơm trong lòng ngƣời đọc.

2.1.4.3. Giá trị biểu đạt của phép tu từ hoán dụ trong các văn bản đọc - hiểu ở SGK Ngữ văn 6, Ngữ văn 7

- Hoán dụ thể hiện sự nhận thức chính xác, sâu sắc của ngƣời sử dụng về đối tƣợng đồng thời tăng cƣờng sự nhận thức cho ngƣời tiếp nhận. Biện pháp tu từ hoán dụ là cách biểu đạt mới về đối tƣợng bằng lối bổ sung nghĩa cho từ ngữ làm phong phú phƣơng diện ngữ nghĩa của từ. Hoán dụ thể hiện sự nhận thức đúng đắn, chính xác, sâu sắc về đặc điểm tiêu biểu của các đối tƣợng qua các dấu hiệu của chúng. Theo nhà nghiên cứu Cù Đình Tú: “Tinh thần cơ bản của sự diễn đạt trong hoán dụ tu từ là lựa chọn đặc điểm có thực của đối tƣợng định miêu tả để thay thế nó”. Đó có thể là một dấu hiệu về hình thức của đối tƣợng nhƣ:

“Nó (cầu Long Biên) được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của biết bao người”.

(Thuý Lan - Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử - NV6, T2) “Mồ hôi”, “xương máu” thể hiện công sức của ngƣời lao động trong sản xuất và chiến đấu để làm nên cây cầu Long Biên. Hình ảnh hoán dụ không chỉ thể hiện sự am hiểu về lịch sử cầu long Biên của nhà văn Thúy Lan mà còn giúp ngƣời đọc nhận thức chính xác, sâu sắc giá trị của cây cầu.

- Hoán dụ gợi hình ảnh và cụ thể hoá đối tƣợng tạo nên sức hấp dẫn, thú vị khơi gợi trí tƣởng tƣợng của con ngƣời nên có giá trị gợi hình cao, gây ấn tƣợng sâu đậm cho ngƣời tiếp nhận. Biểu thị các sự vật, hiện tƣợng bằng dấu hiệu hình thức của chúng không chỉ làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu nhất của chúng mà còn

gợi hình ảnh của đối tƣợng.

Nhà văn Thạch Lam có một phát hiện độc đáo về hình ảnh cốm đƣợc gói trong những lớp lá sen nhƣ “lá cốm”:

Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào”.

(Thạch Lam – Một thứ quà của lúa non: Cốm – NV7, T1) Hình ảnh “lá cốm” không chỉ gợi hình dáng mà còn gợi cả màu sắc, mùi vị rất đặc trƣng của cốm tạo nên ấn tƣợng sâu đậm cho ngƣời tiếp nhận.

Hoán dụ làm cho các khái niệm trừu tƣợng đƣợc cụ thể hoá, cái vô hình trở thành hữu hình. Hình ảnh hoán dụ “chân lấm tay bùn” thƣờng đƣợc sử dụng để biểu thị cuộc sống lao động vất vả của ngƣời nông dân:

“[…] lũ con dân đang chân lấm tay bùn […]”

(Phạm Duy Tốn - Sống chết mặc bay - NV7, T2) “Chân lấm tay bùn” là dấu hiệu của sự lao động, sử dụng để biểu thị một cách hình ảnh nỗi vất vả của ngƣời nông dân khiến ngƣời tiếp nhận dễ hình dung liên tƣởng.

- Hoán dụ đƣợc hình thành trên cơ sở dùng số lƣợng xác định biểu thị số lƣợng phiếm định để nhấn mạnh về số lƣợng nhiều hay ít và gia tăng hay giảm bớt mức độ biểu hiện các trạng thái tinh thần con ngƣời.

Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ những con số “trăm”, “nghìn” là số nhiều phiếm định đƣợc kết hợp với “hàng”, “muôn” gia tăng thêm về số lƣợng nhƣ:

Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên thành đồng Tổ quốc”.

(Thép Mới - Cây tre Việt Nam - NV6, T.2) Câu văn thể hiện lòng biết ơn thành kính của nhà văn đối với cây tre, đối với những con ngƣời đã đứng lên bảo vệ tổ Quốc.

- Hoán dụ là biện pháp để ngƣời sử dụng bày tỏ kín đáo tình cảm, thái độ đối với đối tƣợng. Do hoán dụ đƣợc hình thành trên cơ sở của nhận thức lí tính khách quan nên thông qua hoán dụ, ngƣời tiếp nhận có thể nhận biết đƣợc tình cảm, thái độ và cái nhìn chủ quan của ngƣời sử dụng.

“Ngày Huế đổ máu” (Lượm - NV6, T.2)

“Đổ máu” là một hoán dụ giàu sức biểu cảm vừa gợi nên một cuộc chiến ác liệt vừa thể hiện nỗi đau xót của con ngƣời trƣớc những đau thƣơng, mất mát do chiến tranh gây ra.

Ngoài các giá trị biểu đạt trên, hoán dụ là cách diễn đạt ngắn gọn, hàm súc, bao gộp đƣợc nhiều đối tƣợng tránh đƣợc lối nói dài dòng, liệt kê không cần thiết. Trong ngôn ngữ văn chƣơng, các nhà thơ nhà văn đã thể hiện tài năng sáng tạo các hoán dụ tu từ mới mẻ, bất ngờ, lôi cuốn, thu hút sự chú ý và gợi liên tƣởng sâu rộng cho ngƣời tiếp nhận.

Một phần của tài liệu dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình ngữ văn lớp 6, lớp 7 trung học cơ sở (Trang 67)