0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Thời điểm, mức độ tích hợp

Một phần của tài liệu DẠY CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH, NHÂN HÓA, ẨN DỤ, HOÁN DỤ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 6, LỚP 7 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 74 -74 )

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Thời điểm, mức độ tích hợp

- Nội dung tích hợp quan hệ chặt chẽ với thời điểm tích hợp. Có nội dung tích hợp tức là xuất hiện thời điểm tích hợp. Trong quá trình dạy các bài về các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ có 2 hƣớng tích hợp là: Tích hợp với đơn vị kiến thức, kĩ năng đã học trƣớc đó là tích hợp hàng dọc và tích hợp trong 1 bài học, 1 tiết học là tích hợp ngang. Dù là tích hợp kiểu nào ngƣời giáo viên dạy

Ngữ văn cần phải đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa tiếng Việt với ngữ cảnh sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và ngữ liệu chọn dùng để khai thác phục vụ giảng dạy (Ngữ liệu là những đơn vị ngôn ngữ đƣợc lựa chọn để phân tích thiết lập khái niệm, quy tắc ngôn ngữ nên nó phải chứa đựng đặc trƣng của khái niệm cần xây dựng; phải đảm bảo tính tƣ tƣởng, tính thẩm mĩ; dễ quan sát). Có 2 thời điểm tích hợp thuận lợi nhất đối với việc dạy môn Ngữ văn đó là :

+ Dùng kiến thức văn học và tập làm văn để khai thác kiến thức, rèn kĩ năng tiếng Việt.

Dùng kiến thức văn học để khai thác kiến thức, rèn kĩ năng tiếng Việt: Chúng ta đều biết rằng văn học là nghệ thuật của ngôn từ do đó khi dạy một văn bản văn học ngoài việc huy động các tri thức, kĩ năng văn học GV cần hƣớng dẫn học sinh khai thác tối đa các yếu tố ngôn ngữ. Một mô hình tích hợp là một cách tiếp cận ngôn ngữ trong đó qua phân tích ngôn ngữ mà tìm hiểu văn bản, phong cách của ngƣời sáng tạo ra văn bản, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tức là giúp HS hiểu đƣợc ý nghĩa, vai trò, tác dụng của ngôn ngữ trong việc biểu hiện nội dung tác phẩm. Ví dụ khi dạy văn bản "Cây tre Việt Nam" (NV6, T2) GV cần hƣớng dẫn cho HS tìm hiểu các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ mà tác giả sử dụng trong văn bản để thấy đƣợc giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tác phẩm; thấy đƣợc cấu tạo, cách dùng (các kiểu dạng) của các biện pháp tu từ. Việc tìm hiểu này sẽ giúp HS có cái nhìn sâu sắc hơn về các biện pháp tu từ.

Dùng kiến thức Tập làm văn để khai thác kiến thức, rèn kĩ năng tiếng Việt: Khi dạy tập làm văn tức là dạy cho HS tạo lập một kiểu văn bản GV cần hƣớng dẫn HS khai thác và vận dụng các cấp độ ngôn ngữ trong kiểu văn bản đó. Ví dụ dạy về văn bản biểu cảm (NV7, T1) GV giúp cho HS thấy đƣợc các cách thể hiện cảm xúc, vai trò của các biện pháp tu từ trong việc thể hiện cảm xúc của ngƣời viết, cách chọn từ, câu và các yếu tố ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm của văn biểu cảm.

Rèn kĩ năng tạo lập văn bản phải đƣợc coi là thao tác giúp HS vận dụng tổng hợp các kĩ năng ngôn ngữ (dùng từ, đặt câu, sử dụng biện pháp tu từ...) trong một

"ngữ cảnh rộng". Giờ luyện nói, trả bài, chữa bài phải trở thành những giờ thực hành tổng hợp về kĩ năng sử dụng tiếng Việt của HS.

+ Khai thác kiến thức trong giờ tiếng Việt phục vụ cho việc dạy - học văn học và tập làm văn.

Khai thác kiến thức tiếng Việt để phục vụ cho việc dạy học văn học. Trong quá trình cung cấp tri thức về một đơn vị ngôn ngữ nào đó GV dạy Ngữ văn phải linh hoạt liên hệ với tác phẩm văn học đã, đang và sẽ học. Có nghĩa là phải đặt đơn vị, yếu tố ngôn ngữ vào trong một văn cảnh cụ thể của tác phẩm văn học để HS hiểu sâu về tác phẩm văn học. Chẳng hạn khi dạy về biện pháp tu từ nhân hóa giáo viên nên gắn với văn bản “Chân, tay, tai, mắt. miệng” hoặc “Đeo nhạc cho mèo”… để học sinh hiểu rõ hơn tác dụng, ý nghĩa của những sự vật đƣợc nhân hóa trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và dụng ý của tác giả.

Khai thác kiến thức tiếng Việt để phục vụ cho việc dạy học tập làm văn. Thông qua việc giúp học sinh hiểu sâu sắc các biện pháp tu từ giáo viên hƣớng cho các em có ý thức sử dụng các biện pháp tu từ trong giao tiếp. Đây chính là việc rèn các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản một cách sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của hoàn cảnh giao tiếp.

- Mức độ tích hợp sẽ phụ thuộc vào nội dung tích hợp và thời điểm tích hợp để phù hợp với dung lƣợng kiến thức của bài học và đặc trƣng của từng phân môn.

Một phần của tài liệu DẠY CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH, NHÂN HÓA, ẨN DỤ, HOÁN DỤ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 6, LỚP 7 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 74 -74 )

×