7. Cấu trúc luận văn
1.2.5. Vai trò của phần tiếng Việt trong môn học Ngữ văn
1.2.5.1. Mục tiêu dạy học tiếng Việt THCS
- Tại hội nghị khoa học "Dạy tiếng Việt trong nhà trƣờng phổ thông đầu thế kỉ XXI " ông Đỗ Ngọc Thống đã nêu lên những mục tiêu cơ bản của dạy học tiếng Việt nhƣ sau :
+ Một là hình thành và rèn luyện cho HS năng lực sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ với 4 kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết qua đó phát triển tƣ duy .
+ Hai là giúp HS có những hiểu biết nhất định về hệ thống tri thức tiếng Việt, về ngôn ngữ để sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo, có ý thức.
+ Ba là giúp HS biết yêu quý tiếng Việt, có ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát triển tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách, bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm....
- Những mục tiêu trên đƣợc cụ thể hóa trong việc dạy tiếng Việt ở chƣơng trình THCS nhƣ sau :
+ Về kiến thức : Học sinh THCS sẽ đƣợc học những đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa, các qui tắc sử dụng các loại đơn vị ngôn ngữ tiêu biểu của tiếng Việt nhƣ: đơn vị cấu tạo từ, từ vựng, các loại từ chính, các kiểu câu, các kiểu văn bản thƣờng dùng trong giao tiếp và sáng tác văn học, các tri thức về ngữ cảnh, ý định, mục đích, hiệu quả giao tiếp, các qui tắc chi phối việc sử dụng tiếng Việt để giao tiếp và tạo lập văn bản.
+ Về kĩ năng : HS đƣợc chú trọng rèn 4 kĩ năng : Nghe, nói, đọc, viết thành thạo tiếng Việt hƣớng tới tính chuẩn mực, tính nghệ thuật trong tạo lập, sử dụng các loại văn bản. Cùng với những kĩ năng cơ bản, tối thiểu về phân tích, bình giá, cảm thụ những tƣ tƣởng, tình cảm, giá trị nghệ thuật của các văn bản đã đƣợc học, HS bƣớc đầu có ý thức, kinh nghiệm ứng xử thích hợp với những vấn đề đƣợc nêu ra trong các văn bản đó. Việc giảm lý thuyết tăng cƣờng thực hành và đánh giá kết quả
học tập của các em cũng đƣợc hiện thực hóa thông qua các khâu thực hành, luyện tập các kĩ năng, ý thức nói, viết tiếng Việt chuẩn mực.
+ Về thái độ: Giáo dục ý thức yêu quí, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đồng thời hƣớng HS tìm hiểu giá trị nghệ thuật của ngôn ngữ trong văn bản để từ đó các em không chấp nhận cách nghe, đọc đại khái, nói viết tùy tiện.
1.2.5.2. Vai trò quan trọng của tiếng Việt trong việc thực hiện mục tiêu của môn học Ngữ văn
- Tiếng Việt là công cụ của tƣ duy, là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất trong đời sống con ngƣời. Tiếng Việt là môn học công cụ, liên quan và ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dạy học ở tất cả các môn học trong nhà trƣờng phổ thông. Phần tiếng Việt giúp HS hình thành và rèn luyện tốt khả năng tƣ duy, năng lực sử dụng tiếng Việt trong học tập cũng nhƣ trong đời sống.
- Tiếng Việt có quan hệ khăng khít với văn học. Các tài liệu học tập tiếng Việt chủ yếu đƣợc trích ra từ các tác phẩm văn học. Giờ văn học là môi trƣờng tốt nhất để HS có điều kiện thực hành, giao tiếp với yêu cầu chuẩn mực cao, yêu cầu sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân. Mặt khác văn học là nghệ thuật ngôn từ nên nếu không hiểu biết tiếng Việt, không có kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt HS sẽ không thể cảm nhận, hiểu và phân tích đƣợc các tác phẩm văn chƣơng [3, tr.8].
- Những kiến thức, kĩ năng sử dụng tiếng Việt là cơ sở để HS hình thành kĩ năng tạo lập văn bản.