0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Cách thức tiến hành dạy các bài về biện pháp tu từ so sánh, nhân

Một phần của tài liệu DẠY CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH, NHÂN HÓA, ẨN DỤ, HOÁN DỤ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 6, LỚP 7 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 77 -77 )

7. Cấu trúc luận văn

2.2.5. Cách thức tiến hành dạy các bài về biện pháp tu từ so sánh, nhân

dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp.

2.2.5.1. Cách thức giúp HS chiếm lĩnh các tri thức lý thuyết về so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ

Cách thức hình thành khái niệm so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ cho HS

Khi dạy khái niệm về các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ GV cần tổ chức cho HS tận dụng tiềm năng tƣ duy, ngôn ngữ sẵn có để chủ động chiếm lĩnh tri thức. Về bản chất của qui trình hình thành khái niệm về các biện pháp tu từ là một quá trình hoạt động tâm lý trong đó HS là chủ thể nhận thức. Qui trình này gồm các bƣớc sau :

- Bƣớc 1: GV sử dụng PP nêu vấn đề, gợi mở, liên tƣởng từ xã đến gần, dẫn dắt HS nhớ lại những hiểu biết đã có để giúp HS quan sát, nhận biết các khái niệm. Chẳng hạn khi dạy bài “So sánh”GV có thể cho HS lấy một ví dụ, chỉ ra hình ảnh so sánh hoặc yêu cầu HS chỉ ra hình ảnh so sánh trong văn bản các em đã đƣợc học.

- Bƣớc 2: GV giúp HS phân tích các nét đặc trƣng cơ bản của khái niệm bằng PP phân tích ngôn ngữ. Có nghĩa là GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu các hiện tƣợng ngôn ngữ (quan sát, phân tích…) theo định hƣớng của bài học trên cơ sở đó rút ra những nội dung lí thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ. Quá trình này chính là sự phân chia đối tƣợng thành những bộ phận, khía cạnh…. khác nhau để lần lƣợt tìm hiểu một cách kĩ càng, sâu sắc. Khi thực hiện thao tác này GV cần lựa chọn ngữ liệu mẫu tiêu biểu, phù hợp, gần gũi với HS để hƣớng dẫn các em phân tích – phát hiện, phân tích – chứng minh, phân tích – phán đoán, phân tích – tổng hợp.

Cách thức giúp HS phân tích, đánh giá giá trị tu từ của so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ

Việc đánh giá giá trị tu từ của so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ là khâu rất quan trọng giúp HS vận dụng chúng trong giao tiếp. Để hình thành qui tắc đánh giá giá trị tu từ cần thực hiện 3 thao tác:

- Thao tác 1: Nhận diện so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ thông qua dấu hiệu của sự chuyển nghĩa.

- Thao tác 2: Phân tích cấu tạo của so sánh và sự chuyển nghĩa của nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.

Trong so sánh tu từ chƣa có hiện tƣợng chuyển nghĩa nhƣ nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ vì đối tƣợng A và B đều có mặt trong so sánh. Khi phân tích so sánh GV hƣớng dẫn HS tìm ra những nét nghĩa đƣợc dùng làm cơ sở so sánh, yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động có vai trò nêu rõ phƣơng diện so sánh. Những nét nghĩa mới phát sinh trong từng văn bản cụ thể của so sánh sẽ đem lại những giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm và thể hiện tính sáng tạo của nhà văn. Còn nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ là những biện pháp chuyển đổi tên gọi, trong đó nhân hóa đƣợc hình thành trên sự chuyển nghĩa giữa trƣờng về con ngƣời và trƣờng về sự vật Do vậy chuyển nghĩa là khâu quan trọng nhất của việc học nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ Thực hiện thao tác phân tích sự chuyển nghĩa tức là GV đã giúp HS xác định đƣợc nội dung biểu đạt, quan hệ liên tƣởng, sự chuyển nghĩa, qua đó HS sẽ khám phá đƣợc cái hay, cái đẹp, sự phong phú của tiếng Việt, làm giàu thêm nhận thức khách quan, tâm hồn của các em.

- Thao tác 3: Hình thành qui tắc đánh giá giá trị tu từ.

Giá trị tu từ là giá trị nghệ thuật, nó gợi ra những hiểu biết, cảm xúc đẹp cho ngƣời tiếp nhận về thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả. Đây cũng là giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ của các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Thực hiện thao tác này GV cần lƣu ý cách đặt vấn đề phải theo đúng trình tự tƣ duy từ ngoài vào trong có nghĩa là GV tổ chức cho HS bằng hoạt động tƣ duy đánh giá giá trị tu từ thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở. Bên cạnh đó bằng cách vận dụng PP thực hành giao tiếp vào dạy các biện pháp tu từ trên GV đã giúp cho quá trình tiếp nhận kiến thức, kĩ năng trong giờ học của HS trở nên sinh động.

2.2.5.2. Cách thức giúp HS thực hành sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ

nhà trƣờng. Dạy tiếng Việt không chỉ là dạy tri thức mà quan trọng là dạy kĩ năng sử dụng tiếng Việt để lĩnh hội và sản sinh lời nói trong học tập và trong giao tiếp. So ánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ là những kiến thức rất quan trọng do vậy luyện tập thực hành để HS nắm vững khái niệm, biết vận dụng trong giao tiếp là rất cần thiết. Đây là khâu then chốt của quá trình dạy học tiếng Việt. Kết quả của việc luyện tập thực hành là sự phản ánh chân thực việc thu nhận lý thuyết và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp của HS. GV cần phải tổ chức luyện tập một cách có định hƣớng, gắn lý thuyết với thực hành, phát triển tƣ duy, khả năng giao tiếp cho HS, theo dõi sát sao quá trình luyện tập thực hành để nắm đƣợc việc học tập của các em. Để tổ chức luyện tập thực hành tốt GV cần:

- Nắm đƣợc mục đích, yêu cầu của việc tổ chức luyện tập nhằm:

+ Rèn luyện năng lực phân tích, đánh giá các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn chƣơng, lĩnh hội các sản phẩm giao tiếp một cách chính xác, tinh tế.

+ Bồi dƣỡng năng lực tạo lập các biện pháp tu từ trên.

- Chuẩn bị hệ thống bài tập luyện tập kĩ năng thực hành so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ phù hợp với nội dung giảng dạy, phát huy khả năng sáng tạo, phát triển tƣ duy, nâng cao năng lực ngôn ngữ cho HS. Đảm bảo đƣợc các yêu cầu trên hệ thống bài tập cần đa dạng, hệ thống, phù hợp với trình độ HS và sát với chƣơng trình, thể hiện quan điểm tích hợp và quan điểm giao tiếp. Hƣớng chú ý của các bài tập không nhằm vào việc buộc HS phải thuộc lòng kiến thức mà quan trọng là khả năng vận dụng kiến thức, khả năng thực hành để giải quyết các tình huống giao tiếp bằng kiến thức của các em.

- Tổ chức hoạt động luyện tập thực hành về so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ thông qua các giờ văn học (kĩ năng tiếp nhận), giờ tập làm văn (kĩ năng tạo lập) nhƣng chủ yếu vẫn trong giờ tiếng Việt. Việc tổ chức hoạt động luyện tập thực hành về so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ có thể tiến hành ở hai thời điểm trong giờ học lý thuyết và hoạt động học ở nhà.

Việc tổ chức cho HS chiếm lĩnh các tri thức về biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ (lý thuyết, phân tích giá trị tu từ, luyện tập thực hành) có thể

tích hợp ngay trong giờ văn học, tập làm văn và tiếng Việt. Ở mỗi giờ học tùy từng đặc thù của phân môn và mục đích bài học ngƣời GV có thể vận dụng linh hoạt các thao tác trên tạo cho giờ học có hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra.

Dạy học các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ nói riêng và dạy học theo quan điểm tích hợp nói chung yêu cầu ngƣời giáo viên phải có cái nhìn tổng thể về mục tiêu, chƣơng trình, SGK, phƣơng pháp giảng dạy bộ môn, trình độ học sinh, cơ sở vật chất phụ vụ giảng dạy… trên tinh thần tích hợp nghĩa là ngƣời giáo viên phải có năng lực, tƣ duy tích hợp. Dạy học các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hƣớng tích hợp là nhằm hƣớng tới tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học tập, giúp học sinh chủ động khám phá kiến thức, phát triển tƣ duy, năng lực sáng tạo, hứng thú trong học tập. Muốn đạt đƣợc điều này trƣớc hết GV phải thiết kế đƣợc giáo án giảng dạy cho từng bài hợp lý, tăng cƣờng các hoạt động của HS đặc biệt là hoạt động giao tiếp. Việc vận dụng các PP giảng dạy trong giờ học phải phù hợp. Bên cạnh sự nỗ lực của GV học sinh cũng càn phải có sự cô gắng, có ý thức trách nhiệm với kết quả học tập của bản thân. Vấn đề về tính khả thi của các PPDH các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hƣớng tích hợp trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7 mà luận văn nghiên cứu, áp dụng sẽ đƣợc thực nghiệm và đánh giá ở chƣơng tiếp theo.

Chƣơng 3:

THỰC NGHIỆM DẠY HỌC CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH, NHÂN HÓA, ẨN DỤ, HOÁN DỤ THEO HƢỚNG TÍCH HỢP TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 6, LỚP 7 TRUNG HỌC CƠ SỞ.

Một phần của tài liệu DẠY CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH, NHÂN HÓA, ẨN DỤ, HOÁN DỤ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 6, LỚP 7 TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 77 -77 )

×