Tăng cường quản lý, giám sát việc sử dụng thời gian làm việc nhằm nâng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả làm việc của công chức Cục thuế Tỉnh Khánh Hòa (Trang 95)

cao hiệu quả làm việc của CBCC

Nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc để nâng cao hiệu quả, năng suất làm việc của CBCC là một trong các mục tiêu của cải cách hành chính, gắn năng suất, hiệu quả làm việc của CBCC ngành thuế Khánh Hòa.

Nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của CBCC nhà nước là một giải pháp quan trọng để tiết kiệm thời giờ, nâng cao chất lượng công tác và ý thức trách nhiệm của CBCC góp phần đắc lực thực hiện tinh giảm biên chế và cải thiện chế độ đãi ngộ đối với CBCC.

Nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của CBCC suy đến cùng là nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động của CBCC. Năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động của CBCC chính là điều kiện cơ bản bảo đảm hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành thuế Việt Nam nói chung và ngành thuế Khánh Hòa nói riêng.

Tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của CBCC là quốc sách để phát huy tối đa một trong các nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Song nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của CBCC phải duy trì được sức khoẻ, khả năng làm việc và cống hiến lâu dài của họ, đảm bảo chế độ chính sách đãi ngộ tương xứng với cường độ lao động, công sức của CBCC cống hiến cho nhà nước.

Cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:

+ Khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của CBCC. Tiến hành khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của CBCC trong các cơ quan hành chính Nhà nước để có cơ sở đề ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của CBCC và của cơ quan.

+ Tổ chức khoa học quá trình lao động của CBCC. Tổ chức khoa học quá trình lao động của CBCC sẽ tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của họ. Hướng chủ yếu của giải pháp này là tập trung vào việc hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch công tác, phân bố thời giờ làm việc một cách hợp lý, xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy chế giải quyết công việc, xây dựng chức trách, nhiệm vụ cá nhân rõ ràng cho từng vị trí công tác trong bộ máy quản lý. Đặc biệt phải chú ý hoàn thiện công tác thông tin, xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết và ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ xử lý các cơ sở dữ liệu thông tin đó phục vụ cho việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý. Đổi mới qui trình và nâng cao chất lượng các khâu chuẩn bị, xây dựng, thẩm định và ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, văn bản quản lý hành chính nhằm tiết kiệm tối đa thời giờ làm việc của CBCC của các cơ quan hành chính nhà nước.

+ Tiêu chuẩn hoá, định mức hoá lao động và thời giờ lao động của CBCC. Đây là giải pháp quan trọng để chuyển phương pháp lãnh đạo quản lý hành chính sang phương pháp kinh tế để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của CBCC. Chuẩn hoá, định mức hoá lao động và thời giờ lao động của CBCC là xác định hao phí lao động và thời giờ cho từng loại công việc khác nhau và yêu cầu số lượng, chất lượng CBCC cho việc thực hiện những công việc nhất định. Tiêu chuẩn, định mức lao động, định mức sử dụng thời giờ là cơ sở để đánh giá kết quả lao động và trả lương cho CBCC phù hợp với số, chất lượng lao động của họ. Chỉ trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức lao động, tiêu chuẩn định mức sử dụng thời giờ chuẩn mới có thể áp dụng cơ chế khoán giao nhiệm vụ cho CBCC theo công việc hoặc theo thời gian hoàn thành công việc. Tiêu chuẩn hoá, định mức hoá lao động và thời giờ làm việc của CBCC là giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của CBCC ngành thuế. Trước mắt cần tập trung xây dựng các định mức thời giờ

lao động, định mức sản phẩm, định mức dịch vụ và xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc.

+ Kích thích lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của CBCC. Kích thích vật chất đối với những người sử dụng thời giờ làm việc có hiệu quả thông qua tiền lương, tiền thưởng là chủ yếu, trả lương cho CBCC phải tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao. Coi việc tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc là tiêu chuẩn quan trọng để bình xét nâng lương trước thời hạn, xem xét ưu tiên cho dự các kỳ thi nâng ngạch, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, cho đi thăm quan, du lịch, an dưỡng ở nước ngoài miễn phí... Kích thích về tinh thần bằng hình thức khen thưởng, tôn vinh đối với những CBCC sử dụng thời giờ làm việc hiệu quả cao. Kích thích vật chất cũng như tinh thần đối với CBCC sử dụng thời giờ làm việc có hiệu quả phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng.

+ Tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc trong giải quyết công việc với các tổ chức và công dân. Khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân phải công khai quy trình, thủ tục, thực hiện cải cách hành chính, áp dụng cơ chế một cửa, bố trí CBCC có năng lực trình độ chuyên môn để tiết kiệm thời giờ làm việc cho cơ quan, các đơn vị, tổ chức ngoài cơ quan và của công dân.

+ Duy trì và tổ chức tốt nghỉ giải lao giữa giờ. Thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giải lao giữa giờ, nghỉ trưa và duy trì chế độ tập thể dục, thể thao giữa giờ là giải pháp duy trì thể lực và phục hồi cường độ lao động của CBCC là việc làm cần thiết, hữu hiệu để tiết kiệm nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của CBCC ngành thuế

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng thời giờ làm việc. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, nội quy, quy định về thời giờ làm việc, về sử dụng thời giờ làm việc và kỷ luật lao động, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật. Đề cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cơ quan, của CBCC.

3.3 Kiến nghị

Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài lực & vật lực của ngành Thuế để phát triển nguồn nhân lực, cụ thể:

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ đối với CBCC, là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành thuế nói chung và của ngành thuế Khánh Hòa nói riêng. Việc xây dựng cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ đối với CBCC ngành thuế Khánh Hòa cần tập trung vào một số vấn đề sau:

+ Xây dựng, trang bị đầy đủ hệ thống trụ sở, phương tiện làm việc cho CBCC đang công tác ở Cục thuế Khánh Hòa và các Chi cục thuế thuộc tỉnh Khánh Hòa, chú trọng việc đầu tư thiết bị phục vụ công tác quản lý và thu NSNN. Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng xong và cơ bản trang bị đầy đủ, đồng bộ trang thiết bị, phương tiện làm việc tại tất cả các đơn vị trực thuộc ngành thuế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn, định mức Chính phủ quy định.

+ TCT phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức sử dụng kinh phí, ngân sách và phương tiện phù hợp với tính chất và đặc thù của hoạt động ngành thuế và chức trách, nhiệm vụ của CBCC. Đảm bảo đầy đủ kinh phí cho các hoạt động ngành thuế Khánh Hòa, có chế độ đãi ngộ thích hợp CBCC; đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và các phương tiện, máy tính, công cụ trợ giúp hoạt động quản lý và thu NSNN.

3.3.2 Đối với Cục Thuế Khánh Hòa

Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới quy chế quản lý, sử dụng thời giờ làm việc của CBCC. Căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý và sử dụng thời giờ làm việc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới quy chế quản lý, sử dụng thời giờ làm việc của CBCC phù hợp với tính chất, đặc điểm, đặc thù công việc của từng đối tượng trong ngành thuế Khánh Hòa

Cải tiến nâng cao chất lượng các hội nghị, hội thảo, cuộc họp. Để tiết kiệm thời giờ làm việc của CBCC và của cơ quan cần phải cải tiến nâng cao chất lượng các công tác này. Thực hiện nghiêm túc Qui định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức các hội nghị, cuộc họp một cách thiết thực là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của CBCC. Nâng cao chất lượng và kết quả của các hội nghị, cuộc họp bằng cách đổi mới

phương pháp, cách thức tổ chức, điều hành hội nghị, cuộc họp, chú trọng đến việc chuẩn bị nội dung, các vấn đề cần bàn bạc và kết luận trong hội nghị, cuộc họp và xác định đúng thành phần dự hội nghị, cuộc họp v.v.

KẾT LUẬN

Việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán của ngành Thuế Khánh Hòa nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của CBCC là một yêu cầu cần thiết. Điều này đòi hỏi phải đánh giá hiệu quả làm việc của CBCC ngành Thuế Khánh Hòa và từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả làm việc là một trong những nhân tố có tác động đến chất lượng của hoạt động ngành Thuế địa phương Khánh Hòa. Nội dung của luận văn đã đặt ra những vấn đề về nâng cao nâng cao hiệu quả làm việc; cùng với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu, đề tài đã đạt được những kết quả sau:

1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận hiệu quả làm việc của đội ngũ CBCC nói chung. Tổng kết kinh nghiệm của nước ngoài và các khu vực trong nâng cao hiệu quả làm việc cũng như nâng cao năng lực của đội ngũ công chức.

2. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả làm việc của đội ngũ CBCC ngành Thuế Khánh Hòa, chỉ ra những hạn chế về năng lực của đội ngũ CBCC.

3. Đề xuất những phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ CBCC ngành Thuế Khánh Hòa, trong đó:

- Khẳng định sự cần thiết, mục tiêu, phương hướng đổi mới hoàn thiện nâng cao năng lực đội ngũ CBCC ngành Thuế Khánh Hòa;

- Đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ CBCC ngành Thuế Khánh Hòa.

Do thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô, các độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tiếng Việt :

1. Ngô Thị Ngọc Bích (2012), Đo lường sự thỏa mãn công việc của người lao động tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát Nước Kiên Giang. Luận văn thạc sỹ 2. Trần Xuân Cầu (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, trường Đại học Kinh

tế Quốc dân.

3. Nguyễn Vân Điềm - Nguyễn Ngọc Quân (2004), giáo trình Quản trị nhân lực, trường Đại học Kinh tế quốc dân.

4. Jerry W. Gilley và cộng sự (2002), sách Nguyên tắc của phát triển NNL. 5. Leonard Nadler (1984), sách Cẩm nang về phát triển NNL.

6. Bùi Văn Nhơn (2006), sách Quản lý và phát triển NNL xã hội. 7. Nghị định 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ. 8. Pháp lệnh CBCC năm 1998.

9. Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020.

10. Quyết định số 1489/QĐ-CT ngày 01/10/2012 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa v/v Ban hành và áp dụng hệ thống tài liệu thuộc Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

11. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình NNL, trường Đại học Lao động-Xã hội.

12. Nguyễn Đình Thọ (2007), Một số gợi ý để nâng cao chất lượng luân văn cử nhân và thạc sỹ quản tị kinh doanh”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, tháng 10.

13. Đỗ Thị Thanh Vinh, 2010, Giáo trình bài giảng Quản trị nguồn nhân lực dành cho học viên cao học, Đại học Nha Trang.

II. Tài liệu tiếng Anh :

14 . Broussard, S.C and Garrison, M.E.B (2004), The relationship between classroom motivationand academic achievement in elementary school-aged children. Family and ConsumerSciences Research Journal, 33(2), 106-120.

15. Herzberg, F., Mausner, B., & Snyderman, B.B (1959). The Motivation to Work, 2n ed. New York.

16. Guay, F et al., (2010) Intrinsic, identified, and controlled types of motivation for school subjects in young elementary school children. British Journal of Educational Psychology, 80(4), 711-735.

17. Jurkiewicz, Carole L., Massey, Tom K. Jr., & Brown, Roger G. (1998). Motivation in Public and Private Organizations: A Comparative Study, Public Productivity & Management Review, Vol. 21, No. 3, pp.230-250, M.E. Sharpe, Inc.

18. Maslow, A.H (1943), A Theory of Human Motivation, Psychological Review. 19. Vroom, V.H. (1964), Work and Motivation, John Wiley, New York, USA. 20. Fericelli, A.-M. & Sire, B. (1996). Performance et Ressources Humaines. Paris: Econom.

21. Luddy, Nezaam (2005), Job Satisfaction amongst Employees at a Puplic Health Institution in the Western Cape, University of Western Cape, South Africa

22. Stanton, J.M, Balzer, W.K, Smith, P.c, Parra, L.E, & Ironson, G.(2001). A general measure of work stress: The stress In General scale. Education and Psychological Measurement.

23. Hackman, J.R & Oldman, G.R. (1974), The Job Diagnosis Survey: An Instrument for the Diagnosis of Jobs and the Evaluation of Job Redesign Project, Technical Report No. 4, Department of Administrative Sciences, Yale University, USA.

24. Weiss, D.J., Davis, R.V., England, G.W.,& Lofquist, L.H. (1967). Manual for the Minnesota Satisfaction Questionnaire. Minneapolis, MN: The University of Minnesota Press.

25. Robison, Jennifer (2010). Disengagement Can Be Really Depressing, Gallup Management Journal website, published 2010-04-02,

http:gmj.gallup.com/content/127100/disengagement-really-depressing.aspx, retrieved 2010-06-29.

26. Carter, S., Shelton, M. (2009). The Performance Equation – What makes truly reat, sustainable performance, Apter Development.

27. Bourguignon, A. ( 1997 ) . Sous les pavées la plage... ou les multiples fonctions du vocabulaire comptable: l'example de la performance. (French). The various Functions of Accounting Language; an Example:Performance. (English), 3(1): 89-101.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT

Kính thưa các doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa!

Với mong muốn không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, hỗ trợ tối đa và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện chính sách pháp luật thuế, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa (website: khanhhoa.gdt.gov.vn) rất mong Quý Anh (Chị) vui lòng bớt chút thời gian cho ý kiến đánh giá về chất lượng phục vụ của công chức ngành Thuế Khánh Hòa trên các lĩnh vực hoạt động cụ thể sau đây:

1. Đánh giá của Anh/Chị về tinh thần, thái độ, tác phong, trang phục … của công chức thuế trong quá trình tiếp xúc, giao dịch, làm việc ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốt □ Khá □ Trung bình □ Thấp □ Không có ý kiến □

1.1. Đánh giá của Anh/Chị về tinh thần, thái độ của cán bộ thuế hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế (Cán bộ thuế trực tiếp trả lời, giải đáp vướng mắc cho NNT tại bàn) ?

Tốt □ Khá □ Trung bình □ Thấp □ Không có ý kiến □

1.2. Đánh giá của Anh/Chị về tinh thần, thái độ của cán bộ thuế hỗ trợ qua điện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả làm việc của công chức Cục thuế Tỉnh Khánh Hòa (Trang 95)