Nguồn nhân lực ngành Thuế tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả làm việc của công chức Cục thuế Tỉnh Khánh Hòa (Trang 50)

2.3.1. Về số lượng CBCC

Cơ cấu lao động ngành Thuế tỉnh Khánh Hòa qua các năm biến động không nhiều trong khi số lượng NNT ngành Thuế quản lý lại tăng nhanh, nhiệm vụ thu ngày càng lớn. Việc thiếu hụt một số lượng lớn NNL trong một thời gian dài đã khiến cho Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa gặp rất nhiều khó khăn, áp lực trong quá trình củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành thời gian qua.

Mặc dù Cục Thuế đã hết sức cố gắng tập trung đến mức tối đa nhưng nguồn lực công chức làm công tác thanh tra kiểm tra thuế hiện vẫn còn quá mỏng không đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ DN được thanh tra kiểm tra hàng năm rất thấp so với tổng số DN đang quản lý trên địa bàn dẫn đến hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thấp.

Bảng 2.1 Số lượng CBCC toàn ngành Thuế Khánh Hòa

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1 Số người lao động 595 585 623 608 624

Trong những năm gần đây do nguồn ngân sách Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, TCT tổ chức thi tuyển dụng công chức thuế 2 năm 1 lần. Trong khi đó số lượng CBCC lớn tuổi nghỉ hưu qua mỗi năm đều tăng, do vậy số lượng CBCC được tuyển dụng mới vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lao động trong ngành Thuế Khánh Hòa trong bối cảnh nhiệm vụ thu ngân sách ngày càng nặng nề và phức tạp.

2.3.2 Về chất lượng và cơ cấu lao động

Cơ cấu CBCC theo trình độ học vấn :

Bảng 2.2 : Cơ cấu CBCC theo trình độ học vấn

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1 Số người lao động (Người)

Trong đó 595 585 623 608 624

Đại học và trên đại học(Người) 321 328 373 376 405,6 2

Tỷ lệ (%) 54% 56% 59,87% 61,90% 65%

Cao đẳng và trung học chuyên

nghiệp(Người) 274 257 250 232 218

3

Tỷ lệ (%) 46% 44% 40,13% 38,10% 35%

Nguồn: Báo cáo nhân sự ngành Thuế Khánh Hòa

Qua bảng 2.2 có thể thấy số CBCC có trình độ đại học năm chiếm trên 50% trong tổng số CBCC và tăng dần lên qua các năm, đến năm 2013 tỷ lệ này là 65% điều đó cho thấy việc tuyển chọn CBCC thuế trong những năm gần đây đã thu hút được nhiều đối tượng sinh viên từ các trường đại học chuyên ngành kinh tế trong nước.

Cơ cấu CBCC theo giới tính Bảng 2.3 : Cơ cấu CBCC theo giới tính STT Năm Tổng số lao động (Người) Tổng số lao động nữ (Người) Tỷ lệ lao động nữ (%) Tổng số lao động nam (Người) Tỷ lệ lao động nam (%) 1 2011 623 280 44,95 343 55,05 2 2012 608 258 42,50 350 57,50 3 2013 624 271 43,45 353 56,55

Bảng 2.3 cho thấy nhìn chung số lượng lao động nam vẫn chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong tổng số lao động toàn ngành.  Cơ cấu CBCC theo độ tuổi Bảng 2.4 : Cơ cấu CBCC theo độ tuổi STT Năm Tổng số lao động (Người) Độ tuổi từ 22 đến 30 (Người) Tỷ lệ (%) Độ tuổi từ 31 đến 45 (Người) Tỷ lệ (%) Độ tuổi từ 45 đến 60 (Người) Tỷ lệ (%) 1 2011 623 50 8% 237 38% 336 54% 2 2012 608 85 14% 225 37% 298 49% 3 2013 624 119 19% 250 40% 256 41%

Nguồn Báo cáo Nhân sự của Ngành Thuế Khánh Hòa

Thực trạng đội ngũ công chức của ngành Thuế Khánh Hòa qua các năm cho thấy đội ngũ lao động trẻ chiếm đang ngày càng tăng đây thực sự là một tiềm năng, nếu như khai thác tốt có thể nâng cao năng lực làm việc cho ngành Thuế Khánh Hòa.

- Đối với công chức độ tuổi từ 22 đến 30 :

Năm 2011, số công chức là 75 người chiếm tỷ lệ 12%, sang năm 2012 do ngành thuế tổ chức đợt thi tuyển công chức trong toàn ngành nên số công chức là 85 người chiếm tỷ lệ 14%, sang năm 2013 là 119 người chiếm tỷ lệ 19%, Năm 2012 và năm 2013 là hai năm thể hiện sự trẻ hóa rõ rệt trong đội ngũ công chức ngành thuế Khánh Hòa thể hiện qua chính sách tuyển dụng của ngành thuếưu tiên những ứng viên trẻ, có trình độ ở các đơn vị và tốt nghiệp các trường đại học vào để cập nhật những kiến thức hiện đại về hoạt động kế toán, kiểm toán và thuế. Những công chức mới vào ngành thường nằm trong độ tuổi từ 22 đến 30, vừa tốt nghiệp đại học hoặc đã có kinh nghiệm công tác từ 3 đến 5 năm ở các ngành khác về ngành thuế, đây là những đối tượng có khả năng về tin học, ngoại ngữ, có kiến thức được đào tạo bài bản ở các trường đại học có chất lượng cao thuộc các khối ngành kinh tế, tài chính, có khả năng nắm bắt và tiếp thu những kiến thức mới, tuy nhiên kinh nghiệm thực tiễn đối với các chính sách thuế hầu như còn rất ít, thậm chí là có số không; thông thường những đối tượng này được bố trí đi làm các công việc giúp việc, hỗ trợ cho những CBCC có nhiều kinh nghiệm

để học hỏi các kỹ năng cần thiết cho quá trình thực hiện công việc.

- Đối với công chức nằm trong độ tuổi từ 31 đến 45:

Từ năm 2011 đến 2013, lực lượng này đã được bổ sung và tăng cường đáng kể từ 38% tổng số CBCC ngành thuế tăng lên đến 40%. Đây là những công chức nòng cốt thường giữ những vai trò quan trọng trong ngành Thuế, có khả năng chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực được phân công, có năng lực quản lý, năng lực điều hành, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú và đa dạng, có khả năng cập nhật các kiến thức mới kết hợp với những kinh nghiệm hiện có để làm phong phú đa dạng thêm kiến thức chuyên môn.

- Đối với công chức từ 45 đến 60 tuổi:

Đây là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ khá cao trong đội ngũ công chức ngành thuế Khánh Hòa với tỷ lệ dao động trong khoảng từ 54% năm 2008 và đến 41% năm 2009 giảm xuống còn 41%. Đa số những công chức nằm trong đối tượng này là những công chức đã được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo Cục/Chi cục, nắm giữ các chức vụ trưởng phó phòng, trong hoạt động tác nghiệp của đoàn thanh tra, kiểm tra thuế tại DN thường giữ vai trò trưởng đoàn. Những công chức này có bề dày công tác nhiều năm trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra và thông thạo các chính sách thuế. Đặc điểm của những đối tượng này là có khả năng chuyên môn cao, có năng lực quản lý và năng lực lãnh đạo, có kiến thức chuyên sâu theo các lĩnh vực, tuy nhiên khả năng cập nhật kiến thức mới có phần nào hạn chế hơn so với hai đối tượng trên do bịảnh hưởng bởi tuổi tác

Năm 2013, tỷ lệ thanh niên trong tổng số lao động toàn ngành chiếm 19 %, trong khi đó độ tuổi lao động trên 45 chiếm tới 41%, so sánh 2 tỷ lệ này ta thấy số lực lượng lao động là thanh niên trẻ trong ngành còn tương đối thấp, trong khi lực lượng lao động ở độ tuổi gần về hưu lại chiếm tỷ lệ cao, điều này cũng cho thấy tương lai trong những năm sắp tới số lượng lao động thanh niên trẻ sẽ được tăng lên. Độ tuổi từ trên 30 đến 45 là lực lượng lao động đã có kinh nghiệm chuyên môn, chiếm tỷ lệ 40%, đây là dấu hiệu tốt cho toàn ngành Thuế Khánh Hòa.

2.4. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của công chức ngành Thuế Khánh Hòa Thuế Khánh Hòa

2.4.1 Điều kiện làm việc

Hiện nay các cơ sở hạ tầng làm việc của Cục Thuế và Các chi cục Thuế Khánh Hòa đều khá khang trang. Trong những năm từ 2010 trở lại đây được sự quan tâm của TCT, ngành Thuế Khánh Hòa đã được xây mới lại trụ sở làm việc của 4 Chi cục Thuế bao gồm: Chi cục Thuế Diên Khánh, Chi cục Thuế Cam Lâm, Chi cục Thuế Cam Ranh, Chi cục Thuế Ninh Hòa. Dự án trong 5 năm trở lại đây sẽ tiếp tục xây dựng lại Chi cục Thuế Nha Trang và Cục Thuế Khánh Hòa tại Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung Nha Trang. Mỗi bộ phận được bố trí 1 phòng làm việc riêng, CBCC được trang bị thiết bị làm việc đầy đủ tiện nghi bao gồm bàn làm việc, máy tính để bàn, máy tính xách tay. Trong mỗi phòng làm việc còn được trang bị thêm thiết bị quạt, máy lạnh và một bàn họp cho các CBCC trong phòng. Mỗi trụ sở làm việc đều trang bị xe ô tô để đưa đón CBCC đi công tác các huyện hay tỉnh khác, ngoài ra còn trang bị thêm sân cầu lông nhằm khuyến khích CBCC rèn luyện sức khỏe sau mỗi ngày làm việc. Nhìn chung, so với các cơ quan Nhà nước hiện nay thì điều kiện cơ sở vật chất của CBCC ngành Thuế Khánh Hòa được gọi là đầy đủ và khá hiện đại.

2.4.2. Lương và phúc lợi

Thu nhập của CBCC ngành Thuế bao gồm: các khoản tiền lương, tiền trợ cấp (lễ, Tết), tiền công lao động ngoài giờ, công tác phí. Mức thu nhập của công chức được tính dựa trên hệ số lương, phụ cấp chức vụ, mức lương cơ bản và hệ số ngành. Tiền lương được trả một lần đầu tháng.

Ngành Thuế Khánh Hòa là một cơ quan Nhà nước do đó cơ chế lương của công chức phải theo khung Nhà nước. Sự khó khăn về kinh tế trong những năm gần đây đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng lên cao, song lộ trình tăng lương của nhà nước vẫn còn chậm, nên đời sống của CBCC gặp khó khăn. Do đó chưa thực sự thu hút nhiều nhân tài vào làm trong ngành.

Ngoài tiền lương hàng tháng, CBCC ngành Thuế Khánh Hòa cũng được quan tâm thông qua các khoản phúc lợi và thu nhập tăng thêm từ hệ số lương nhằm động viên, phát huy năng lực CBCC. Mỗi dịp 8tháng 3 hay ngày Phụ nữ Việt Nam, Ban chấp hành công đoàn phối hợp với cơ quan tổ chức các buổi đi chơi dã ngoại cho chị em phụ nữ, tổ chức khen thưởng động viên các chị em có thành tích xuất sắc trong công việc.

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, ngành Thuế Việt Nam nói chung và ngành Thuế Khánh Hòa nói riêng đặc biệt quan tâm đến nguồn cung cấp ứng viên để tăng cường nhân sự cho các đơn vị. Để làm tốt được điều này, ngành đã sử dụng nhiều nguồn cung ứng khác nhau như tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển

bằng cách thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua

hình thức luân chuyển trong nội bộ ngành Thuế Khánh Hòa. Do nguồn tuyển dụng chủ yếu là nguồn sinh viên các trường đại học - những đối tượng này chưa có kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và các chính sách luật Thuế - nên hằng năm Tổng cục Thuế (TCT) đều tổ chức các lớp bồi dưỡng đào tạo dành riêng cho công chức mới tuyển dụng.

Ngành Thuế Khánh Hòa là cơ quan nhà nước trực thuộc TCT, do đó công tác tuyển dụng luôn chịu sự quản lý của TCT. Cụ thể:

- Công tác tuyển mộ và tuyển dụng nhân sự ở các Cục Thuế các tỉnh do TCT chỉ đạo trực tiếp. Từ việc phân tích công việc cụ thể cho từng bộ phận, Cục Thuế sẽ tiến hành báo cáo cho TCT nhu cầu nhân sự cán bộ thuế của tỉnh, dựa theo đề xuất của các Cục Thuế, ngân sách nhà nước TCT sẽ đề ra chỉ tiêu tuyển dụng cho từng Cục Thuế các tỉnh.

- TCT sẽ ra thông báo thi tuyển công chức Thuế, Cục Thuế các tỉnh sẽ tiến hành nhận, quản lý và phân loại hồ sơ của thí sinh, sau đó lên danh sách các thí sinh thi tuyển và gửi thông báo về cho từng thí sinh. Địa điểm, công tác tổ chức thi tuyển do TCT phối hợp với các Cục Thuế. TCT sẽ thành lập hội đồng chấm thi vào gửi kết quả về cho các Cục Thuế.

- Cục Thuế tiến hành thông báo và làm các thủ tục cho người trúng tuyển. Vị trí công việc và nơi công tác sẽ do Cục Trưởng Cục Thuế ra quyết định dựa trên trình độ về bằng cấp và nguyện vọng nơi công tác của người trúng tuyển. Sau khi được tuyển chọn, CBCC mới sẽ được thử việc trong 12 tháng liên tiếp với 85% lương, và được phân công 1 CBCC hướng dẫn 1 người. Kết thức 12 tháng thử việc, người được phân công hướng dẫn, trưởng phòng trực tiếp sẽ đánh giá kết quả thực tập của cán bộ tập sự. Dựa vào kết quả đánh giá tập sự Cục Trưởng Cục Thuế sẽ ra quyết định hoàn thành chế độ tập sự cho người tập sự.

Nhìn chung trong những năm gần đây, ngành Thuế Khánh Hòa thu hút được nhiều đối tượng sinh viên trẻ tốt nghiệp từ các trường đại học chuyên ngành kinh tế, kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng tham gia thi tuyển công chức Thuế. Tuy nhiên do

mô hình thi tuyển công chức tập trung toàn quốc nên còn nhiều thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian dẫn đến một sốứng viên đã tìm công việc khác thay thế.

2.4.4. Đào tạo và thăng tiến

Sau mỗi kỳ tuyển dụng, TCT sẽ mở lớp đào tạo CBCC mới cho cán bộ tập sự, thời gian mỗi khóa học khoảng 2 tháng. Mỗi năm CBCC được cử tham gia các khóa học chuyên môn ngắn hạn do TCT tổ chức như: lớp đào tạo nâng cao kiến thức về kế toán tài chính, lớp bồi dưỡng chuyên môn cho kiểm tra, thanh tra viên, lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cho CBCC.

Ngoài ra mỗi khi Bộ Tài Chính ban hành Thông tư, Nghị định mới hoặc TCT triển khai phần mềm ứng dụng về Thuế mới, TCT sẽ mở lớp đào tạo và Cục Thuế các tỉnh sẽ cử cán bộ đi học, sau đó về đào tạo lại, triển khai áp dụng cho các CBCC Thuế trong tỉnh.

Bên cạnh công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, TCT còn mở các lớp về quản lý nhà nước, kiểm soát viên chính, thanh tra viên chính cho các các bộ công chức Thuế có đủ tiêu chuẩn tham gia. Về công tác đào tạo thạc sỹ, TCT có thông báo triển khai hằng năm, song vẫn chưa thực sự thu hút được NNL trong ngành Thuế Khánh Hòa. Hiện nay, trình độ các bộ công chức ở cấp độ thạc sỹ còn tương đối thấp, chủ yếu công chức tự sắp xếp công việc đi học ở các trường đại học bên ngoài. Kinh phí đào tạo mỗi năm sẽ do TCT cấp về Cục Thuế các tỉnh.

Nhìn chung số lượng các lớp được mở để đào tạo và bồi dưỡng cho CBCC thuế khá nhiều. Tuy nhiên chưa chú trọng đến nội dung đào tạo cũng như quan tâm nhiều đến chất lượng bài giảng, nội dung chưa đi sát với thực tế. Bên cạnh đó thời gian tổ chức đào tạo bồi dưỡng còn kéo dài nhiều ngày, và tổ chức rải rác trong năm dẫn đến CBCC được cử đi học gặp khó khăn trong việc sắp xếp công việc chuyên môn của mình

2.5 Đánh giá hiệu quả làm việc của công chức ngành Thuế Khánh Hòa 2.5.1 Theo đóng góp vào nhiệm vụthu ngân sách nhà nước 2.5.1 Theo đóng góp vào nhiệm vụthu ngân sách nhà nước

Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tình hình thu NSNN của ngành thuế tỉnh Khánh Hòa từ năm 2010 đến năm 2013 được thể hiện trong bảng 2.5 sau đây:

Bảng 2.5 : Kết quả thu NSNN của ngành Thuế Khánh Hòa

Năm

năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tổng số thu (triệu đồng) 3.857.594 4.281.123 5.077.846 6.614 .205

% so với dự toán 121,2 113,1 100 122,5

Nguồn: Báo cáo chi tiết số thu ngoài quốc doanh

Doanh thu của các DN tăng qua các năm dẫn đến số thuế đóng góp vào NSNN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả làm việc của công chức Cục thuế Tỉnh Khánh Hòa (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)