Khái quát về Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả làm việc của công chức Cục thuế Tỉnh Khánh Hòa (Trang 44)

2.1.1. Giới thiệu chung

Tên đầy đủ: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa Cơ quan chủ quản: TCT

Ngày thành lập: 01/10/1990

Trụ sở: số 05 đường Pasteur, phường Xương Huân, Nha Trang, Khánh Hòa Trước năm 1990, bộ máy thu thuế tỉnh Khánh Hòa gồm các đơn vị: Chi cục Thuế Công thương nghiệp, Chi cục thu Quốc doanh và Ban thuế Nông nghiệp trực thuộc Sở Tài chính Vật giá tỉnh Khánh Hòa.

Cùng với việc thành lập hệ thống thuế cả nước theo tinh thần Nghị định số 281/HĐBT ngày 07/08/1990 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) về việc thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 314 TC/QĐ/TCCB ngày 21/08/1990 về việc thành lập Cục Thuế Nhà nước, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa được thành lập và chính thức hoạt động từ 01/10/1990 trên cơ sở sự sáp nhập của các tổ chức: Chi Cục Thuế Công thương nghiệp, Chi cục thu Quốc doanh và Ban thuế Nông nghiệp thuộc Sở Tài chính.

Khi mới thành lập, tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa gồm có 7 Phòng chức năng thuộc Văn phòng Cục Thuế và 7 Chi Cục Thuế huyện, thành phố.

Đến năm 2004, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành kiện toàn sắp xếp lại tổ chức bộ máy toàn ngành với 10 phòng chức năng và 07 Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc.

Từ tháng 06/2011 đến nay, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa một lần nữa tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và ổn định hoạt động cho đến nay với 14 phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế và 08 Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố.

Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa là tổ chức trực thuộc TCT, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo quy định của pháp luật.

Cục Thuế Khánh Hòa có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa 2.1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn

Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xóa nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN.

- Quản lý thông tin về NNT; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về NNT.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho NNT thực hiện chính sách, pháp luật về thuế. - Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ NNT trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, TCT.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi Cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

- Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với NNT; tổ

chức và cá nhân quản lý thu thuế; tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của CQT, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của CQT, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế. - Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.

- Kiến nghị với Tổng cục trưởng TCT những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của TCT về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ.

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xóa nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

- Được quyền yêu cầu NNT, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với CQT để thu thuế vào NSNN.

- Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo qui định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với NNT vi phạm pháp luật thuế.

- Bồi thường thiệt hại cho NNT; giữ bí mật thông tin của NNT; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của NNT theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế.

- Quản lý bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng TCT giao.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

Cục Thuế Khánh Hòa được tổ chức thành 14 phòng và 8 Chi cục thuế trực thuộc. Các Chi cục trực thuộc là:

 Chi cục thuế thành phố Nha Trang

 Chi cục thuế thành phố Cam Ranh

 Chi cục thuế thị xã Ninh Hòa

 Chi cục thuế huyện Vạn Ninh

 Chi cục thuế huyện Diên Khánh

 Chi cục thuế huyện Cam Lâm

 Chi cục thuế huyện Khánh Vĩnh

 Chi cục thuế huyện Khánh Sơn

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngành Thuế tỉnh Khánh Hoà

C C THU T NH KHÁNH HÒA Chi c¯c Thu– Thành ph” Nha Trang Chi c¯c Thu– Thành ph” Cam Ranh Chi c¯c Thu– Th• xã Ninh Hòa Chi c¯c Thu– Huy n V¢n Ninh Chi c¯c Thu– Huy n Diên Khánh Chi c¯c Thu– Huy n Cam Lâm Chi c¯c Thu– Huy n Khánh S¿n Chi c¯c Thu– Huy n Khánh Vanh

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà

Nguồn: Theo QĐ số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Đứng đầu Cục Thuế có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng. Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng TCT và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn. Phó Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

2.2. Đặc thù ngành Thuế Khánh Hòa

Nhiệm vụ chung của Ngành Thuế Khánh Hòa là thu ngân sách nhà nước thông qua Thuế và quản lý Thuế. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung này, TCT phân chia công việc cụ thể của 14 phòng chức năng như sau:

C dZ NG NGUY N XUÂN Dl E’

PHÓ C dZ NG >˙ ¿ vP s v EP PHÓ C dZ NG Kh…vP s v , v PHÓ C dZ NG Tr¥n S˛ Quân PHÒNG THANH TRA THU PHÒNG KI M TRA THU S 1 PHÒNG KI M TRA THU S 2 PHÒNG KI M TRA THU S 3 PHÒNG THU THU NHzP CÁ NHÂN PHÒNG QUuN L Ý VÀ NG CH N THU PHÒNG TIN H C PHÒNG TUYÊN TRUY N VÀ H TR NNT PHÒNG T NG H P – NGHI P V - D TOÁN PHÒNG KÊ KHAI VÀ K TOÁN THU PHÒNG QUuN LÝ CÁC KHOuN THU T vT PHÒNG T CH C CÁN B PHÒNG KI M TRA N I B PHÒNG HÀNH CHÍNH QUuN TR TÀI V vN CH

(1) Phòng/ Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý;

(2) Phòng/ Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ NNT trong phạm vi Cục Thuế quản lý;

(3) Phòng/ Đội Kê khai và Kế toán thuế: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý;

(4) Phòng/ Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý;

(5) Phòng/ Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân: có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế thu nhập cá nhân; kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế;

(6) Phòng/ Đội Quản lý các khoản thu từ đất: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác quản lý các khoản thu từ đất;

(7) Phòng/ Đội Thanh tra thuế: có nhiệm vụ triển khai thực hiện công tác thanh tra NNT trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến NNT thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý;

(8) Phòng/ Đội Kiểm tra thuế số 1, 2, 3: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với NNT thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế;

(9) Phòng/ Đội Kiểm tra nội bộ: có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của CQT, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của CQT và khiếu nại liên quan trong nội bộ CQT, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của CQT, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.;

(10) Phòng/ Đội Tin học: có nhiệm vụ tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ

công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý.;

(13) Phòng/ Đội Tổ chức cán bộ: có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế.;

(14) Phòng/ Đội Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ: có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.

Mỗi Chi cục Thuế cũng có 14 đội chức năng có nhiệm vụ tương tự như trên đối với NNT thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của từng Chi cục Thuế.

Do đặc điểm công việc ngành Thuế thường xuyên tiếp xúc với NNT là cá nhân và các DN nên đòi hỏi mỗi CBCC thuế không chỉ là am hiểu và thường xuyên cập nhật các chính sách mới về Thuế mà còn có tinh thần phục vụ tốt để kịp thời tư vấn, giải đáp thắc mắc cho NNT cũng như trong công tác thanh tra, kiểm tra NNT.

2.3 Nguồn nhân lực ngành Thuế tỉnh Khánh Hòa 2.3.1. Về số lượng CBCC 2.3.1. Về số lượng CBCC

Cơ cấu lao động ngành Thuế tỉnh Khánh Hòa qua các năm biến động không nhiều trong khi số lượng NNT ngành Thuế quản lý lại tăng nhanh, nhiệm vụ thu ngày càng lớn. Việc thiếu hụt một số lượng lớn NNL trong một thời gian dài đã khiến cho Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa gặp rất nhiều khó khăn, áp lực trong quá trình củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành thời gian qua.

Mặc dù Cục Thuế đã hết sức cố gắng tập trung đến mức tối đa nhưng nguồn lực công chức làm công tác thanh tra kiểm tra thuế hiện vẫn còn quá mỏng không đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ DN được thanh tra kiểm tra hàng năm rất thấp so với tổng số DN đang quản lý trên địa bàn dẫn đến hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thấp.

Bảng 2.1 Số lượng CBCC toàn ngành Thuế Khánh Hòa

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1 Số người lao động 595 585 623 608 624

Trong những năm gần đây do nguồn ngân sách Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, TCT tổ chức thi tuyển dụng công chức thuế 2 năm 1 lần. Trong khi đó số lượng CBCC lớn tuổi nghỉ hưu qua mỗi năm đều tăng, do vậy số lượng CBCC được tuyển dụng mới vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lao động trong ngành Thuế Khánh Hòa trong bối cảnh nhiệm vụ thu ngân sách ngày càng nặng nề và phức tạp.

2.3.2 Về chất lượng và cơ cấu lao động

Cơ cấu CBCC theo trình độ học vấn :

Bảng 2.2 : Cơ cấu CBCC theo trình độ học vấn

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1 Số người lao động (Người)

Trong đó 595 585 623 608 624

Đại học và trên đại học(Người) 321 328 373 376 405,6 2

Tỷ lệ (%) 54% 56% 59,87% 61,90% 65%

Cao đẳng và trung học chuyên

nghiệp(Người) 274 257 250 232 218

3

Tỷ lệ (%) 46% 44% 40,13% 38,10% 35%

Nguồn: Báo cáo nhân sự ngành Thuế Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả làm việc của công chức Cục thuế Tỉnh Khánh Hòa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)