Lương và phúc lợi

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả làm việc của công chức Cục thuế Tỉnh Khánh Hòa (Trang 54)

Thu nhập của CBCC ngành Thuế bao gồm: các khoản tiền lương, tiền trợ cấp (lễ, Tết), tiền công lao động ngoài giờ, công tác phí. Mức thu nhập của công chức được tính dựa trên hệ số lương, phụ cấp chức vụ, mức lương cơ bản và hệ số ngành. Tiền lương được trả một lần đầu tháng.

Ngành Thuế Khánh Hòa là một cơ quan Nhà nước do đó cơ chế lương của công chức phải theo khung Nhà nước. Sự khó khăn về kinh tế trong những năm gần đây đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng lên cao, song lộ trình tăng lương của nhà nước vẫn còn chậm, nên đời sống của CBCC gặp khó khăn. Do đó chưa thực sự thu hút nhiều nhân tài vào làm trong ngành.

Ngoài tiền lương hàng tháng, CBCC ngành Thuế Khánh Hòa cũng được quan tâm thông qua các khoản phúc lợi và thu nhập tăng thêm từ hệ số lương nhằm động viên, phát huy năng lực CBCC. Mỗi dịp 8tháng 3 hay ngày Phụ nữ Việt Nam, Ban chấp hành công đoàn phối hợp với cơ quan tổ chức các buổi đi chơi dã ngoại cho chị em phụ nữ, tổ chức khen thưởng động viên các chị em có thành tích xuất sắc trong công việc.

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, ngành Thuế Việt Nam nói chung và ngành Thuế Khánh Hòa nói riêng đặc biệt quan tâm đến nguồn cung cấp ứng viên để tăng cường nhân sự cho các đơn vị. Để làm tốt được điều này, ngành đã sử dụng nhiều nguồn cung ứng khác nhau như tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển

bằng cách thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua

hình thức luân chuyển trong nội bộ ngành Thuế Khánh Hòa. Do nguồn tuyển dụng chủ yếu là nguồn sinh viên các trường đại học - những đối tượng này chưa có kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và các chính sách luật Thuế - nên hằng năm Tổng cục Thuế (TCT) đều tổ chức các lớp bồi dưỡng đào tạo dành riêng cho công chức mới tuyển dụng.

Ngành Thuế Khánh Hòa là cơ quan nhà nước trực thuộc TCT, do đó công tác tuyển dụng luôn chịu sự quản lý của TCT. Cụ thể:

- Công tác tuyển mộ và tuyển dụng nhân sự ở các Cục Thuế các tỉnh do TCT chỉ đạo trực tiếp. Từ việc phân tích công việc cụ thể cho từng bộ phận, Cục Thuế sẽ tiến hành báo cáo cho TCT nhu cầu nhân sự cán bộ thuế của tỉnh, dựa theo đề xuất của các Cục Thuế, ngân sách nhà nước TCT sẽ đề ra chỉ tiêu tuyển dụng cho từng Cục Thuế các tỉnh.

- TCT sẽ ra thông báo thi tuyển công chức Thuế, Cục Thuế các tỉnh sẽ tiến hành nhận, quản lý và phân loại hồ sơ của thí sinh, sau đó lên danh sách các thí sinh thi tuyển và gửi thông báo về cho từng thí sinh. Địa điểm, công tác tổ chức thi tuyển do TCT phối hợp với các Cục Thuế. TCT sẽ thành lập hội đồng chấm thi vào gửi kết quả về cho các Cục Thuế.

- Cục Thuế tiến hành thông báo và làm các thủ tục cho người trúng tuyển. Vị trí công việc và nơi công tác sẽ do Cục Trưởng Cục Thuế ra quyết định dựa trên trình độ về bằng cấp và nguyện vọng nơi công tác của người trúng tuyển. Sau khi được tuyển chọn, CBCC mới sẽ được thử việc trong 12 tháng liên tiếp với 85% lương, và được phân công 1 CBCC hướng dẫn 1 người. Kết thức 12 tháng thử việc, người được phân công hướng dẫn, trưởng phòng trực tiếp sẽ đánh giá kết quả thực tập của cán bộ tập sự. Dựa vào kết quả đánh giá tập sự Cục Trưởng Cục Thuế sẽ ra quyết định hoàn thành chế độ tập sự cho người tập sự.

Nhìn chung trong những năm gần đây, ngành Thuế Khánh Hòa thu hút được nhiều đối tượng sinh viên trẻ tốt nghiệp từ các trường đại học chuyên ngành kinh tế, kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng tham gia thi tuyển công chức Thuế. Tuy nhiên do

mô hình thi tuyển công chức tập trung toàn quốc nên còn nhiều thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian dẫn đến một sốứng viên đã tìm công việc khác thay thế.

2.4.4. Đào tạo và thăng tiến

Sau mỗi kỳ tuyển dụng, TCT sẽ mở lớp đào tạo CBCC mới cho cán bộ tập sự, thời gian mỗi khóa học khoảng 2 tháng. Mỗi năm CBCC được cử tham gia các khóa học chuyên môn ngắn hạn do TCT tổ chức như: lớp đào tạo nâng cao kiến thức về kế toán tài chính, lớp bồi dưỡng chuyên môn cho kiểm tra, thanh tra viên, lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cho CBCC.

Ngoài ra mỗi khi Bộ Tài Chính ban hành Thông tư, Nghị định mới hoặc TCT triển khai phần mềm ứng dụng về Thuế mới, TCT sẽ mở lớp đào tạo và Cục Thuế các tỉnh sẽ cử cán bộ đi học, sau đó về đào tạo lại, triển khai áp dụng cho các CBCC Thuế trong tỉnh.

Bên cạnh công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, TCT còn mở các lớp về quản lý nhà nước, kiểm soát viên chính, thanh tra viên chính cho các các bộ công chức Thuế có đủ tiêu chuẩn tham gia. Về công tác đào tạo thạc sỹ, TCT có thông báo triển khai hằng năm, song vẫn chưa thực sự thu hút được NNL trong ngành Thuế Khánh Hòa. Hiện nay, trình độ các bộ công chức ở cấp độ thạc sỹ còn tương đối thấp, chủ yếu công chức tự sắp xếp công việc đi học ở các trường đại học bên ngoài. Kinh phí đào tạo mỗi năm sẽ do TCT cấp về Cục Thuế các tỉnh.

Nhìn chung số lượng các lớp được mở để đào tạo và bồi dưỡng cho CBCC thuế khá nhiều. Tuy nhiên chưa chú trọng đến nội dung đào tạo cũng như quan tâm nhiều đến chất lượng bài giảng, nội dung chưa đi sát với thực tế. Bên cạnh đó thời gian tổ chức đào tạo bồi dưỡng còn kéo dài nhiều ngày, và tổ chức rải rác trong năm dẫn đến CBCC được cử đi học gặp khó khăn trong việc sắp xếp công việc chuyên môn của mình

2.5 Đánh giá hiệu quả làm việc của công chức ngành Thuế Khánh Hòa 2.5.1 Theo đóng góp vào nhiệm vụthu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả làm việc của công chức Cục thuế Tỉnh Khánh Hòa (Trang 54)