Kết quả điều tra tại tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 - CP (Trang 56)

2.3.2.1. Hiện trạng nông dân không có đất sản xuất và biến động đất đai:

Việc giao đất trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh đã đảm bảo hầu hết các hộ dân tham gia sản xuất nông nghiệp đều được giao đất. Tuy nhiên vẫn có những ý kiến cho rằng đối tượng sinh sau thời điểm giao ruộng đến nay vẫn không có đất sản xuất, trong khi đó một số hộ không có nhu cầu sản xuất hoặc đã chuyển khẩu đi nơi khác, những khẩu đã chết đi vẫn còn đất sản xuất.

Lãnh đạo tỉnh cho biết thực tế trên địa bàn tỉnh , một số hộ dân di cư từ nhiều địa phương khác đến mua đất để sản xuất hoặc sống tại địa phương nhưng thời điểm giao đất lại đang đi làm ăn xa không có ở nhà . Cũng có những trường hơ ̣p con của cán bộ , công nhân , viên chức Nhà nước sống tại địa phương đến tuổi lao động

53

nhưng chưa có việc làm , nhưng không đươ ̣c giao đất . Chính những yếu tố này đã tạo nên sự bất hợp lý và mất công bằng ngay trong quá trình giao đất.

Qua tổng hợp số liệu điều tra xã hội học 900 hộ dân của tỉnh Bắc Ninh cho thấy tỉ lệ đối tượng này như sau:

- Những người sống chính bằng nông nghiệp cư trú tại địa phương nhưng chưa có hộ khẩu thường trú mà được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận nhưng không được giao đất chiếm 39,2%;

- Xã viên hợp tác xã nông nghiệp trước đây đã chuyển sang làm ở hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp hoặc các hợp tác xã thuộc lĩnh vực khác nay không có việc làm, trở lại làm nông nghiệp không được giao đất chiếm 26,7%;

- Con của cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm nhưng không được giao đất chiếm 31,3%;

- Cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và bộ đội nghỉ mất sức, hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giảm biên chế, được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc chỉ được hưởng trợ cấp một số năm về sống thường trú tại địa phương nhưng không được giao đất chiếm 34,3%.

Bảng 2.27: Tỉ lệ đối tượng không được giao đất

Đối tƣợng giao đất Gia Bình Huyện

(1) Huyện Thuận Thành (2) Huyện Tiên Du (3) Tỉnh Bắc Ninh (1+2+3)/3 Những người sống chính bằng nông nghiệp chưa có hộ khẩu thường trú

34,7% 48,9% 34,0% 39,2%

Xã viên đã chuyển sang phi nông nghiê ̣p nhưng không có việc làm

26,1% 30,4% 23,7% 26,7%

Con của cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước sống tại đi ̣a phương

27,8% 34,5% 31,7% 31,3%

Cán bộ, công nhân, viên chức, công an, bộ đội nghỉ mất sức, sống thường trú tại địa phương

22,4% 41,3% 39,0% 34,3%

54 Bảng 2.28: Thực trạng sử dụng đất Chỉ tiêu Huyện Gia Bình (1) Huyện Thuận Thành (2) Huyện Tiên Du (3) Tỉnh Bắc Ninh (1+2+3)/3

Tổng diê ̣n tích đất được giao 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Đang sản xuất kinh doanh 95,3% 95,7% 92,4% 94,5% Đã chuyển nhượng,cho thừa

kế 1,3% 3,2% 2,3% 2,3%

Trong đó chuyển nhượng

trong gia đình 1,6% 2,5% 1,7% 1,9%

Đã thu hồi 3,3% 1,1% 5,3% 3,2%

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai

Nhìn qua số liệu đã điều tra khảo sát tại 3 huyện của tỉnh Bắc Ninh , có thể thấy 94,5% diê ̣n tích đất đã giao được sử du ̣ng cho sản xuất kinh doanh , 2,3% diê ̣n tích đất chuyển nhượng , trong đó chuyển nhượng trong gia đình chiếm 1,9% , còn lại là diện tích đất thu hồi để sử dụng vào mục đích khác chiếm 3,2%.

2.3.2.2. Khả năng tích tụ đất đai

Viê ̣c khuyến khích tích tu ̣ đất đai để thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nông nghiê ̣p là mô ̣t chủ trương hết sức đúng đắn . Tuy nhiên, vẫn còn có những cản trở nhất đi ̣nh đến quá trình tích tu ̣ đất đai.

Tổng hợp số liệu điều tra liên quan đến tích tụ đất đai tại tỉnh Bắc Ninh cho thấy khoảng 50% số hộ được hỏi cho rằng do đất đai quá manh mún, phân tán đã cản trở đến vấn đề tích tụ đất đai; trong khi đó có 18-28% được hỏi cho rằng thiếu vốn để sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ngoài ra có khoảng dưới 10% cho rằng do đất đai cằn cỗi, do lo ngại tiêu thụ sản phẩm, nông dân thờ ơ…..

Bảng 2.29: Các yếu tố cản trở đến tích tụ đất đai Chỉ tiêu Huyện Tiên Du Huyện Thuận Thành Huyện Gia Bình

Đất đai quá manh mún, phân tán 50,0% 47,0% 47,7%

Hạn mức diện tích 6,7% 16,3% 21,3%

Nông dân thờ ơ, không quan tâm 5,0% 3,0% 1,7%

Thiếu vốn để SX hàng hóa quy mô lớn 28,3% 19,7% 18,3% Thiếu kinh nghiê ̣m quản lý 7,0% 8,3% 7,7%

Thiếu ý tưởng kinh doanh 1,0% 0,7% 1,3%

Lo nga ̣i khó tiêu thu ̣ sản phẩm 9,7% 9,3% 3,0%

Đất đai cằn cỗi 1,3% 0,0% 0,0%

Lý do khác... 0,0% 0,0% 0,0%

55

Qua nghiên cứu số liệu điều tra tại 3 huyện của tỉnh Bắc Ninh , cho thấy phần diện tích đất nông nghiệp giữ lại cho mục đích công ích chủ yếu là sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp , đa số người dân mong muốn thời ha ̣n thuê đất là trên 5 đến 10 năm chiếm khoảng 67,1%. Có khoảng 24,1% số ý kiến cho rằng thời ha ̣n thuê đất trên 10 năm mới hợp lý, trong khi đó chỉ trung bình khoảng 8,8% cho rằng thời hạn thuê đất công ích từ không quá 5 năm là phù hợp.

Bảng 2.30: Thời ha ̣n thuê đất công ích

Huyê ̣n Không quá 5 năm Tƣ̀ 5 đến 10 năm Trên 10 năm

Huyê ̣n Tiên Du 7,0% 60,7% 32,3%

Huyê ̣n Thuận Thành 14,3% 65,3% 20,3%

Huyê ̣n Gia Bình 5,0% 75,3% 19,7%

Trung Bình 8,8% 67,1% 24,1%

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai 2.3.2.3. Ý kiến về chính sách giao lại đất khi hết thời hạn

Nhìn chung qua điều tra 3 huyện của tỉnh Bắc Ninh cho thấy đa phần các hộ dân đều không muốn giao lại đất, các hộ đều cho rằng hiện đất đai đang sử dụng ổn định, tại địa phương đã tiến hành dồn điền, đổi thửa nên chỉ muốn được gia hạn thêm hoặc giao không thời hạn để yên tâm sản xuất. Tỉ lệ các hộ có ý kiến không giao lại đất chiếm trung bình khoảng 66,5%. Cá biệt có 3 xã gồm xã Đại Đồng Thành, xã Đông Cứu, xã Lãng Ngâm tỉ lệ hộ đồng ý giao lại đất lên tới trên 42% bởi vì 3 xã tập trung nhiều khu công nghiệp, lượng đất nông nghiệp bị thu hồi khá lớn, cộng thêm số người mới sinh đến độ tuổi lao động không có đất canh tác nên nhiều hộ muốn giao lại để có thêm đất canh tác cho họ hàng, con cháu.

Bảng 2.31: Ý kiến của hộ gia đình, cá nhân về chính sách thu hồi đất để giao lại đất theo mặt bằng lao động mới

Huyê ̣n Không Không có ý kiến

Huyê ̣n Tiên Du Xã Hiên Vân 14,9% 78,7% 6,4% Xã Tân Chi 3,1% 60,9% 36,0% Xã Lạc Vệ 9,0% 88,8% 2,2% Huyê ̣n Thuận Thành Xã Xuân Lâm 22,2% 64,2% 13,6% Xã Đại Đồng Thành 42,4% 45,5% 12,1% Xã Ngĩa Đạo 1,0% 92,0% 7,0% Huyê ̣n Gia Bình Thị Trấn Gia Bình 12,7% 85,7% 1,6% Xã Đông Cứu 53,0% 39,5% 7,5% Xã Lãng Ngâm 53,0% 43,0% 4,0% Trung Bình 23,5% 66,5% 10,0%

56

Như vậy tổng hợp số liệu điều tra ý kiến đối với các hộ không bị thu hồi đất thì đa phần đều cho rằng sau khi hết thời hạn giao đất, nhà nước không nên giao lại đất. Ngược lại các hộ bị thu hồi đất khi được hỏi thì đều có ý kiến đồng ý với phương án giao lại đất, đồng thời tỉnh Bắc Ninh lại là một tỉnh có nhiều biến động lớn về sử dụng đất khiến cho tỉ lệ trung bình các hộ có ý kiến đồng ý với chính sách thu hồi đất để giao lại đất theo mặt bằng lao động mới lên tới 23,5%

Qua các kết quả trao đổi với các hộ không bị thu hồi đất có ý kiến đồng ý giao lại đất cho thấy trung bình khoảng trên 60% các hộ này cho rằng không nên giao lại đất cho hộ đã nhận tiền bồi thường và lập quỹ đất công ích để cho các hộ bị thu hồi thuê lại. Trong khi đó cũng có một số ít ý kiến cho rằng nên giao lại đất cho hộ đã nhận tiền bồi thường và lập quỹ đất công ích để cho các hộ bị thu hồi thuê lại, tập trung chủ yếu tại các xã Xuân Lâm, Đại Đồng Thành, Đông Cứu, Lãng Ngâm. Còn lại là các hộ không có ý kiến gì về vấn đề này.

Bảng 2.32: Ý kiến của hộ gia đình, cá nhân không bị thu hồi đất về việc có nên lập quỹ đất công ích để cho thuê hoặc giao thêm cho hộ bị thu hồi đất

Huyê ̣n Không Không có ý kiến

Huyê ̣n Tiên Du Xã Hiên Vân 4,0% 60,0% 36,0% Xã Tân Chi 0,0% 54,5% 45,5% Xã Lạc Vệ 2,7% 86,5% 10,8% Huyê ̣n Thuận Thành Xã Xuân Lâm 35,0% 55,0% 100% Xã Đại Đồng Thành 45,1% 47,1% 7,8% Xã Ngĩa Đạo 0,0% 25,0% 75,0% Huyê ̣n Gia Bình Thị Trấn Gia Bình 0,0% 75,0% 25,0% Xã Đông Cứu 21,6% 73,0% 5,4% Xã Lãng Ngâm 17,0% 79,0% 4,0%

57

Bảng 2.33: Ý kiến của hộ gia đình, cá nhân không bị thu hồi đất về việc có nên giao lại đất cho hộ đã nhận tiền bồi thường

Huyê ̣n Không Không có ý kiến

Huyê ̣n Tiên Du Xã Hiên Vân 4,0% 60,0% 36,0% Xã Tân Chi 0,0% 50,0% 50,0% Xã Lạc Vệ 2,7% 83,8% 13,5% Huyê ̣n Thuận Thành Xã Xuân Lâm 33,3% 50,0% 16,7% Xã Đại Đồng Thành 29,4% 62,7% 7,8% Xã Ngĩa Đạo 0,0% 25,0% 75,0% Huyê ̣n Gia Bình Thị Trấn Gia Bình 25,0% 50,0% 25,0% Xã Đông Cứu 40,5% 51,4% 8,1% Xã Lãng Ngâm 24,0% 72,0% 4,0%

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra củaTrung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai 2.3.2.4. Những kết luận về kết quả điều tra tại Bắc Ninh

Qua nghiên cứu số liệu điều tra tại tỉnh Bắc Ninh cho thấy đây là một tỉnh đồng bằng có tỉ lệ đất nông nghiệp cao. Trên địa bàn tỉnh việc thực hiện Nghị định 64-CP được áp dụng giao theo suất tính cho số nhân khẩu của từng hộ. Được người dân đồng tinh hưởng ứng nên toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn đều đã được giao cho nông dân. Mặc dù vậy trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi những bất hợp lý, đối tượng không được giao đất có trung bình trên 31% số đối tượng thuộc 4 nhóm: những người sống chính bằng nông nghiệp chưa có hộ khẩu thường trú; xã viên đã chuyển sang phi nông nghiê ̣p nhưng không có việc làm ; con của cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước sống tại đi ̣a phương không có việc làm; Cán bộ, côn nhân viên chức, công an, bộ đội nghỉ mất sức, sống thường trú tại địa phương đều không được giao đất.

Là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp, đô thị mới nên biến động về sử dụng đất lớn và diễn ra phổ biến. Theo thống kê số liệu điều tra 900 hộ dân của tỉnh Bắc Ninh cho thấy trung bình có tới 3,2% diện tích đất nông nghiệp được giao đã bị thu hồi sử dụng vào mục đích khác . Bởi vậy khi các hộ dân được hỏi ý kiến về chính sách thu hồi đất để giao lại đất theo mặt bằng lao động mới có trung bình 23,5% số người đồng ý giao lại, vượt trội so với khu vực miền núi có ruộng đất

58

nguồn gốc là khai hoang. Đặc biệt tại khu vực xã Lãng Ngâm và Đông Cứu có tới trên 50% số hộ được hỏi đồng ý giao lại đất theo mặt bằng lao động mới do là nơi có lượng đất thu hồi lớn.

Với nhứng điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp thì yếu tố cản trở tích tụ đất đai của địa phương chỉ còn là đất đai quá manh mún phân tán và thiếu vốn đầu tư sản xuất quy mô lớn. Mặc dù việc thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa ở nơi đây thực hiện được tương đối hiệu quả nhưng diện tích của các thửa vẫn còn quá nhỏ để áp dụng công nghệ cao vào sản xuất. Đồng thời yếu tố thời hạn sử dụng đất ngày một ngắn lại khiến cho người dân không muốn đầu tư dài hạn vào đất.

Phần đất công ích được giữ lại để cho thuê thì thời hạn quá ngắn hầu như các hộ dân được hỏi đều cho rằng nên tăng thời hạn thuê đất công ích và tập trung chủ yếu ý kiến vào thời hạn 5-10 năm.

Khi các hộ nông dân không bị thu hồi được hỏi ý kiến về việc có nên giao lại đất cho hộ đã nhận tiền bồi thường và lập quỹ đất cho các hộ này thuê lại thì đa phần các hộ đều không đồng ý giao lại mà chỉ nên lập quỹ đất cho các hộ này thuê lại đất để canh tác. Cá biệt có các xã có số hộ bị thu hồi đất nhiều thì tỉ lệ đồng ý có tăng nhưng cũng không quá 45,1%, chủ yếu là các do các hộ này muốn giao lại để con các và họ hàng có đất canh tác chở lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 - CP (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)