Phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng phương án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 - CP (Trang 73)

a) Ưu điểm, nhược điểm của phương án giao lại ruộng đất (giao đất có thời hạn)

- Ưu điểm:

+ Giảm manh mún ruộng đất nhưng không nhiều do dân số tăng nhanh, thiếu việc làm,.

+ Giải quyết được vấn đề tồn tại: người mới sinh không có ruộng và người đã chết hay đã chuyển đi mà vẫn có ruộng sản xuất.

+ Vẫn giữ giao đất có thời hạn nên đảm bảo được tính sở hữu toàn dân về ruộng đất.

- Nhược điểm:

+ Khó áp dụng cho các vùng không có những biến động lớn về sử dụng đất nông nghiệp. Do người có nhiều đất thì không muốn giao lại, hay tại một số khu

70

vực miền núi đất nông nghiệp chủ yếu là khai hoang đã có giấy tờ hoặc khai hoang mới chưa có giấy tờ.

+ Tốn kém về kinh tế, do khi giao lại thì sẽ phải đo đạc và xác định lại toàn bộ các thửa ruộng…

+ Xảy ra tình trạng đấu tranh đòi quyền lợi của các hộ có đất nông nghiệp do cha ông khai hoang để lại nay lại bị thu hồi và giao lại một phần nhỏ hoặc không giao do trong nhà số lượng lao động nông nghiệp không còn nhiều hoặc đã chuyển hết sang lao động phi nông nghiệp nhưng vẫn sản xuất nông nghiệp trên đất cha ông dưới hình thức cho thuê. Đây là mối đe dọa lớn dễ gây nên bất ổn về lương thực do mâu thuẫn liên miên khó giải quyết khiến đất đai bị bỏ hoang và các đối tượng lợi dụng gây nên bất ổn về chính trị.

+ Không kích thích chuyển đổi lực lượng lao động mới sinh dễ đào tạo sang lao động phi nông nghiệp.

b) Ưu điểm, nhược điểm của phương án kéo dài thời hạn -Ưu điểm:

+ Vẫn giữ giao đất có thời hạn nên đảm bảo được tính sở hữu toàn dân về ruộng đất.

+ Người dân yên tâm và chủ động đầu tư sản xuất vì khi hết hạn sử dụng đất

họ có thể tiếp tục được gia hạn thêm.

+ Người sử dụng đất luôn muốn sử dụng ổn định không muốn thay đổi, nên được đa số ủng hộ, nhất là tại các khu vực miền núi mà chủ yếu đất nông nghiệp là tự khai hoang.

+ Hạn chế được tình trạng sử dụng sai mục đích hay có những vi phạm trong sử dụng đất. Các diện tích đất không còn phù hợp với quy hoạch thì được thu lại để sử dụng vào mục đích phù hợp.

+ Khuyến khích được người dân thuê đất để tích tụ đất đai vì nếu đất sử dụng đúng quy hoạch thì không phải lo lắng gì về thời hạn nữa.

- Nhược điểm:

+ Đây chỉ là phương án chắp vá bởi khi thời hạn gia hạn cho đất được giao sắp hết thì hộ dân không biết đất của mình có được đủ điều kiện để gia hạn tiếp hay không.

+ Mặc dù đã có quy định của pháp luật về giao hạn đối với đất được giao, đấu thầu, cho thuê… nhưng chưa có quy định cụ thể nào về các chỉ tiêu, chuẩn mực

71

làm thước đo cho việc đủ điều kiện gia hạn tiếp. Điều này phụ thuộc hoàn toàn và cán bộ địa phương nên dễ dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu.

+ Người dân rơi vào tình trạng ngồi chờ chính sách bởi đất giao có thời hạn nên khi hết thời hạn thì dễ dàng bị áp dụng chính sách mới.

+ Người sử dụng đất có đầu tư lớn lắm cũng chỉ tính quay vòng vẻn vẹn trong thời gian ít hơn 20 năm, không muốn đầu tư chiều sâu vì đất giao có thời hạn thì không thể để thừa kế cho con cái sau này.

+ Phương án này không giải quyết được cả hai vấn đề là lo ngại của người dân mỗi khi thời hạn sử dụng đất sắp hết và tình trạng đất đai manh mún; vì vậy không khích thích được người dân tích tụ đất đai sản xuất quy mô lớn với đầu tư chiều sâu về công nghệ.

c) Ưu điểm, nhược điểm của phương xóa bỏ thời hạn - Ưu điểm:

+ Do bản chất tập quán của người dân Việt Nam là sử dụng ổn định không muốn thay đổi, nên được đa số ủng hộ, nhất là tại các khu vực miền núi mà chủ yếu đất nông nghiệp là tự khai hoang.

+ Giảm tốn kém về kinh tế, do không phải đo đạc và xác định lại toàn bộ các thửa ruộng…

+ Nếu kết hợp với chuyển đổi ruộng đất (xắp xếp lại ruộng đất) thì sẽ giải quyết được vấn đề manh mún ruộng đất và hình thành các vùng chuyên canh cây hàng năm, lâu năm kĩ thuật cao ở những nơi đất kém, xa không trồng được lúa nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Do chuyển sang giao không thời hạn nên người dân yên tâm đầu tư sản xuất hoặc những người có vẫn muốn giữ ruộng nhưng không sản xuất trực tiếp thì có thể cho những người có nhu cầu thuê để tập trung ruộng đất sản xuất.

+ Người dân yên tâm đầu tư sản xuất có chiều sâu công nghệ và quy mô lớn vào đất vì đất giao sử dụng vô thời hạn nên đầu tư nhiều thì sau này con cháu mình thừa kế sẽ được hưởng.

- Nhược điểm:

- Tồn tại tình trạng người sinh sau thì không có đất sản xuất nhưng những người đã chết đi rồi thì vẫn còn đất sản xuất.

- Đất đai tồn tại một lượng lớn trong tay những người không có nhu cầu hay sản xuất kém nhưng người sản xuất giỏi và có nhu cầu thì không có đất sản xuất.

72

Chủ yếu là vì tâm lý giữ đất do việc đào tạo chuyển đổi nghề và đầu ra việc làm cho lao động sau đào tạo còn yếu.

- Vấn đề khi giao đất nông nghiệp vô thời hạn cho người dân là làm sao vẫn phải đảm bảo tính sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất.

- Phương thức này có thể dẫn tới tình trạng đầu cơ đất đai, hình thành tầng lớp địa chủ mới sống bằng phát canh thu tô, làm tăng chi phí sản xuất nông nghiệp; có thể có các chế tài khác để hạn chế nhưng dù sao cũng là một nguy cơ lớn.

Qua những phât tích trên đưa cho thấy những kết quả tổng hợp sau: Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả phân tích SWOT

Phƣơng

án Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Giao lại đất khi hết thời hạn

- Đảm bảo tính sở hữu toàn dân về ruộng đất.

- Giảm manh mún ruộng đất - Giao đất được cho cả những người mới sinh và những đối tham gia sản xuất nông nghiệp trước đây chưa được giao.

- Khó áp dụng cho những khu vực miền núi ít biến động về sử dụng đất. - Tốn kém kinh tế khi thực hiện

- Bất ổn chính trị do các hộ có đất nông nghiệp là do ông cha khai hoang để lại thu hồi để giao lại sẽ đấu tranh đòi quyền lợi.

- Không thu hút được lực lượng lao động trẻ đào tạo chuyển sang lao động phi nông nghiệp

Kéo dài thời hạn

- Đảm bảo tính sở hữu toàn dân về ruộng đất.

- Người dân yên tâm vì thời hạn sử dụng đất được lâu hơn và được gia hạn khi hết hạn sử dụng.

- Hạn chế một phần việc sử dụng đất sai mục đích do thời gian đủ dài để sản xuất nông nghiệp.

- Kích thích được việc tích tụ đất đai để sản xuất quy mô lớn

- Tồn tại những nhóm đối tượng có nhu cầu tham gia sản xuất nông nghiệp nhưng không được giao đất. - Người dân lo lắng mỗi khi sắp hết thời hạn giao đất, do không rõ mình có được gia hạn tiếp không.

- Sảy ra nhũng nhiễu mỗi khi xét điều kiện gia hạn giao đất.

- Đất giao có thời hạn nên không để thừa kế cho con cái được nên người có tâm lý không muốn đầu tư quá dài hạn vào đất.

- Người dân chỉ tính đầu tư trong 20 năm

- Người dân rơi vào tình trạng ngồi chờ chính sách mỗi khi thời hạn sử dụng đất sắp hết nên sẽ không muốn tiếp tục đầu tư dài hạn vào đất.

73

Phƣơng án Ƣu điểm Nhƣợc điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xóa bỏ thời hạn

- Nhận được đa số sự ủng hộ của người dân đặc biệt là các khu vực miền núi.

- Giảm tốn kém do không phải đo đạc xác định lại các thửa đất.

- Người dân yên tâm đầu tư vào đất vì khi con cháu họ thừa kế thì giá trị sử dụng không hề giảm do không có thời hạn.

- Kích thích được việc tích tụ ruộng đất dưới hình thức thuê đất để đầu tư sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

- Tồn tại những nhóm đối tượng có nhu cầu tham gia sản xuất nông nghiệp nhưng không được giao đất.

- Chính sách phải quy định cụ thể về quyền hạn và nghĩ vụ của người sử dụng ruộng đất để đảm bảo tính sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất.

- Phương thức có thể dẫn tới tình trạng đầu cơ ruộng đất, nguy cơ hình thành tầm lớp địa chủ mới nên cần có biện pháp giải quyết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 - CP (Trang 73)