Phương án giao lại ruộng đất (giao đất có thời hạn)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 - CP (Trang 71)

Phương án này là thực hiện thu hồi lại toàn bộ ruộng đất sản xuất nông nghiệp đã giao theo Nghị định 64-CP để giao lại theo mặt bằng lao động nông nghiệp mới. Để thực hiện cần đo đạc xác định lại toàn bộ diện tích đất nông nghiệp so với thực tế sử dụng, điều tra xác định số khẩu lao động nông nghiệp tại thời điểm thực hiện. Hơn nữa, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phải được quy hoạch cụ thể đến từng khu vực chuyên canh trước khi thực hiện giao đất cho các hộ dân.

Cụ thể, việc giao lại đất phải thực hiện trên cơ sở phương án giao đất hợp lý theo quy hoạch và đảm bảo công bằng xã hội, nội dung các việc cần làm bao gồm:

+ Phải có quy hoạch chi tiết về giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu đến từng thửa ruộng và khu vực chuyên canh, đảm bảo các phương tiện máy móc phục vụ sản xuất có thể dễ dàng tiếp cận đến từng thửa ruộng.

+ Đánh giá từng loại đất để lập hệ số đánh giá đất cho từng loại, phần đất kém màu mỡ sẽ có hệ số thấp vì vậy diện tích mỗi thửa sẽ lớn hơn, phù hợp với những người có nhu cầu đầu tư quy mô lớn áp dụng công nghệ vào sản xuất, lập những vùng chuyên canh loại cây có khả năng thích nghi để đem lại năng suất cao.

+ Phải quy định trong phương án giao diện tích tối thiểu cho một thửa đối với từng loại đất để tránh bị chia nhỏ, manh mún.

+ Phương án giao được áp dụng giao theo suất, mỗi suất tương ứng với một giá trị hệ số được quy định, thông qua đó có căn cứ để xác định diện tích cần giao.

+ Vẫn giữ nguyên quy định về hạn mức giao đất, phần vượt hạn mức sẽ được sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân thuê để sản xuất.

+ Khuyến khích các hộ dân thuê đất để tập trung đầu tư sản xuất quy mô lớn. Xác định thời hạn giao đất mới sao cho hợp lý là việc cần làm. Theo khảo sát trực tiếp ý kiến của cán bộ quản lý ở địa phương, người sử dụng đất và tổng hợp số liệu thống kê về các chỉ tiêu cho thấy thời hạn sử dụng đất 20 năm là quá ngắn. Đề xuất thời hạn giao mới là trên 50 năm, để có đủ thời gian cho người sử dụng đất có thể đầu tư cải tạo đất phát triển vùng chuyên canh quy mô lớn, thu hồi vốn và có lãi. Trong sản xuất lớn, ít nhất phải mất 10 năm để cải tạo đất, hình thành một khu chuyên canh cây ăn quả hay nuôi trồng thủy sản để bắt đầu thu hồi vốn. Sau 10 năm

68

thu hồi vốn mới bắt đầu thu lãi hoặc có thể kéo dài hơn do có những năm mất mùa, chủ sử dụng phải chịu thiệt hại. So với độ tuổi lao động của một đời người, một người bắt đầu lao động từ khoảng 20 tuổi khi hết thời hạn giao đất thì người đó cũng đã già.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 - CP (Trang 71)