2.3.1.1. Hiện trạng nông dân không có đất sản xuất và biến động đất đai
Nhìn chung trên địa bàn tỉnh Hà Giang về cơ bản , viê ̣c giao đất đã đảm bảo đa số các hô ̣ tham gia sản xuất nông nghiê ̣p đều được giao đất .
Nhiều ý kiến cho rằng giao đất theo Nghị định 64-CP đã có không ít những vướng mắc nảy sinh liên quan đến thời ha ̣n giao đất . Các ý kiến chủ yếu tập trung vào hiện tượng những đối tượng sinh sau thời điểm giao ruộng đến nay vẫn không có đất sản xuất, trong khi đó một số hộ không có nhu cầu sản xuất hoặc đã chuyển khẩu đi nơi khác , những khẩu đã chết đi vẫn còn đất sản xuất . Thực tế trên địa bàn tỉnh một số hộ dân di cư từ nhiều địa phương khác đến khai hoang đất sản xuất , do vậy có mô ̣t số trường hợp hô ̣ sống bằng nghề nông nghi ệp nhưng không được giao đất. Cũng có những trường hợp con của cán bộ , công nhân, viên chức Nhà nước sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm mà không đươ ̣c giao đất. Chính những yếu tố này đã tạo nên sự bất hợp lý và mất công bằng ngay trong quá trình Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Điều kiện công bằng chỉ được thỏa mãn tại thời điểm giao đất, không bảo đảm công bằng theo thời gian.
Bảng 2.20: Tỉ lệ đối tượng không được giao đất
Đối tƣợng giao đất Huyện Bắc Quang (1) Huyện Vị Xuyên (2) Thành Phố Hà Giang (3) Tỉnh Hà Giang (1+2+3)/3 Những người sống chính bằng nông nghiệp chưa có hộ khẩu thường trú
15,0% 24,6% 17,7% 19,1%
Xã viên đã chuyển sang phi nông nghiê ̣p nhưng không có việc làm
20,1% 15,8% 20,5% 18,8%
Con của cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước sống tại đi ̣a phương
21,5% 27,2% 17,6% 22,1%
Cán bộ, công nhân, viên chức, công an, bộ đội nghỉ mất sức, sống thường trú tại địa phương
29,4% 30,2% 18,3% 26,0%
47
Qua tổng hợp số liệu điều tra xã hội học 900 hộ dân của tỉnh Hà Giang cho thấy tỉ lệ đối tượng không được giao đất gồm:
- Những người sống chính bằng nông nghiệp cư trú tại địa phương nhưng chưa có hộ khẩu thường trú mà được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận, không được giao đất chiếm 19,1%;
- Xã viên hợp tác xã nông nghiệp trước đây đã chuyển sang làm ở hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp hoặc các hợp tác xã thuộc lĩnh vực khác nay không có việc làm, trở lại làm nông nghiệp không được giao đất chiếm 18,8%;
- Con của cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm không được giao đất chiếm 22,1%;
- Cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và bộ đội nghỉ mất sức, hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giảm biên chế chỉ được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc chỉ được hưởng trợ cấp một số năm về sống thường trú tại địa phương không được giao đất chiếm 26%.
Đối với vấn đề thời ha ̣n giao đất , phần lớn các ý kiến của l ãnh đạo tỉnh , huyện và cán bộ địa chính đều cho rằng nên tiến hành giao đất vĩnh viễn để tránh viê ̣c phải sửa đổi theo đi ̣nh kỳ, gây nhiều phiền phức, vướng mắc, bất câ ̣p.
Bảng 2.21: Thực trạng sử dụng đất
Chỉ tiêu Huyện Bắc Quang
(1) Huyện Vị Xuyên (2) Thành Phố Hà Giang (3) Tỉnh Hà Giang (1+2+3)/3
Tổng diê ̣n tích đất được
giao 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%
Đang sản xuất kinh
doanh 94,7% 94,4% 96,2% 95,1%
Đã chuyển nhượng,cho
thừa kế 5,3% 5,2% 4,0% 4,9%
Trong đó chuyển
nhượng trong gia đình 0,9% 0,6% 3,0% 1,5%
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai
Do đặc thù của tỉnh Hà Giang: đất nông nghiệp chủ yếu là do khai hoang nên không thực hiện giao theo suất mà chỉ công nhận quyền sử dụng của phần diện tích đất đã khai hoang sử dụng ổn định từ trước, hoặc công nhận quyền sử dụng của phần diện tích đất đã được giao khoán từ khoán 10 và khoán 100. Bởi vậy, các trường hợp không được giao là không được công nhận quyền sử dụng đối với diện tích đất đang sử dụng.
48
Biến động về đất sản xuất trên địa bàn Hà Giang không lớn, chủ yếu các chuyển nhượng chỉ là thừa kế hoặc chuyển nhượng trong gia đình, chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 4,9%.
2.3.1.2. Khả năng tích tụ đất đai
Việc khuyến khích tập trung đất đai để tăng sản xuất hàng hóa quy mô lớn bị hạn chế tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân như đất đai quá manh mún, phân tán, thiếu vốn để đầu tư sản xuất hàng hóa quy mô lớn, thiếu kinh nghiệm quản lý và lo ngại khó tiêu thụ sản phẩm. Đây là các điều kiện cần có cho đầu tư sản xuất quy mô lớn và có chiều sâu công nghệ để nâng cao năng suất.
Bảng 2.22: Các yếu tố cản trở đến tích tụ đất đai Chỉ tiêu Huyện Bắc Quang Huyện Vị Xuyên Thành Phố Hà Giang
Đất đai quá manh mún, phân tán 56,0% 56,7% 62,2%
Hạn mức diện tích 29,5% 16,4% 29,8%
Nông dân thờ ơ, không quan tâm 0,0% 2,8% 0,0%
Thiếu vốn để SX hàng hóa quy mô
lớn 32,2% 14,4% 39,6%
Thiếu kinh nghiê ̣m quản lý 18,1% 6,9% 31,8%
Thiếu ý tưởng kinh doanh 0,0% 1,7% 0,0%
Lo nga ̣i khó tiêu thu ̣ sản phẩm 46,3% 14,7% 77,1%
Đất đai cằn cỗi 4,0% 10,5% 2,0%
Lý do khác... 0,0% 0,0% 0,0%
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai
Qua tổng hợp số liệu điều tra xã hội học 900 hộ dân cho thấy phần diện tích đất nông nghiệp giữ lại cho mục đích công ích chủ yếu là sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Đa số người dân mong muốn thời ha ̣n thuê đất là trên 5 năm. Có trung bình 35,1% số ý kiến cho rằn g thời ha ̣n thuê đất trên 10 năm mới hợp lý , 64,1% cho rằng thời hạn thuê đất công ích từ 5 đến 10 năm và chỉ có 0,9% ý kiến được hỏi cho rằng thời hạn thuê đất công ích dưới 5 năm.
49
Nhiều người dân cho rằng để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại thì nhà nước cần tăng thời hạn cho thuê đất công ích trên 20 năm, có như vậy các hộ dân mới yên tâm để đầu tư và thúc đấy được phát triển kinh tế trang trại.
Bảng 2.23: Thời ha ̣n thuê đất công ích
Huyện Không quá 5 năm Tƣ̀ 5 đến 10 năm Trên 10 năm
Huyện Bắc Quang 0,0% 59,7% 40,3%
Huyện Vị Xuyên 1,37% 63,37% 35,27%
TP Hà Giang 1,3% 69,1% 29,6%
Trung bình 0,9% 64,1% 35,1%
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai 2.3.1.3. Ý kiến về chính sách giao lại đất khi hết thời hạn
Bên ca ̣nh đó, hô ̣ gia đình nga ̣i bỏ vốn đầu tư do mô ̣t số cản trở liên quan đến xác định kinh phí đầu tư trong trường hợp đất thuê bị thu hồi trước thời hạn . Đa phần số hộ được hỏi đều cho rằng người đầu tư và chính quyền có thể thỏa thuâ ̣n chi phí đền bù ta ̣i thời điểm ký kết hợp đồng.
Tại thời điểm hiện nay khi mà thời hạn giao đất theo Nghị định 64-CP sắp kết thúc thì vấn đề khiến người dân lo ngại đó là không biết có được tiếp tục sử dụng diện tích đất mình đang canh tác hay không? liệu có bị thu hồi để giao lại hay không?
Bảng 2.24: Ý kiến của hộ gia đình, cá nhân về chính sách thu hồi đất để giao lại đất theo mặt bằng lao động mới
Huyê ̣n Xã Có Không Không có ý kiến
Huyê ̣n Bắc Quang Xã Hùng An 2,1% 97,9% 0,0% Xã Quang Minh 5,0% 92,0% 3,0% Xã Việt Vinh 4,1% 93,9% 2,0% Huyê ̣n Vị Xuyên TT Vị Xuyên 5,3% 94,7% 0,0% Xã Phong Quang 17,7% 82,3% 0,0% Xã Đạo Đức 6,1% 91,8% 2,0% Thành Phố Hà Giang P.Ngọc Hà 0,0% 100,0% 0,0% P.Quang Trung 2,0% 98,0% 0,0% Xã Ngọc Đường 4,1% 95,9% 0,0% Trung bình 5,2% 94,1% 0,8%
50
Vấn đề có nên giao lại đất hay không khi chuẩn bị hết thời hạn giao đất theo Nghị định 64-CP đã được nhiều người dân hết sức quan tâm . Khi khảo sát về viê ̣c này, đa số ý kiến đều cho rằng không nên giao lại đất, trung bình chiếm tới 94,1%. Số hộ không có ý kiến chiếm chỉ khoảng 0,8%, chủ yếu là các hộ toàn người già, không còn người sản xuất nông nghiệp nữa. Mặc dù các hộ gia đình , cá nhân bị thu hồi đất được hỏi thì đa số đều đồng ý với chính sách thu hồi đất để giao lại đất theo mặt bằng lao động mới. Tuy vậy do địa bàn tỉnh Hà Giang có ít biến động về đất nông nghiệp nên số lượng đối tượng này chỉ chiếm một phần nhỏ. Do đó số ý kiến của các hộ cho rằng nên giao lại đất có tỉ lệ rất thấp , trung bình khoảng 5,2%.
Khi trao đổi, lãnh đạo các xã đều cho rằng những hộ không muốn giao lại đất thường tập trung ở dạng các hộ đang sử dụng số suất đất nhiều hơn so với số khẩu trong hộ do có người mất hoặc chuyển đi để lại ruộng cho gia đình sản xuất, hoặc do phần đất đã tự khai hoang sử dụng lâu đời được giao dưới hình thức công nhận quyền sử dụng đất. Mặt khác, do các địa phương thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa chưa lâu nên các hộ đều muốn giữ ổn định để yên tâm sản xuất.
Qua tổng hợp số liệu điều tra ý kiến của các hộ không bị thu hồi đất mà có ý kiến đồng ý giao lại đất cho thấy:
Bảng 2.25: Ý kiến của hộ gia đình, cá nhân không bị thu hồi đất về việc có nên lập quỹ đất công ích để cho thuê hoặc giao thêm cho hộ bị thu hồi đất
Huyê ̣n Xã Có Không Không có ý kiến
Huyê ̣n Bắc Quang Xã Hùng An 100,0% 0,0% 0,0% Xã Quang Minh 25,0% 25,0% 50,0% Xã Việt Vinh 50,0% 25,0% 25,0% Huyê ̣n Vị Xuyên TT Vị Xuyên 0,0% 65,1% 34,9% Xã Phong Quang 44,4% 50,0% 5,6% Xã Đạo Đức 75,0% 0,0% 25,0% Thành Phố Hà Giang P.Ngọc Hà 40% 60% 0,0% P.Quang Trung 100,0% 0,0% 0,0% Xã Ngọc Đường 80,0% 20,0% 0,0%
51
Bảng 2.26: Ý kiến của hộ gia đình, cá nhân không bị thu hồi đất về việc có nên giao lại đất cho hộ đã nhận tiền bồi thường.
Huyê ̣n Xã Có Không Không có ý kiến
Huyê ̣n Bắc Quang Xã Hùng An 100,0% 0,0% 0,0% Xã Quang Minh 50,0% 0,0% 50,0% Xã Việt Vinh 50,0% 25,0% 25,0% Huyê ̣n Vị Xuyên TT Vị Xuyên 0,0% 65,1% 34,9% Xã Phong Quang 61,1% 33,3% 5,6% Xã Đạo Đức 75,0% 0,0% 25,0% Thành Phố Hà Giang P.Ngọc Hà 50% 50% 0,0% P.Quang Trung 100,0% 0,0% 0,0% Xã Ngọc Đường 100,0% 0,0% 0,0%
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai
Kết quả cho thấy đa số các trường hợp đồng ý cho giao lại đất hầu hết đều cho rằng nên lập quỹ đất công ích để cho các hộ bị thu hồi thuê lại đất hoặc giao lại đất cho các hộ này. Nhưng thực tế số này chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, trung bình dưới 6% (tổng hợp từ bảng 26).
Do đặc trưng của từng địa phương khác nhau nên kết quả điều tra mỗi vùng một khác, không thể hiện xu hướng chung. Chỉ trong địa bàn nhỏ như một huyện đã có sự chênh lệch lớn về ý kiến giữa các xã. Nhưng nhìn chung trên địa bàn, biến động về sử dụng đất nông nghiệp không nhiều. Tại Hà Giang, số ý kiến không giao lại đất vẫn chiếm đa số.
2.3.1.4. Những kết luận về kết quả điều tra tại Hà Giang
Là một khu vực đặc trưng cho vùng miền núi, tỉnh Hà Giang có tỉ lệ đất nông nghiệp thấp và chủ yếu có nguồn gốc khai hoang. Bởi thế khi áp dụng tại địa phương chủ yếu là giao dưới hình thức công nhận quyền sử dụng đất của phần đất đã khai hoang sử dụng. Mặc dù vậy vẫn tồn tại một số đối tượng có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp mà không được giao đất , chiếm trên 19% tổng số đối tượng thuộc 4 nhóm: những người sống chính bằng nông nghiệp chưa có hộ khẩu thường trú; xã viên đã chuyển sang phi nông nghiê ̣p nhưng không c ó việc làm; con của cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước sống tại đi ̣a phương không có việc làm ; Cán bộ,
52
công nhân viên chức, công an, bộ đội nghỉ mất sức, sống thường trú tại địa phương đều không được giao đất.
Tại khu vực này những biến động chủ yếu là thừa kế cho con hoặc chuyển nhượng trong gia đình , lượng đất thu hồi rất ít và phân bố dải rác nên không có trong mẫu số liệu điều tra điểm . Vì thế khi các hô ̣ gia đình , cá nhân ý kiến về chính sách thu hồi đất để giao lại đất theo mặt bằng lao động hầ u hết các hộ đều có ý kiến không muốn giao lại đất mà giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng ổn định.
Là một tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên lớn và địa hình phức tạp nên tốn nhiều công sức hơn cho việc di chuyển giữa các khu vực, trình độ sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực còn thấp, ngành dịch vụ chưa phát triển mạnh bởi vậy việc cản trở tích tụ đất đai tập trung vào các yếu tố: đất đai quá manh mún, thiếu vốn đầu tư sản xuất quy mô lớn, lo ngại khó tiêu thụ sản phẩm, thiếu kinh nghiệm quản lý và một phần nhỏ ý kiến cho là do yếu tố đất đai cằn cỗi.
Số lượng các hộ không bị thu hồi đất mà có ý kiến đồng ý giao lại đất rất ít chỉ chiếm trung bình 5,2%. Hầu hết các hộ này đều đồng ý giao lại ruộng đất và lập quỹ đất để thuê lại cho những người đã nhận tiền bồi thường. Có điều này là vì đặc thù địa phương có diện tích đất nông nghiệp tăng lên hằng năm do khai hoang lớn và sự canh trang trong sử dụng đất nông nghiệp ở vùng này gần như không có do nông nghiệp chưa phát triển mạnh. Các hộ này có số lượng khá ít, tập trung ở một vài xã có công trình hạ tầng sử dụng đến đất nông nghiệp, có xã không có đối tượng hộ nào nên có sự chênh lệch lớn về số liệu điền tra tại các xã. . Do đó mà các hộ không bị thu hồi mà có ý kiến đồng ý giao lại đất đều cho rằng nên giao lại ruộng đất cho cả những hộ đã nhận tiền bồi thường.