Thực trạng về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân tại tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 - CP (Trang 43)

Tĩnh.

a) Vấn đề giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Về cơ bản trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh , viê ̣c giao đất đã đảm bảo đa số các hô ̣ tham gia sản xuất nông nghiê ̣p đều được giao đất . Tuy nhiên đất đai sau khi giao bị phân tán và manh mún.

Bảng 2.15: Kết quả giao đất tại tỉnh Hà Tĩnh

Chỉ tiêu ĐVT 1995 2010 % thay

đổi

Diện tích đất nông nghiệp đã giao ha 82.950,00 948.52,50 14% Số thửa đất đã giao Thửa 2.737.624 1.426.346 -48% Diê ̣n tích bình quân mỗi thửa đất m2 303 665 119% Diê ̣n tích đất trồng lúa bình quân

mỗi thửa đất m2

440

778 77% Diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p đã được

cấp CNQSDĐ ha 80.586,00 57.772,74 -28%

Số hộ gia đình, cá nhân đã được cấp

giấy CNQSDĐ hộ 227.868 406.223 (155.222 hộ cấp đổi) 78%

Tỷ lệ % diê ̣n tích đất được cấp

CNQSDĐ % 97% 64%

40

Diện tích bình quân mỗi thửa tại thời điểm sau giao đất vẫn còn nhỏ. Công tác dồn điền đổi thửa đang trong quá trình thực hiện bước đầu và gặp một số khó khăn nên diện tích mỗi thửa đất tăng không đáng kể.

Trước chuyển đổi, bình quân 10 thửa/hộ, diện tích trung bình 303 m2/ thửa, thửa có diện tích nhỏ nhất là 10m2/thửa, thửa có diện tích lớn nhất là 3.500m2/ thửa. Sau chuyển đổi bình quân 4,5 thửa/hộ, giảm 55% so với trước chuyển đổi; bình quân diện tích 665m2

/ thửa, tăng 119% so với trước chuyển đổi; thửa có diện tích nhỏ nhất là 100m2/ thửa, thửa có diện tích lớn nhất 9944m2/ thửa.

Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, diện tích đất nông nghiệp đã giao là 94852,5 tăng 14% so với năm 1995 (diện tích đất giao là 82950ha).

Bảng 2.16: Tỷ lệ chênh lê ̣ch giữa diê ̣n tích theo suất đất và thực tế (%)

Số TT Huyê ̣n Tên xã Tỉ lệ diện tích đƣợc giao so với diện tích theo suất đất

1 Huyê ̣n Thạch Hà Xã Phù Việt 97% Xã Thạch Xuân 94% Xã Thạch Tân 98% 2 Huyê ̣n Cẩm Xuyên Xã Cẩm Thăng 97,4% Xã Cẩm Quan 99,1% TT. Cẩm Xuyên 96,6% 3 Huyện Kỳ Anh Xã Kỳ Giang 98% Xã Kỳ Văn 97% Xã Kỳ Châu 97%

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai

Thực tế tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho thấy diện tích đất thực tế được giao luôn thấp hơn so với diện tích đất giao theo suất. Đối với huyện Thạch Hà, diện tích đất giao thực tế chỉ bằng 94% diện tích đất theo suất, trong khi đó huyện Cẩm Xuyên diện tích đất giao thực tế bằng 96,6% diện tích đất theo suất, huyện Kỳ Anh diện tích đất giao thực tế bằng 97% diện tích đất theo suất.

41

Qua trao đổi trực tiếp về kết quả giao đất , lãnh đạo các huyện , xã đều cho thấy để đảm bảo sự công bằng nên viê ̣c giao đất được thực hiê ̣n theo xã trên nguyên tắc đảm bảo hô ̣ nào cũng có đất tốt, đất xấu, ở xa, ở gần. Vì vậy, đất đai sau khi giao bị phân tán và manh mún . Do quỹ đất nông nghiệp của xã khá ha ̣n he ̣p , đa ̣i đa số hô ̣ gia đình, cá nhân chủ yếu sống bằng nghề nông nên những đối tượng sinh con thứ 3, cán bộ, công nhân viên chức, công an, bộ đội nghỉ hưu mất sức, sống thường trú tại địa phương chỉ được tính là một suất mềm. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng diện tích đất thực tế được giao ít hơn diện tích đất giao tính theo suất.

Đất sản xuất nông nghiệp được giao trong quá trình thực hiện Nghị định 64- CP đã cấp được 227.868/232.262 giấy chứng nhận theo hộ với diện tích là 80.586/82.950 ha đạt 98% về số hộ và 97% về diện tích. Sau khi dồn điền, đổi thửa, đã cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 155.222 giấy với diện tích 57.772,74 ha/94.852,48 ha, đạt 64% diện tích cần cấp. Vấn đề này là do quá trình biến động gần 20 năm, số hộ được cấp giấy chứng nhận tăng lên nhưng diện tích đất được cấp mới theo kế hoạch chuyển đổi ruộng đất lại chưa hoàn chỉnh.

b) Thu hồi đất

Theo báo cáo của tỉnh , tính đến cuối năm 2010, đã có 16.370 hô ̣ bi ̣ thu hồi đất. Và số diện tích đất đã được bồi thường là 32.191.524m2, tuy nhiên phần lớn diện tích đất được bồi thường chủ yếu là vùng đất xấu, hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó các hộ bị thu hồi còn được bồi thường bằng tiền tính trên diện tích bị thu hồi.

Bảng 2.17: Kết quả thu hồi đất

TT Nội dung ĐVT 1995 2010

1 Diện tích đất thu hồi m2 2.682.627,00 32.191.524,00

1.1 Đất trồng cây hàng năm m2 2436284 29235408

1.1.1 Đất trồng lúa m2 1.772.882 21274584

2.2 Đất trồng cây lâu năm m2 240665 2887980

2.3 Đất nuôi trồng thủy sản m2 5678 68136

2 Số hô ̣ có đất bi ̣ thu hồi hô ̣ 6420 16370 3 Diện tích đất đã đền bù m2 2.682.627,00 32.191.524,00

42

c) Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Lãnh đạo tỉnh cho biết việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong những năm qua diễn ra khá phổ biến . Không ít trường hợp người dân tự ý chuyển đổi mu ̣c đích mà chưa có sự đồng ý của chính quyền do vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn trong thủ tục, bên cạnh đó nghĩa vụ tài chính chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn cao.

Viê ̣c lấy đất để phu ̣c vu ̣ cho các dự án có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài là điều cần thiết. Tuy nhiên quỹ đất phi nông nghiê ̣p khá lớn . Thay vì sử du ̣ng đất nông nghiê ̣p, tỉnh có thể sử du ̣ng đất phi nông nghiê ̣p để làm quỹ đất thu hút vốn đầu tư.

Bảng 2.18: Cơ cấu sử dụng đất chuyển đổi từ nông nghiệp năm 2010

TT Nội dung ĐV 1995 2010 % thay

đổi

1

Diện tích đất nông nghiệp đã chuyển sang mục đích khác

m2 21.052.812 46.473.233 247%

1.1 Đất ở '' 1.246.600 2424563 194%

1.2 Đất sản xuất kinh doanh '' 673.900 832554 124%

1.3 Đất công cộng '' 14.635.400 34471276 236%

1.4 Đất lâm nghiệp '' 4.496.700 8744298 194%

1.5 Đất phi nông nghiệp khác '' 212 542 256%

Tỷ lệ % diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p đã chuyển đổi mu ̣c đích

% 2,1% 3,8%

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh - Cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh d) Chuyển nhượng đất đai

Khi làm việc trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, cán bộ đa phần đều cho rằng sau khi các hộ gia đình được giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64-CP, phần lớn hiện vẫn đang sử dụng ổn định. Bên cạnh đó vẫn có một số hộ chuyển nhượng đất đai cho các hộ khác, một phần do không có lao động làm việc, một phần đã chuyển sang làm kinh doanh hoặc làm việc trong các khu công nghiệp. Quá trình chuyển

43

nhượng đất đai giữa các hộ không thông qua cơ quan đăng ký đất đai cũng như chính quyền địa phương, do vậy rất khó khăn cho công tác quản lý đất đai.

e) Đất công ích

Do toàn bộ diện tích đất công ích của tỉnh đã được quy hoạch cụ thể, chủ yếu để cho các doanh nghiệp thuê và một số ít người dân thuê. Mặt khác do diện tích đất công ích nông nghiệp chủ yếu là đất xấu, khó canh tác nên các lãnh đạo tỉnh cho rằng thời hạn thuê đất 5năm là phù hợp. Nếu quy định thời gian dài hơn sẽ khó khăn khi thu hồi đất và kinh phí bồi thường tăng cao.

Ngoài ra lãnh đạo tỉnh cũng cho biết nên đặt vấn đề trích tỷ lệ đất công ích để lại chủ yếu chỉ để sử dụng vào việc giao thêm cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư khi nhà nước thu hồi đất. Tỷ lệ đất công ích không nên quy định chung một mức (5%) như hiện nay mà nên phụ thuộc vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để quy định cho phù hợp. Đối với những địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp, phải sử dụng nhiều diện tích nông nghiệp thì mức tỷ lệ quy định cao, những huyện mà xu thế phát triển công nghiệp không lớn thì tỷ lệ thấp. Nếu quy định như vậy sẽ giảm được kinh phí bồi thường khi thu hồi đất, những phức tạp nảy sinh khi thu hồi đất, giảm được chính sách hỗ trợ khác khi thu hồi đất, đảm bảo tính công bằng trong xã hội.

Bảng 2.19: Sử du ̣ng đất công ích

TT Chỉ tiêu ĐVT 1995 2010 % thay

đổi

1 Diện tích đất nông nghiệp giữ lại cho mục đích công ích

m2 48.805.000 (5%)

60.580.000

(5%) 24

2 Diện tích đất nông nghiệp đã sử dụng cho mục đích công ích m2 29.442.750 48.340.000 64 2.1 Sử dụng làm đất nông nghiệp m 2 12.463.000 20.934.800 68

2.2 Xây dựng công trình công cộng m2 796 1.120 41 2.3 Bồi thường cho các hộ gia đình

có đất bị thu hồi

m2

6.978.600 12.683.330 82

2.4 Sử dụng cho mục đích khác như xây dựng nhà ở, cho thuê kinh doanh phi nông nghiệp

m2 354 4.720.750 33

44

2.2.4. Kết luận về quá trình giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64-CP trên địa bàn nghiên cứu

Việc thực hiện giao đất theo Nghị định 64-CP đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân ngay từ những ngày đầu thực hiện. Chính sách được áp dụng kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế nền nông nghiệp Việt Nam nên đã đem lại những thành tựu to lớn, giúp Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo xứng tầm thế giới. Mặc dù vậy với sự phát triển liên tục của ngành nông nghiệp Việt Nam thì chính sách này dần dần trở nên không còn phù hợp.

Nghị định 64-CP khi triển khai trên thực tế đã được áp dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện đặc trưng của từng địa phương như:

- Tỉnh Hà Giang là một tỉnh miền núi với đặc thù sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu với nguồn gốc là đất khai hoang và ít biến động nên khi áp dụng Nghị định 64-CP tại địa phương thì không giao đất theo suất mà chủ yếu là công nhận quyền sử dụng đất của hộ dân cho phần đất đã khai hoang sử dụng ổn định từ trước.

- Tỉnh Bắc Ninh là khu vực đồng bằng có nhiều biến động lớn về sử dụng đất nông nghiệp nên khi áp dụng Nghị định 64-CP tại địa phương thì đất được giao theo suất và tính cho số nhân khẩu của mỗi hộ.

- Tỉnh Hà Giang là một tỉnh ven biển có địa hình đặc biệt bao gồm cả những dãy núi, dải đồng bằng và bờ biển trải dài. Mặc dù là khu vực có thế mạnh là ngư nghiệp nhưng sử dụng đất nông nghiệp của vùng cũng có không ít biến động và đất nông nghiệp cũng có một phần nguồn gốc là các hộ tự khai hoang. Vì vậy khi áp dụng Nghị định 64-CP tại địa phương thì đất vẫn được giao theo suất và tính cho số nhân khẩu của từng hộ.

Tùy thuộc vào quỹ đất và đặc thù riêng mà từng địa phương đưa ra phương án giao đất phù hợp nhất với đặc thù riêng của địa phương nên được người dân đồng tình ủng hộ. Được làm chủ ruộng đất khiến cho người dân hồ hởi khai hoang, cải tạo đất đưa vào sử dụng nên diện tích đất nông nghiệp đã giao tăng đáng kể so với khi giai đoạn trước khi áp dụng chính sách giao đất. Điển hình như tỉnh Hà Giang diện tích đất nông nghiệp đã giao năm 2010 là 154229,30 ha, tăng 93% so với giai đoạn mới áp dụng chính sách giao đất năm 1995. Riêng ở một số tỉnh đồng bằng phát triển tập trung nhiều khu công nghiệp, đô thị mới nên lượng đất thu hồi chuyển mục đích khá lớn mà diện tích đất có thể khai hoang, cải tạo để sử dụng vào mục đích nông nghiệp gần như đã hết làm cho diện tích đất nông nghiệp đã giao có

45 giảm 19% hơn so trước khi áp dụng chính sách.

Tính đến thời điểm hiện tại đa phần các hộ dân sử dụng đất nông nghiệp đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc này có vai trò quan trọng trong công tác quản lý đất nông nghiệp nước ta.

Măc dù việc thực hiện giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64 đã thu lại được hiểu quả đáng kể nhưng cũng nảy sinh nhiều bất cập trong quá trình thực hiện như:

- Như bất hợp lý trong đối tượng được giao đất: Hầu hết các đối tượng tham gia sản xuất nông nghiệp đều đã được giao đất nhưng vẫn còn một số nhóm đối tượng không được giao đất. Trong đó trong đó bức xúc tập trung ở nhóm lao động mới sinh không có đất canh tác mà những người đã chết đi hay không còn trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì vẫn có đất sản xuất nông nghiệp.

- Ruộng đất sau khi được giao trở nên nhỏ lẻ, manh mún khó áp dụng công nghệ vào sản xuất

- Hiện nay thời hạn giao đất theo Nghị định 64-CP điều này khiến cho người dân hoang mang lo lắng khi hết hạn sử dụng liệu còn được canh tác trên thửa đất của mình hay không. Điều này làm cho người nông dân không còn muốn đầu tư dài hạn vào đất.

Điều này đòi hỏi cần có một chính sách mới hợp lý hơn để kích thích cho nên nông nghiệp của Việt Nam phát triển. Và trong khi chờ có chính sách mới đưa ra thì đất đai phải vẫn phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý như:

- Việc dồn điền đổi thửa đang được tiếp tục thực hiện để giảm bớt sự manh mún ruộng đất. Đồng thời các thửa đất sau khi dồn điền phải được cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đầy đủ.

- Bảo vệ và cải tạo đất nông nghiệp nghiệp luôn là vấn đề đặt ra với an ninh lương thực bởi vậy phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp và hạn chế việc chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác.

- Trong luật đất đai có quy định rõ khi hết thời hạn giao đất sẽ được gia hạn tiếp nếu người sử dụng có nhu cầu mà mục đích sử dụng đất vẫn đúng quy hoạch và không có vi phạm. Bởi vậy cần tuyên truyền cho người dân hiểu về chính sách pháp luật nhà nước để người dân yên tâm sản xuất.

- Cần tiếp tục thực hiện những chính sách khuyến nông để thu hút các nguồn đầu tư vào nông nghiệp, hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, công nghệ và vốn.

46

2.3. Kết quả điều tra xã hội học trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 - CP (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)