Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 - CP (Trang 28)

a) Vị trí địa lý:

Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của tổ quốc, có toạ độ địa lý từ 22010' đến 23023' độ vĩ Bắc và từ 104020' đến 105034' độ kinh Đông. Trung tâm tỉnh là thị xã Hà Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 320 km, vị trí tiếp giáp được xác định như sau:

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới trên đất liền dài 274 km. - Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng. - Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. - Phía Tây Nam giáp tỉnh Yên Bái. - Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai. Chọn thu thập nghiên cứu số liệu, tài liệu điều tra điểm của 9 xã, phường, mỗi địa phương điều tra 100 hộ dân. Các địa phương thực hiện nghiên cứu bao gồm phường Ngọc Hà, phường Quang Trung, xã Ngọc Đường thuộc Thành phố Hà Giang; thị trấn Vị Xuyên, xã Phong Quang, xã Đạo Đức thuộc huyện Vị Xuyên; xã Hùng An, xã Việt Vinh, xã Quang Minh thuộc huyện Bắc Quang.

(1) Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra của Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai.

(2) Nguồn: http://www.otosaigon.com

25

b) Địa hình, địa mạo:

Nằm tựa vào dãy núi Hoàng Liên Sơn với dải Tây Côn Lĩnh và cao nguyên Đồng Văn tạo cho Hà Giang dáng địa hình cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam. Độ cao trung bình của tỉnh từ 800 - 1200 m so với mặt nước biển, chỗ thấp nhất là thung lũng sông Lô (cao 80 - 100 m) và nơi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao 2.419 m). Nhìn chung diện tích Hà Giang không rộng, nhưng do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên mật độ tập trung các ngọn núi cao khá dày đặc với khoảng 10 ngọn núi có độ cao từ 500 - 1.000 m; 24 ngọn núi cao từ 1.000 - 1.500 m; 10 ngọn núi cao từ 1.500 - 2.000 m; 5 ngọn núi cao từ 2.000 m trở lên.

c) Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Hà Giang có tính chất nhiệt đới và á nhiệt đới, mùa đông lạnh kéo dài, mùa hè nóng mưa nhiều; khí hậu nhìn chung mát và lạnh hơn các tỉnh vùng Đông Bắc nhưng lại ấm hơn các tỉnh vùng Tây Bắc. Mùa mưa ở Hà Giang kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa hàng năm toàn tỉnh đạt 2.400 - 2.700 mm,

d) Kinh tế xã hội

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang

Nội dung/chỉ tiêu ĐVT 1995 2010 % thay

đổi

Số nhân khẩu toàn Tỉnh khẩu 550.288 743.441 35,1%

Số hô ̣ gia đình hô ̣ 110.057 148.688 35,1%

Số hô ̣ sản xuất nông nghiê ̣p hô ̣ 105.555 125.309 18,7%

Số hô ̣ nghèo hô ̣ 50.626 23.493 -53,6%

Tỷ lệ % hô ̣ nghèo % 46,0 15,8 -65,7%

Diê ̣n tích đất tự nhiên toàn

tỉnh m2 7.831.100.000 7.914.889.200 1,1%

Diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p (không tính đất lâm nghiê ̣p, phi nông nghiê ̣p khác)

m2 800.890.000 1.542.293.000 92,6%

Sản lượng lương thực hàng năm toàn xã/huyê ̣n/tỉnh (quy thóc)

Tấn 154.158 341.982 121,8%

26

Tính đến năm 2010 diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 791488,92 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp đã giao là 154229,3 ha, tăng 92,6% so với năm 1995. Số nhân khẩu toàn tỉnh là 550288 người nhưng đến năm 2010 số nhân khẩu đã tăng lên 743441 người. Số hộ sản xuất nông nghiệp tại thời điểm giao đất là 105555 hộ, trong khi đó đến năm 2010 số hộ sản xuất nông nghiệp tăng lên thành 125309 hộ, như vậy số hộ sản xuất nông nghiệp đã tăng lên 18,7%. Do điều kiện đặc thù Hà Giang là tỉnh miền núi nên tại thời điểm giao đất tỷ lệ hộ nghèo chiếm khá cao 46%, nhưng đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 15,8%. Sản lượng lương thực hàng năm cũng tăng cao từ 154158 tấn tại thời điểm giao đất nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 341982 tấn

Cùng với xu hướng phát triển chung của vùng Đông Bắc và cả nước, những năm gần đây nền kinh tế của Hà Giang cũng có bước phát triển khả quan. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt 10,58%, cao hơn 0,28% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1996 – 2000 và bằng 1,47 lần mức trung bình của cả nước (7,2%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó: Nông, lâm nghiệp chiếm 41,4% tổng giá trị nền kinh tế, giảm 8,11% so với năm 2000; Công nghiệp - xây dựng chiếm 23,5%, tăng 2,66%; Thương mại - dịch vụ chiếm 35,1%, tăng 5,45%. Tỷ suất hàng hoá ngày càng lớn, một số sản phẩm (cả truyền thống và mới) đã nâng dần sức cạnh tranh và có thị phần ổn định cả thị trường nội địa và xuất khẩu; hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng khá; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ; vận tải, thông tin, điện, nước, tín dụng,…có bước phát triển.

Bảng 2.2: GDP theo khu vực kinh tế thời kỳ 2000 - 2005 Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2002 Năm 2004 Năm 2005

Tổng GDP 850.925 1.042.028 1.268.676 1.404.424 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản 465.041 520.730 584.924 619.137 Công nghiệp - xây dựng 162.055 218.173 271.125 294.948

Dịch vụ 223.829 303.125 412.627 490.339

27

Hình 2.2: Bản đồ ranh giới tỉnh Bắc Ninh(3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 - CP (Trang 28)